Lương thấp, nghề giáo cũng ‘nguy hiểm’, e rằng chục năm nữa khó tuyển được GV
Phát triển giáo dục đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, để làm được điều đó, đầu tiên phải đảm bảo đội ngũ nhà giáo về số lượng, chất lượng.
Trước thềm năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục đang phải đối diện với một vấn đề quyết định đến thành bại của đổi mới giáo dục, đó là giáo viên.
Phần lớn các địa phương trên cả nước đều thiếu giáo viên môn mới trong chương trình 2018, như môn Ngoại ngữ, Tin học ở tiểu học; môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở; đặc biệt là giáo viên môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật ở trung học phổ thông.
Không những thiếu giáo viên môn mới, ngành giáo dục dục cũng đối diện thiếu giáo viên diện rộng. Nếu bạn gõ vào google cụm từ “thiếu giáo viên” sẽ có ngay 51.700.000 kết quả trong vòng 0.37 giây.
Kết quả tìm kiếm nói lên vấn đề thiếu giáo viên đã và đang được dư luận quan tâm, phản ánh như thế nào.
Trong báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chương trình giáo dục 2018.
Giáo viên môn tiếng Anh, Tin học ở cấp tiểu học, giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở trung học phổ thông thiếu trầm trọng.
Thời gian qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã phản ánh vấn đề này qua các bài viết: “Thầy cô phải “gồng gánh cho nhau” do trường thiếu giáo viên kéo dài”; “Được giao hơn 300 biên chế giáo viên, Cao Bằng gặp khó vì thiếu nguồn tuyển”.
“Quảng Ngãi khó tuyển dụng giáo viên theo NĐ 140 vì tiêu chuẩn quá khắt khe”; “Quảng Nam: Học sinh tựu trường ngày 1/9, tỉnh thiếu hơn 2.500 giáo viên”; “Thiếu nhiều giáo viên nhưng khi tuyển dụng biên chế lại rất ít thí sinh tham gia”…
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bổ sung biên chế 95.000 giáo viên các cấp, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung trên 65.900 biên chế giáo viên cho các địa phương trong giai đoạn 2022 – 2026.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện việc tuyển dụng 27.850 giáo viên trong năm học tới.
Theo người viết, với tình trạng hiện nay, nếu không có giải pháp cải thiện, không khéo chục năm nữa chẳng còn nguồn giáo viên để tuyển.
Tại sao thiếu giáo viên?
Thứ nhất, thiếu giáo viên môn mới xuất hiện trong chương trình 2018, thẳng thắn mà nói là do việc thay đổi chương trình không đồng bộ với công tác đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, chờ nước đến chân mới nhảy, nên thiếu giáo viên.
Thứ hai, tiền lương thấp, không đủ chi tiêu cho cuộc sống, nên giáo viên bỏ việc, nhảy việc, đi làm việc khác, có thu nhập cao hơn.
Thứ ba, giáo viên chán việc, những giáo viên cận tuổi hưu xin nghỉ, lãnh lương thất nghiệp, chờ đủ tuổi nghỉ hưu, ngay tại trường nơi người viết công tác, đầu năm nay có 3 giáo viên xin nghỉ hưởng lương thất nghiệp, 01 giáo viên vừa hết tập sự xin nghỉ việc.
Video đang HOT
Thứ tư, công việc đòi hỏi cao, áp lực lớn, nghề giáo bỗng trở thành nghề nguy hiểm, nhưng chế độ đãi ngộ không tưng xứng, gây áp lực cho nhà giáo, nên giáo viên bỏ việc tăng mạnh trong thời gian qua.
Thứ năm, không có người tham gia tuyển dụng, các địa phương như Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu… “Thiếu nhiều giáo viên nhưng khi tuyển dụng biên chế lại rất ít thí sinh tham gia”.
Thứ sáu, những đồn đoán, lùm xùm về tiêu cực trong thi tuyển viên chức giáo viên, dẫn đến nhiều sinh viên sư phạm không muốn tham gia tuyển dụng vì sợ “rớt từ vòng gửi xe”, nên đổi việc, nhảy việc khác dễ dàng tuyển dụng hơn, thu nhập cao hơn.
Thứ 7, một số cơ sở giáo dục có môi trường làm việc kiểu “hiệu trưởng luôn luôn đúng”, giáo viên không dám, không được nói ý kiến của mình, gây bức xúc, giáo viên chán nản nên bỏ việc.
