Lưu lượng dữ liệu di động tăng gần 300 lần trong 10 năm
Dự báo vào cuối năm 2027 trên thế giới sẽ có 4,4 tỉ thuê bao 5G, chiếm khoảng một nửa tổng số thuê bao di động tại thời điểm đó.
Kết quả nghiên cứu trên toàn cầu của Ericsson cho thấy, lưu lượng dữ liệu di động tăng gần 300 lần kể từ năm 2011. Ngoài ra, báo cáo cũng nhìn lại một số xu hướng và sự kiện chính đã hình thành nên thập kỷ qua, cũng như tiết lộ những dự báo mới nhất về năm 2027.
5G sẽ trở thành thế hệ công nghệ di động được triển khai nhanh nhất từ trước tới nay được củng cố khi số lượng thuê bao 5G ước tính được cập nhật đạt gần 660 triệu vào cuối năm nay. Nguyên nhân của sự gia tăng này là nhu cầu tại Trung Quốc và Bắc Mỹ cao hơn dự kiến, một phần do giá thiết bị 5G giảm. Quý 3/2021 trên thế giới đã có thêm 98 triệu thuê bao 5G, so với 48 triệu thuê bao 4G mới. Vào cuối năm 2021, ước tính mạng 5G sẽ phủ sóng hơn hai tỉ người.
5G được dự báo sẽ làm bùng nổ lưu lượng di động trong thời gian tới
Theo dự báo mới nhất, 5G đang trên đường trở thành công nghệ truy cập di động hàng đầu thế giới về số lượng thuê bao vào năm 2027. Khi đó, dự kiến 5G sẽ có lượng thuê bao chiếm khoảng 50% tổng số thuê bao di động thế giới – bao phủ 75% dân số và chuyển mang 62% lưu lượng điện thoại thông minh toàn thế giới.
Video đang HOT
Kể từ năm 2011, việc triển khai mạng 4G LTE đã đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra 5,5 tỉ kết nối điện thoại thông minh mới trên toàn thế giới, góp phần vào việc tạo ra thị trường với hơn 20.000 loại thiết bị 4G khác nhau. Báo cáo chỉ ra rằng vòng đời công nghệ của thiết bị 5G sẽ ngắn hơn nhiều, khi các thiết bị cầm tay 5G ngày nay chiếm 23% số thiết bị cầm tay trên toàn cầu, so với tỷ lệ 8% của thiết bị 4G tại thời điểm tương ứng trong vòng đời của công nghệ này.
Nhờ đó lưu lượng dữ liệu di động đang được tăng trưởng theo cấp số nhân. Trong quý 3/2021, lưu lượng dữ liệu mạng di động đã tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, ở mức xấp xỉ 78 EB, bao gồm lưu lượng do các dịch vụ Truy cập vô tuyến cố định (FWA) tạo ra. Cũng trong quý 3, lưu lượng dữ liệu di động được tạo ra đã nhiều hơn tất cả lưu lượng truy cập di động từng được tạo ra cho đến cuối năm 2016. Các dự báo mới cho thấy tổng lưu lượng dữ liệu mạng di động có khả năng đạt 370 EB vào cuối năm 2027.
Số thuê bao di động tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương đã đạt hơn 1,1 tỉ. Dự kiến cuối năm 2021 số lượng thuê bao 5G sẽ đạt gần 15 triệu và sẽ tăng mạnh trong vài năm tới, với tổng số thuê bao dự báo vào năm 2027 là khoảng 560 triệu. Đông Nam Á và châu Đại Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng lưu lượng dữ liệu trên mỗi điện thoại thông minh tăng nhanh nhất trên toàn cầu, đạt 46 GB mỗi tháng vào năm 2027.
Việt Nam và nhiều nước nhóm họp về quy hoạch tần số cho 5G
Nhiều nước ASEAN đang tìm phương án quy hoạch tần số mạng 5G. Điều này diễn ra trong bối cảnh mỗi quốc gia có một sự lựa chọn riêng, các nhà làm chính sách vì vậy cần có giải pháp để hài hòa phổ tần trong khu vực.
Buổi hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia hàng đầu thế giới về thông tin di động đến từ GSMA, Ericsson, Huawei, NSN, Nokia, Axiata, Công ty tư vấn Windsor Place, cơ quan quản lý tần số các nước ASEAN và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Hiện nay, các nước ASEAN đang triển khai cấp phép băng tần cho 5G. Việc hài hòa phổ tần dành cho 5G cũng như các dịch vụ khác đang là vấn đề cấp thiết nhằm giảm thiểu can nhiễu giữa các quốc gia và giúp đạt hiệu quả sử dụng phổ tần tốt nhất.
Băng tần 3.5 GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của 5G. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cấp phép cho doanh nghiệp triển khai 5G trong bối cảnh hệ sinh thái thiết bị 5G tương đối phát triển.
Tuy nhiên, đa số các nước ASEAN đều gặp thách thức chung khi quy hoạch tần số 5G ở băng tần 3.5 GHz. Nguyên nhân bởi băng tần này đang được nhiều nước sử dụng cho hệ thống cố định qua vệ tinh. Việc xem xét sử dụng rộng rãi mạng 5G trên băng tần 3.5GHz vì thế cần có giải pháp kỹ thuật để tránh nhiễu có hại cho các trạm mặt đất.
Để giải quyết vấn đề băng tần cho 5G khi chưa thể sử dụng băng tần 3,5 GHz, nhiều quốc gia xem xét quy hoạch băng tần 2.6 GHz bởi hệ sinh thái thiết bị 5G hỗ trợ băng tần này đã sẵn sàng. Điểm hạn chế của phương án này là sự không hài hòa về mặt quy hoạch băng tần khi một số quốc gia đang sử dụng băng tần trên cho 4G. Điều đó dẫn đến thách thức về việc phải làm sao để phối hợp, xử lý nhiễu đường biên giới.
Đây chính là những bài toán lớn đã được các chuyên gia mang ra "mổ xẻ", thảo luận trong buổi hội thảo về hài hòa phổ tần cho 5G.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, 5G có thể đẩy nhanh sự phát triển của cơ sở hạ tầng số và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Hiện tại, Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến hành thử nghiệm 5G hoặc triển khai các dịch vụ 5G thương mại.
Các nước ASEAN đang hành động để cung cấp phổ tần cho các dịch vụ 5G. Tuy nhiên, điều mà cả khu vực phải đối mặt đó là những thách thức trong việc quy hoạch tần số dùng cho 5G.
Ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin & Truyền thông).
Vị chuyên gia này cho biết, Việt Nam và một số quốc gia khác đã tiến hành các thử nghiệm về việc dùng chung băng tần 3.5GHz cho cả dịch vụ vệ tinh và di động, đồng thời chuẩn bị thêm băng tần khác cho 5G.
Hội thảo này chính là cơ hội để các quốc gia cùng chia sẻ thông tin về kết quả thử nghiệm, hiện trạng và kế hoạch triển khai 5G trong tương lai. Thông qua đây, cơ quan quản lý và các nhà khai thác dịch vụ di động của mỗi nước có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận và có cái nhìn toàn diện về xu hướng phát triển 5G của khu vực và trên thế giới.
Viettel sẵn sàng kinh doanh thương mại 5G vào năm 2022 Tốc độ truyền dữ liệu 5G trong một thử nghiệm do Viettel, Ericsson và Qualcomm vừa thực hiện tại Việt Nam đạt tốc độ 4,7Gb/giây, cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp 2 lần tốc độ 5G hiện có. Điều này giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á. Bắt nhịp...