Lưu ban không giúp học sinh có kết quả tốt hơn
Những học sinh bị lưu ban sẽ trở nên kém tự tin và mối quan hệ với các bạn đồng trang lứa khác cũng không được cải thiện.
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Anh vừa công bố một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy, những học sinh bị lưu ban tại trường vì lý do tuổi tác hoặc kỹ năng xã hội thường không giàu có bằng những học sinh được lên lớp.
Kết quả này phù hợp với báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hồi đầu năm nay khi cho rằng bị lưu ban sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả học tập của học sinh sau này.
Giáo sư Andrew Martin, thuộc trường Đại học Sydney đã tiến hành cuộc nghiên cứu đối với hơn 3.000 học sinh thuộc sáu trường trung học, có xét đến kết quả học tập và kỹ năng xã hội của những học sinh từng bị lưu ban.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy việc bị lưu ban ảnh hưởng không tốt đến cả hai khía cạnh nói trên của học sinh.
Theo phân tích của giáo sư Martin, rất nhiều học sinh bị lưu ban vì những vấn đề về xã hội, chứ không hẳn là do kết quả học tập không tốt.
Việc bị lưu ban không giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh, bất kể độ tuổi, giới tính, bậc học, ngôn ngữ gốc của học sinh là gì.
Những học sinh bị lưu ban sẽ trở nên kém tự tin và mối quan hệ với các bạn đồng trang lứa khác cũng không được cải thiện.
Kể cả về lĩnh vực học tập thì những học sinh này cũng tự ti và không thể nắm bắt được chương trình học tập của mình. Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy, 8% học sinh lứa tuổi 15 ở Australia từng bị lưu ban ít nhất một lần.
Do đó, ông Martin cho rằng việc để học sinh lưu ban không phải là một biện pháp tốt, mà cách tốt nhất là nên thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, đồng thời đưa ra mục tiêu học tập cụ thể cho những học sinh có khó khăn để các em bắt kịp với chương trình học tập.
Theo VN
Chưa thôi day dứt
Nó quen anh khi học năm đầu đại học. Phòng trọ của nó gần phòng trọ của một người bạn anh. Mỗi lần tới chơi với bạn, anh thường ghé trò chuyện, hỏi han chuyện học hành, gia đình nó.
Anh là con nhà khá giả, ham chơi hơn học. Anh dành phần lớn thời gian cho những thú vui vô bổ như rượu chè, bài bạc. Vì thế, anh bị lưu ban một năm. Mỗi khi trò chuyện cùng anh, nó lại tranh thủ nói bóng gió về những thói xấu của anh, anh chỉ cười, không tỏ thái độ. Sau này, nó không nói xa gần nữa mà thẳng thắn khuyên nhủ anh tu tỉnh, rằng anh còn cả một tương lai phía trước. Không biết lời nó nói có lọt tai anh, nhưng nhiều ngày sau đó thấy anh thay đổi hẳn. Anh đến trường đều đặn và bỏ dần những thứ mà anh vẫn gọi là "thú vui".
Nó và anh đã trở nên thân thiết khi nó bước vào năm thứ hai, còn anh học năm cuối. Học hành và công việc làm thêm khiến anh bận rộn, nhưng với nó, anh vẫn quan tâm, lo lắng. Bạn anh rỉ tai nó "từ khi quen em, cậu ấy thay đổi hẳn, cứ như một người khác!". Nó chỉ cười. Nó xem anh như một người bạn lớn, một người anh. Anh biết điều đó nên im lặng, không thổ lộ tình cảm của mình, chỉ âm thầm quan tâm.
Một hôm, anh hẹn nó ra "cổng làng" - đấy là tên mọi người gọi con đường dẫn vào khu nhà trọ. Con đường nhỏ nhưng khá thoáng đãng, yên tĩnh và là nơi sinh viên trong xóm trọ thường ra tập thể dục mỗi ngày. Khác với vẻ sôi nổi nó thường thấy ở anh, ngồi trước nó là thanh niên điềm đạm, chững chạc. Anh nói về lý do khiến anh thay đổi, về động lực để anh có thể phấn đấu học hành đến nơi đến chốn, về tình yêu của anh dành cho nó và thông báo với nó về dự định đi du học. Nó ngồi im lặng khá lâu, chỉ chúc anh lên đường bình an và học hành thành đạt.
Ngày mở tiệc liên hoan chia tay bạn bè, anh tới đón nó đi cùng, nhưng nó đã từ chối, mặc cho anh kiên trì thuyết phục. Nó nhìn anh thất thểu ra về mà không ngờ rằng, đó cũng là lần cuối cùng nó được gặp anh.
Bạn anh gọi điện báo hung tin anh bị tai nạn trên đường về nhà, và không qua khỏi. Nó không tin vào tai mình, sụp đổ, tức tưởi...
Mỗi năm nó viếng mộ anh một lần vào ngày giỗ. Lần nào nó tới thăm, mẹ anh cũng khóc và kể về anh. Hai năm rồi, công việc cuốn nó đi, đành lỗi hẹn với anh. Nó vẫn chưa quên anh, vẫn chưa thôi day dứt.
Theo Phụ Nữ Online
Chế độ ăn uống giúp bạn đạt điểm cao trong kì thi Không phải là tin đồn "mê tín" đâu nhá! Những thực phẩm này hoàn toàn có thể giúp não "chạy đua" cho kì thi có kết quả tốt đẹp! Thúc đẩy tư duy với thực phẩm giàu kẽm Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những trẻ em sống ở phía bắc Dakota (Mĩ) cho thấy những khác biệt đáng ngạc...