Thứ 8, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp thấp. Thực tế hiện nay, giáo viên trẻ, có năng lực, tâm huyết rất khó có thể thăng hạng, phần vì quy định thời gian giữ hạng quá dài, phần vì đã lên hạng không có xuống hạng, nên không còn “vị trí” dành cho giáo viên trẻ. …
Qua thông tin phản ánh trên báo chí, tình trạng thiếu giáo viên xảy ra ở những khu vực đô thị, đông dân cư, có nhiều khu công nghiệp mới; hoặc miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Số môn thiếu nhiều nhất là những môn “phụ”, giáo viên không thể dạy thêm được, phải làm thêm việc khác “nuôi nghề giáo”.
Khu vực đô thị, có kinh tế phát triển, như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu… với thu nhập của giáo viên, nếu không dạy thêm được, không thể đủ chi tiêu cho thuê nhà … đảm bảo cuộc sống của bản thân, chứ chưa nói tới tích lũy.
Làm việc với Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho hay:
“Ngành giáo dục đang phải đối mặt với vấn đề thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, … Hiện tại do thiếu nguồn tuyển, nên còn trống hơn 1.100 biên chế; tổng số giáo viên, nhân viên, cần tuyển mới cho năm học mới gần 680 người, song các địa phương đều chưa tuyển đủ”. [1]
Giải pháp nào khắc phục tình trạng thiếu giáo viên “cấp tính” hiện nay?
Thứ nhất, đơn giản hóa quy trình tuyển giáo viên, nên giao quyền tuyển dụng giáo viên cho nhà trường.
Nhà trường là nơi sử dụng, thụ hưởng chất lượng nhân sự, nên sẽ có trách nhiệm và quyền tuyển dụng, chịu trách nhiệm với nhân sự mà mình tuyển dụng, nên giao cho nhà trường tuyển dụng là hợp lý.
Thứ hai, chi trả chế độ dạy tăng tiết cho giáo viên đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng “Giáo viên dạy tăng tiết quần quật cả năm không được tính thừa giờ, sao vô lý thế”.
Thứ ba, các địa phương cấp kinh phí cho cơ sở giáo dục phải dựa trên chỉ tiêu biên chế, chứ không phải con số thực tế, để nhà trường có kinh phí chi trả cho giáo viên dạy tăng tiết hay giáo viên hợp đồng.
Thứ tư, khu vực miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cần duy trì chế độ phụ cấp thu hút vô thời hạn, đảm bảo cuộc sống cho nhà giáo.
Phát triển giáo dục đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, để làm được điều đó đầu tiên phải đảm bảo đội ngũ nhà giáo về số lượng, chất lượng, tránh tình trạng chắp vá như hiện nay.
Về lâu dài, người viết và giáo viên cả nước mong mỏi cần có chế độ đãi ngộ, đảm bảo giáo viên sống được bằng lương của mình, thực hiện ngay và luôn “giáo dục là quốc sách hàng đầu” qua cải cách tiền lương cho giáo viên sắp tới.
Các bài tự học, tự đọc, tự làm theo Công văn 4040 hiểu thế nào mới đúng?
Chúng tôi cho rằng, để tránh tình trạng "rối" khi giáo viên thực hiện ở dưới cơ sở thì Bộ cần cụ thể hơn đối với từng loại bài giảm tải.
Ảnh minh họa
Ngày 16/9/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (trung học cơ sở, trung học phổ thông) năm học 2021-2022 nhằm giảm tải các nội dung dạy học ở năm học này.
Theo hướng dẫn của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH thì nhiều bài học chính khóa lâu nay được chuyển sang hình thức "Khuyến khích học sinh tự đọc"; "Khuyến khích học sinh tự thực hiện"; "Khuyến khích học sinh tự làm...".
Nhiều bài được hướng dẫn "lựa chọn những kiến thức phù hợp để hệ thống kiến thức"; nhiều bài chuyển sang xây dựng thành chủ đề, nhiều bài chỉ lấy một số đơn vị kiến thức để gộp thành một bài dạy mới.
Các bài giảm tải đang được hiểu khác nhau. Ảnh minh họa: Kim Oanh
Tuy nhiên, trong Công văn 4040 chỉ hướng dẫn: "Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm" nhưng những bài này có dạy hay không dạy thì Bộ...không nói.
Mỗi trường hiểu mỗi kiểu, mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau
Thực ra, mỗi công văn của Bộ hướng dẫn về chuyên môn chỉ cần thêm một vài câu cụ thể là các nhà trường, giáo viên rất dễ dàng thực hiện nhưng khổ nỗi là Bộ ban hành Công văn 4040 chỉ đề cập bài giảm tải còn thực hiện như thế nào thì lại không chỉ đạo rõ ràng.
Chẳng hạn như môn Ngữ văn hiện nay có rất nhiều bài giảm tải hướng dẫn cách thực hiện khác nhau, đó là: "Khuyến khích học sinh tự đọc"; "Khuyến khích học sinh tự thực hiện"; "Khuyến khích học sinh tự làm"; Tự học có hướng dẫn".
