Lưu bút và những vết hoen nên tránh
Tháng 5 cuối cùng cũng đã đến, dân cuối cấp lao xao chuyện học và thi, không khí gấp gáp len vào từng hơi thở của cuộc sống… Vội lo việc học nhưng teen nào cũng muốn dành thời gian để chia sẻ khoảng thời gian ít ỏi còn lại của tuổi học trò với bạn bè mình. Và việc viết lưu bút chưa bao giờ là “cũ” đối với những thần dân lớp mười hai…
Những ngọt ngào dấu yêu
Lưu bút là cách truyền thống để teen mình lưu giữ dấu tích của nhau. Những trang viết dễ thương ấy sẽ trở thành kỉ niệm ngọt ngào vô cùng mà sau này xem lại, chúng có thể khiến bạn khóc, cười, khắc khoải.
Nguyên Anh – Sv năm nhất HV Báo chí chia sẻ: “Ngày xưa, mình viết lưu bút vì thấy hội con gái trong lớp hầu như đứa nào cũng viết. Tưởng nghịch vậy thôi mà giờ đây, cuốn sổ “vô tri” ấy lại vô tình trở thành vật quý giá nhất của mình. Xa bạn bè, xa tuổi học trò rồi mới thấy yêu và nhớ da diết những giây phút đã qua. Chúng hiển hiện rõ rệt qua từng nét chữ… Vì thế mà mình yêu cuốn lưu bút vô cùng…”
Với teen đang ngồi trên ghế nhà trường thì viết lưu bút còn mang những thú vị rất riêng…
Đến lớp được gặp bạn bè, đón nhận quyển lưu bút bên trong có những yêu thương được thổ lộ rất chân thành, ai mà không thích thú chứ. “Đặc sắc” hơn nữa là khi lưu bút được hô biến thành “người đưa thư”- nói hộ những điều cần nói mà chẳng phải ai cũng đủ dũng cảm…
Nga – THPT HBT đã vui đến gần nghẹt thở khi nhận lại cuốn lưu bút từ tay tên đầu đinh cuối lớp. Hắn đã “dám” nói với Nga điều bấy lâu nay cô nàng “nghi ngờ”… Hắn thầm tăm tia Nga từ lâu, nhưng một chút ngại ngùng, một chút nhút nhát thành ra chưa có cơ hội bày tỏ…
Video đang HOT
Còn Duyên – THPT PY lại thầm cảm ơn lưu bút, vì nhờ nó cô bạn mới nhận được lời giải thích và xin lỗi chân thành từ nàng “cạ cứng”. Chẳng là hai người đã giận nhau ngót nghét nửa học kì vì một hiểu lầm khó giải thích. Cả hai đều kiêu hãnh đầy mình nên không thèm một câu giải thích… Cứ ngỡ tình bạn thế là “cuốn theo chiều gió”, thì “em” lưu bút xuất hiện… Và kịch bản thì như trên… Giận hờn hóa giải, đôi bạn thân lại có thể bên nhau, thậm chí thân hơn trước bội phần – cực kì có hậu!!!
Viết lưu bút để thấy yêu thương, gắn bó nhau hơn, để hóa giải những hiểu lầm, xích lại gần nhau, đây thực sự là một nét đẹp trong đời sống học đường của teen.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Và cả những “vết hoen”…
Có là bạn, có yêu quý thì người ta mới cho nhau viết vào cuốn lưu bút của mình. Nhưng không ít kẻ “lắm chiêu” đã lợi dụng để biến lưu bút thành vũ khí hạ bệ chính những người coi họ là bạn.
Ngọc là đối thủ của Thu trong suốt mấy năm cấp ba. Học cùng lớp, đụng độ liên miên trong những kì thi học sinh giỏi, lại “vấp” nhau liên tục trong những cuộc thi khối lớp, khối trường, Ngọc vô tư coi Thu như một người bạn để cùng thi đua, phấn đấu, thì Thu lại coi Ngọc như “kẻ thù”. Nhiều lần bị thua Ngọc đã gom trong Thu nỗi ghen ghét, đố kị. Thế nên khi cầm cuốn lưu bút của Ngọc trong tay, Thu rắp tâm trả thù một lần cho đã…
Tám trang viết dài liên miên, Thu liên tục đưa ra những lời chỉ trích, những “góp ý” chân thành mà thực chất là bôi xấu Ngọc. Những câu chuyện đụng độ giữa hai người từ hồi nảo hồi nào được lật lại với kết luận Ngọc là kẻ đá đểu bạn bè, kẻ xun xoe nịnh nọt thầy cô tranh thủ cảm tình…v…v… Bài “diễn văn” của Thu kết thúc hả hê, và đã làm Ngọc rớt nước mắt. Khóc vì bị bôi xấu thì ít, mà thất vọng thì nhiều. Hơn cả, Ngọc hối tiếc vì đã làm cho cuốn lưu bút thương yêu của mình bị hoen ố vì một người không xứng là bạn.
