Lương thủ khoa quá… bèo
Thủ khoa có trở thành thủ lĩnh hay không? Thủ khoa phải trải qua quá trình gì để trở thành thủ lĩnh? Đây là vấn đề được đại điện các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị sử dụng quan tâm và đi tìm giải pháp.
“Đứng về mặt cống hiến và phục vụ, tôi chưa khẳng định tài năng của các thủ khoa, nhưng đứng về học tập và rèn luyện thì thủ khoa đáng được tôn vinh, bởi các em đã miệt mài 12 năm đèn sách”, ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó trưởng ban tuyên giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thủ khoa Việt Nam, khẳng định tại hội thảo “Để không lãng phí tài năng của các thủ khoa” diễn ra ngày 15/11, tại Hà Nội.
Lương thấp, chèn ép
Đồng ý kiến với ông Hữu Oanh, giáo sư, tiến sĩ Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH dân lập Hải Phòng, cho rằng, thủ khoa hay nhân tài phải qua rèn luyện rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, nhiều thủ khoa tốt nghiệp ra trường vẫn phải làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước với mức lương thử việc rất thấp. Với mức lương này, cộng với phụ cấp, tổng thu nhập chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng. Trong thời điểm giá cả leo thang, các thủ khoa không thể yên tâm công tác.
“Một nghịch lý mà chúng em phải trải qua đó là lương ít nhưng lại đòi hỏi trình độ cao”, thủ khoa đầu ra, giảng viên Nguyễn Ngọc Dũng, bộ môn Địa chất công trình, khoa Địa chất, ĐH Mỏ, chia sẻ.
Phan Anh Thư, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện đang là giảng viên của trường này, cho biết: “Với mức lương hiện nay, em phải nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ trong 5 – 10 năm nữa”.
Một thủ khoa khác cho biết thêm, khi vào các cơ quan nhà nước, người tài có những ưu tiên nhất định. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian đã có sự chèn ép. Bởi thế 800 – 900 thủ khoa đầu ra, nhưng chỉ có 40 – 50 người vào làm cho các cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu.
Nên có sự ưu đãi cho các thủ khoa để họ thêm nỗ lực cống hiến.
Video đang HOT
Cần có chế độ đặc biệt
Thủ khoa chỉ là điều kiện đầu tiên, là cái hành trang để giúp cho các bạn SV vào đời một cách thuận lợi hơn. Muốn thủ khoa có điều kiện làm việc tốt, người sử dụng phải tạo môi trường thuận lợi, trả công xứng đáng.
Giáo sư Hữu Nghị đề xuất các doanh nghiệp nên có sự đầu tư ngay từ khi các thủ khoa đang ngồi trên giảng đường ĐH bằng cách tặng học bổng. “Hiện đang có sự đua tranh giữa các doanh nghiệp, người tài sẽ chọn doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện. Trong cơ chế thị trường, mức lương cho người tài cũng cần có chế độ đặc biệt, tương xứng với hiệu suất và hiệu quả công việc”.
Giảng viên Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, không hẳn là tiền lương, hay môi trường làm việc, mà là nhu cầu học cao lên nữa. Nếu có sự gặp nhau giữa nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng và thủ khoa thì mọi việc sẽ dễ dàng.
Về tiền lương, vì có liên quan đến cơ chế, nên không thể thay đổi ngay được. Bởi vậy, trước mắt, trong thời gian ngắn hạn, các doanh nghiệp nhà nước nên có ưu đãi riêng cho thủ khoa. Đơn vị đào tạo cũng có thể thu hút thủ khoa bằng cung cấp các trang thiết bị thí nghiệm miễn phí và có những kỳ nghỉ ngắn ngày.
Theo Đất Việt
Giáo sư tranh luận chuyện chữa nói ngọng
Xung quanh câu chuyện Hà Nội chữa nói ngọng, các GS, PGS chuyên ngành ngôn ngữ trao đổi liệu việc làm này có cần thiết và có làm được hay không.
Không thể và không cần sửa
GS.TS Trần Trí Dõi, hiện là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" khoa Ngôn ngữ học, Giám đốc Trung tâm "Nghiên cứu Phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi" Trường ĐH Khoa học& Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ ý kiến:
"Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành "giọng truyền thống" thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa".