Nếu như năm học trước khi thực hiện giảm tải theo Công văn Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH thì giáo viên chúng tôi vẫn được cấp trên hướng dẫn là xếp tiết cho các bài giảm tải này và vẫn dạy trên lớp bình thường. Chỉ khác là không kiểm tra vào các đơn vị kiến thức này thôi.
Năm nay, Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH thì chúng tôi được Hội đồng bộ môn tư vấn, nhà trường chỉ đạo là không xếp tiết vào các bài giảm tải. Các bài "Khuyến khích học sinh tự đọc"; "Khuyến khích học sinh tự thực hiện"; "Khuyến khích học sinh tự làm"; Tự học có hướng dẫn" có liệt kê vào phân phối chương trình nhưng không dạy.
Cấp trên nói, nếu xếp tiết và dạy thì đâu còn đúng chủ trương...giảm tải.
Vì thế, khi xây dựng phân phối chương trình thì cắt số tiết các bài giảm tải nên số tiết còn lại dư rất nhiều và những "tiết trống" này được giáo viên để dành...ôn tập.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì có địa phương đã chủ trương cắt luôn số tiết này ra khỏi chương trình dạy. Chẳng hạn như môn Văn, Toán ở cấp trung học cơ sở đang có 4-5 tiết/ 1 tuần mà giảm tải được 1 tiết thì mỗi tuần chỉ còn dạy cho học sinh 3-4 tiết.
Và, chúng tôi cho rằng đây là cách thực hiện phù hợp nhất về tinh thần giảm tải hiện nay. Bởi nếu cắt bài này, kéo bài kia ra thì việc giảm tải không còn ý nghĩa. Giảm bài dạy cũng đồng nghĩa với việc giảm số tiết/ tuần mới là điều phù hợp.
Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH khiến giáo viên rối, vì sao?
Ngày 5/10, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả Đỗ Quyên có bà viết: "Rối tinh rối mù với hướng dẫn "tự học" và "tự đọc" của Bộ" đã phản ánh những bất cập trong quá trình thực hiện ở dưới cơ sở và đây là một sự thật.
Chúng tôi cho rằng, để tránh tình trạng "rối" khi giáo viên thực hiện thì Bộ cần cụ thể hơn đối với từng loại bài giảm tải. Loại bài nào giảm tải thì dạy, loại bài nào giảm tải thì không dạy, hoặc đã giảm tải thì không dạy, không học.
Bởi, phải thật thà với nhau rằng dù thầy cô có "khuyến khích" nhưng chắc cũng rất khó có học sinh "tự học, tự làm, tự thực hiện..." vì những bài chính khóa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể mà cũng chỉ có một số ít học sinh thực hiện thì những bài không nằm trong kiến thức kiểm tra, thi cử học sinh ngó ngàng đến làm gì.
Vì thế, theo quan điểm của chúng tôi đã giảm tải thì nên bỏ hẳn cho gọn, không cần thiết phải nhập nhằng "Khuyến khích học sinh tự đọc"; "Khuyến khích học sinh tự thực hiện"; "Khuyến khích học sinh tự làm..." để làm gì.
Hơn nữa, khi giảm tải phải có tính hệ thống giữa các cấp học với nhau, tránh tình trạng lớp dưới giảm tải, lớp trên lại yêu cầu giáo viên ôn tập cho học trò.
Chẳng hạn, trong phần hướng dẫn giảm tải môn Ngữ văn lớp 8 thì bài Cấp độ khái quát nghĩa của từ được hướng dẫn "khuyến khích học sinh tự đọc".
Thế nhưng, lên đến lớp 9, bài này nằm trong bài Tổng kết từ vựng và ở mục VIII, trang 126 thì Bộ lại yêu cầu dạy chính khóa. Tại sao bài học này ở lớp dưới thì hướng dẫn "khuyến khích học sinh tự đọc" mà lại yêu cầu giáo viên ôn tập lại kiến thức ở lớp trên bằng cách ôn tập khái niệm và làm bài tập vận dụng?
Rõ ràng, hướng dẫn của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH của Bộ vừa qua vẫn khiến cho nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn khi thực hiện các bài giảm tải nên cũng vì thế mà cách thực hiện của nhiều địa phương cũng đang khác nhau.
Trong khi, Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH không phải là lần đầu tiên trong 2 năm qua hướng dẫn giảm tải nhưng giáo viên vẫn cảm thấy trừu tượng với những khái niệm giảm tải của Bộ.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
"Giảm tải" như Công văn 4040, kiến thức không còn liền mạch Cuối năm nay hoặc sang năm sau hết dịch, Bộ có điều chỉnh lại không? Sự điều chỉnh đó có gây ra hiện tượng 'no dồn đói góp' với học sinh khi các em lên lớp trên? Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4040 ngày 16/9/2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học...