“Lượng sức” khi rót tiền xây sân bay Long Thành
Đại biểu Lê Văn Học phân tích, sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại còn có thể đáp ứng công suất hoạt động thêm nữa. Xung quanh đó hiện đã có 4 sân bay khác. Rót số tiền khủng xây thêm sân bay Long Thành công suất gấp 1,5 lần là… ảo tưởng.
Ngày 4/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) phân tích cụ thể về việc quy hoạch mạng lưới cảng hàng không và sân bay quốc tế đưa ra trong dự thảo luật Hàng không dân dụng sửa đổi.
Cụ thể, quy hoạch phát triển ngành hàng không đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2009, cả nước có 26 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Đến thời điểm hiện này, 21 sân bay quốc nội và 7 cảng hàng không quốc tế được đưa vào khai thác, tức chỉ còn 5 chỉ tiêu xây sân bay cho thời gian cả 10-15 năm tới.
Về hiệu quả, năm 2013, hành hàng không hoạt động với công suất vận chuyển được 55 triệu hành khách, doanh thu khoảng 4 tỷ USD nhưng tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt khoảng 2,5% (khoảng 100 triệu USD) trên vốn đầu tư tới 28.650 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ USD.
Hệ thống các loại hình vận tải khác cũng đang tiêu tốn “khủng” tiền của, ngân sách. Đường bộ dự kiến đến 2020, chỉ riêng 22 tuyến, tổng chiều dài 6.000km thì vốn đầu tư đã khoảng 80 tỷ USD. Đường sắt rất chậm đổi mới, để làm được đường sắt cao tốc số vốn cũng khiến Quốc hội “chùn tay”. Đường thủy và hàng hải, theo quy hoạch Vinalines xây dựng thì đến 2020 sẽ mua và đóng mới khoảng 160 con tàu, dự kiến khoảng 100.000 tỷ (sau đó được điều chỉnh xuống 68.000 tỷ).
Nêu ra một loạt con số gây choáng váng, đại biểu Học khuyến cáo cần tính toán sao đối với hàng không cho… vừa sức.
Đại biểu Lê Văn Học: “Chỉ dựa vào nhu cầu ảo để làm quy hoạch, ngành hàng không sẽ gây lãng phí, tốn kém cho xã hội”.
Ông Học cũng nhắc đến nhiều ý kiến “phê” vấn đề đầu tư dàn trải, cả nước nhiều sân bay, có những sân bay cách nhau chỉ hơn 100km (ví dụ sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Thanh Hóa). Việc xây dựng sân bay siêu khủng là sân bay Long Thành tới đây cũng tốn rất nhiều kinh phí. Trong khi đó, hiện tại đã có 4 sân bay quốc tế vệ tinh gần sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Long Thành là sân bay Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc và Liên Khương (Đà Lạt). Chưa cần mở rộng và tăng công suất thì khả năng của 4 sân bay này đã có thể đạt công suất vận chuyển hơn 20 triệu hành khách/năm.
“Ngành hàng không dân dụng và giao thông vận tải không thể chỉ dựa vào những nhu cầu ảo, dự báo thiếu chính xác và chưa tin cậy để làm quy hoạch sẽ gây lãng phí và hiệu quả thấp, tốn kém cho xã hội” – ông Học băn khoăn.
Vị đại biểu của Lâm Đồng tính toán thêm, theo số liệu của Cục Hàng không, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất mỗi năm phục vụ 76.800 chuyến bay. Quy mô làm sân bay Long Thành là 120.000 chuyến/năm (gấp 1,5 lần năng lực hiện tại của Tân Sơn Nhất). Như vậy, theo ông Học, đến 2020 sân bay Tân Sơn Nhất cũng chưa quá tải.
Từ góc độ hiệu quả đầu tư, ông Học chỉ rõ, vận tải hàng không có số lãi trên vốn đầu tư rất thấp. 10 năm qua, thị trường vận tải hàng không quốc tế lỗ hơn 50 tỷ USD, mức lãi chỉ khoảng 5% (có thời điểm lỗ -4% như năm 2001 vì có vụ 11/9). Thị trường hàng không châu Á Thái Bình Dương cũng chỉ phát triển khoảng dưới 10%/năm. Lượng hành khách đi máy bay của Việt Nam như vậy chỉ khoảng 150 triệu lượt vào năm 2020. Hiệu quả đầu tư cũng phải tính tới tuổi thọ khai thác của máy bay.
Không giấu lo lắng, đại biểu Lê Văn Học một lần nữa nhắc, cần xem xét tất cả các tiêu chí quan trọng này để tính toán quy hoạch và mua bổ sung máy bay.