Với Huy – THPT PĐP, viết lưu bút lại là một kỉ niệm đau thương. Xuất phát từ ý định viết một cuốn tổng kết có tính hài hước nội bộ, anh chàng tự đề ra quy định về các viết: Thật hài, thật biếm, đối tượng bao gồm cả …. thầy cô.
Thế là không ít anh chàng, cô nàng nhiệt tình trong lớp hùa theo ý tưởng ấy. Những tiết học bị đem ra “châm biếm đả kích” mạnh mẽ, kể cả thầy cô đứng trên bục giảng. Thấy trò líu ríu truyền nhau đọc lưu bút, thầy chủ nhiệm vui vẻ muốn xem qua và thầy đã điếng người khi đọc được những dòng đùa cợt của học trò mình. Cách diễn tả thói quen trong giờ giảng, cách gọi thầy bằng biệt danh tự đặt, cách nói về các thầy cô khác nữa, tất cả dường như đều vượt quá giới hạn một trò đùa… Tình thầy trò tưởng có cơ hội được thắt chặt hơn bỗng chốc xuất hiện thêm một hố sâu ngăn cách khó lòng san lấp nổi…
Xin hãy chân thành!
Viết lưu bút là để lưu giữ kỉ niệm, gắn kết yêu thương. Viết lưu bút cũng cần những “tip” nho nhỏ để trở nên đáng yêu nhất có thể. Đừng biến cuốn lưu bút thành trò đùa. Cũng đừng viết những gì bạn không cho là “thật” bởi những dòng tình cảm sáo rỗng mãi mãi chỉ là câu chữ vô hồn. Lưu bút là cơ hội để bạn lưu lại dấu ấn trong trái tim bạn mình, nên hãy thật chân thành, teen nhé!
Theo kênh 14
Nữ sinh bị cấm vào lớp vì mặc váy quá ngắn
Hơn chục nữ sinh Trường nữ học Hillview (ở thị trấn Tonbridge, hạt Kent, đông nam nước Anh) vừa bị cấm vào lớp vì mặc chiếc váy mà cô giáo cho là quá ngắn, mặc dù chiếc váy này được mua từ nhà cung cấp chính thức của nhà trường.
Jody Parkin, 12 tuổi, là một trong số 12 nữ sinh Trường nữ học Hillview bị cấm vào lớp hôm thứ 2 tuần trước vì chiếc váy của em có độ dài "không hợp lý".
Ông Scott, bố của Jody, nói rằng con gái ông không làm gì sai và ông rất phẫn nộ với cách giải quyết của nhân viên nhà trường. Ông cũng nói rằng việc này làm mất thời gian của ông vì nó nhỏ nhặt và không cần thiết.
"Nếu nhà trường thấy rằng chiếc váy quá ngắn, thì họ có thể cho con bé nghỉ học kèm thư giải thích. Đằng này họ cấm con bé vào lớp bởi vì nó đang mặc chiếc váy đồng phục. Thật là nực cười. Con bé chẳng làm gì sai cả" - ông Scott phân trần.
Ông Scott nói: "Tôi sẽ không để yên vụ này bởi cách thức nhà trường giải quyết vụ việc. Tôi không có vấn đề gì với chính sách của nhà trường, nhưng tôi không đồng tình với cách thực thi chính sách của họ".
Ông Scott cũng cho biết ông sẽ mua cho cô con gái Jody váy đồng phục mới. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng đồng phục của nhà trường có vấn đề vì xét theo độ tuổi thì đồng phục này rất nhỏ.
Trong khi đó, bà Elaine Buchanan, hiệu phó nhà trường, cho biết trước lễ Phục sinh, nhà trường đã gửi thư về nhà cho phụ huynh để thông báo rằng nhà trường sẽ thắt chặt quy định đồng phục. Bà hiệu phó cho biết quy định này để giữ danh tiếng cho nhà trường đồng thời để các em giữ tập trung trong khi học và được bảo vệ khi ra khỏi lớp.
Xuân Vũ
Theo Thisiskent
Học sinh Nhật Bản ngày càng sống khép kín Theo cuộc khảo sát mới nhất của các nhà nghiên cứu giáo dục và nhà xuất bản Benesse, học sinh Nhật Bản giờ đây đang ngày càng trở thành những người thiếu động lực trong cuộc sống. Cuộc khảo sát nhận được 13797 phản hồi từ phía các học sinh từ tiểu học đến trung học về những suy nghĩ của mình về...