Còn GS Nguyễn Văn Hiệp, Phó khoa Ngôn ngữ, ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn thì nhấn mạnh: "Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm. Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, chỉ cần thống nhất về chữ viết cho đúng thôi. Không cần thiết chuyện tốn tiền để sửa phát âm "l,n" làm gì. Nếu ai đó ở vùng nói ngọng khi ra Hà Nội cần phải phát âm đúng l,n để thuận lợi cho công việc thì tự họ sẽ có ý thức sửa được.
Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,... nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói "ngọng" lại.
"Hoàn toàn sửa được"
PGS.TS Vũ Kim Bảng: "Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm!"
PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhắc lại rằng: "Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được
Không phản đối chuyện mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau nhưng chia sẻ của vị PGS.TS cho rằng: "Chúng ta tôn trọng cá nhân, việc người Huế hay nơi nào có cách phát âm của họ mình không cấm được. Song cần phải hướng tới một chuẩn mực giao tiếp và có văn hóa. Ngắn gọn hơn là đi tới cái đẹp hơn, hay hơn.
Không thể nói chỉ cần viết đúng là được, còn phát âm như thế nào là tùy ý. Tôi chưa biết khi nào và có không chuyện toàn xã hội không quan trọng chuyện phát âm l/n? Còn hiện nay, việc lẫn lộn này chỉ xảy ra ở địa phương, còn cộng đồng lớn hơn không như vậy. Không thể đánh đồng với nhau như vậy. Và khi những Hà Nội hay Hải Phòng đã đặt vấn đề tức là xã hội đang có cái nhìn, mong muốn giải quyết.
Tốn thời gian và phải thật sự kiên trì
GS Nguyễn Văn Hiệp: "Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm"
GS.TS Trần Trí Dõi, PGS.TS Vũ Kim Bảng đều đồng ý rằng việc sửa này rất khó, mất nhiều thời gian, cần thật kiên trì. "Đặc biệt trong những vùng trên khi học sinh chỉ có môi trường hẹp là giáo viên và nhà trường để hướng dẫn, còn môi trường rộng hơn là gia đình, xã hội còn phát âm, nói sai" - ông Bảng chia sẻ.
Theo GS.TS Trần Trí Dõi: "Việc sửa cách phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu "l/n" trong trường học ở Hà Nội và một số địa phương là một việc làm thiết thực".
Nêu ý kiến về chuyện sửa và không cần sửa, GS Dõi bổ sung: "Nhưng khi cả cộng đồng nói tiếng Việt đều cho rằng cách phát âm và viết lẫn lộn hai phụ âm đầu "l/n" là "nói ngọng" thì phải nên sửa và, theo tôi, có thể sửa được.
(...) Nhưng muốn thành công thì phải "thật sự kiên trì", vì đây là một hiện tượng có tính cộng đồng ở một số địa phương. Tôi nói phải "thật sự kiên trì" vói nghĩa là cả cộng đồng "nói ngọng l/n" phải có ý thức cùng chữa và phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài, rất dài".
Ông cũng bày tỏ nỗi niềm: "Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng. Muốn chữa "nói ngọng l/n" thì chỉ chính bản thân cộng đồng phát âm lẫn lộn ở từng địa phương ấy sửa chữa mới được. Nhưng cộng đồng cũng chính là những cá nhân được tập hợp lại.
Vậy thì trước hết là "những cá nhân" như giáo viên ", học sinh ở bậc "mẫu giáo" và "tiểu học" ở địa phương ấy rèn luyện đi. Khi những đối tượng này không "lẫn lộn" nữa, thế hệ này tiếp thế hệ khác thì địa phương ấy sẽ hết nói ngọng thôi. Cho nên không thể coi chuyện này thành công chỉ trong ngày một ngày hai được đâu".
Theo BĐVN
Cùng Yamaha chung sức vì thế hệ tương lai. Ngày 13/11/2011 tại trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi , thành phố Cần Thơ "Ngày hội Quà tặng Yamaha 2011 - Chung sức vì thế hệ tương lai" đã diễn ra trong không khí sôi nổi hào hứng của các em học sinh tiểu học thành phố Cần Thơ. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trao tặng 54,622 bộ đồ dùng học...