Về vấn đề an ninh hàng không, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) nhẩm tính, kể từ sau khi vụ khủng bố ngày 11/9 của Mỹ, đặc biệt vụ chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích, chứng tỏ rằng hoạt động hàng không dân dụng trở thành tâm điểm của các hoạt động khủng bố, các quốc gia, các hãng hàng không dân dụng đều tăng cường các biện pháp, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, tân tiến để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Với Việt Nam, ông Hồng cho rằng, công tác an ninh hàng không được xác định là một bộ phận của an ninh quốc gia. Vì vậy, công tác bảo đảm an ninh hàng không được tăng cường và được đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Tình hình hiện nay tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh, an toàn bay chưa được giải quyết triệt để. Ông Hồng đề nghị bổ sung một số nội dung liên quan đến đảm bảo an ninh hàng không trong dự thảo luật, để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, đối phó hiệu quả, bảo đảm an ninh phù hợp với công ước về hàng không dân dụng quốc tế, nhằm đảm bảo tuyệt đối cho các tuyến bay và an ninh trật tự trong suốt chuyến bay.
Đại biểu cho rằng, vấn đề đảm bảo an ninh hàng không không nên dừng ở trách nhiệm của Bộ GTVT mà phải giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng… để chủ động phòng ngừa, không để xảy ra các đe dọa về an ninh, xử lý hiệu quả các hành vi lợi dụng hàng không dân dụng để chống phá nhà nước.
Tán thành nhận định này, đại biểu Lê Văn Học bày tỏ nghi ngại, trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam, đến năm 2012 trong 1 triệu chuyến bay chỉ xảy ra tai nạn nghiêm trọng có 2 chuyến. So với trung bình 30 năm qua, tỷ lệ 1 triệu chuyến xảy ra đến 20 vụ tai nạn trong những năm gần đây là rất nghiêm trọng. Ông Học yêu cầu sửa căn cơ quy định về đảm bảo an toàn, an ninh hàng không này.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên – Huế) đề nghị giao trách nhiệm đảm bảo an ninh sân bay cho Bộ GTVT chứ không để doanh nghiệp hay lực lượng khác đảm trách.
P.Thảo
Theo Dantri
Những đứa trẻ mưu sinh trên dòng Sê Pôn
Giữa trưa nắng bỏng rát của "xứ sở gió Lào", hàng chục em nhỏ ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị thi nhau ngụp lặn trên sông Sê Pôn để bắt cá, tôm... Ngoài sự vất vả, khó nhọc thì hiểm nguy cũng có thể xảy đến với các em bất cứ lúc nào.
Chừng 12h trưa, khi dừng chân tại một bến đò ngang trên sông Sê Pôn, đoạn chảy qua địa bàn xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bỗng thấy sững người khi chứng kiến những đứa trẻ Vân Kiều, khuôn mặt và thân hình đen nhẻm đang cố ngụp lặn dưới lòng sông.
Chỉ một đoạn sông ngắn nhưng có đến hàng chục em chia thành từng tốp, mang trên mình các dụng cụ thủ công như: giỏ, lưới xúc và đang vạch từng kẽ đá để bắt cá, bắt tôm. Đôi tay của các em thoăn thoắt, mắt luôn nhìn sâu xuống đáy sông để dò tìm. Thỉnh thoảng các em lại đưa vạt áo quệt ngang lau những giọt mồ hôi đang vã ra trên khuôn mặt.
Cứ vào buổi trưa là nhiều em nhỏ ở bản 12, xã Thanh lại tập trung ở sông Sê Pôn
Nghe chúng tôi thắc mắc, một người lái đò trên đoạn sông này bộc bạch: "Sống gần sông, suối thì phải làm như thế mới có cái ăn chú à. Không phải chỉ có hôm nay đâu mà trưa nào cũng vậy, khi mặt trời lên tới đỉnh đầu là mấy đứa này lại xách giỏ ra đây bắt cá, bắt tôm kiếm sống. Dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng đó là chuyện xảy ra thường xuyên của người dân ở vùng này rồi. Kể cả người lớn nếu không đi rẫy cũng ra sông bắt cá".
Theo lời kể của anh lái đò thì trước đây thấy người lớn ra sông đánh cá, các em cũng đi theo để tắm hoặc chơi đùa. Dần dần, khi cha mẹ đều bận bịu với nương rẫy thì các em tự tìm ra sông bắt cá, bắt ốc để kiếm sống qua ngày.
Đối với những cư dân sống dọc sông Sê Pôn, đây cũng là công việc có thể giúp họ mưu sinh khi công việc trên nương, trên rẫy nhàn hạ. Nhưng hiện nay do cá, tôm đã cạn dần khiến cuộc sống của họ cũng trở nên khó khăn hơn. Cũng chính vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên những đứa trẻ đang tuổi đi học cũng phải tập làm quen dần với sông nước để có thể đỡ đần cho cha mẹ chúng. Tuy nhiên, để kiếm được mỗi ngày vài chục ngàn từ việc lặn sông cũng thật lắm gian nan, vất vả.
Trời càng về trưa càng nắng như đổ lửa nhưng các em vẫn miệt mài với công việc của mình, với hy vọng kiếm được chút gì đó mang về để cải thiện bữa cơm gia đình. Em Hồ Thị Vui, học sinh lớp 5 cho biết, cha mẹ cháu đi làm nương, làm rẫy hết rồi. Trưa nào cháu và các bạn cũng mang giỏ ra sông để bắt cá về ăn. Nếu bắt được nhiều thì đem bán lấy tiền mua sắm dụng cụ học tập hay đưa cho cha mẹ cất giữ.
Em Hồ Thị Diên, học lớp 8 cũng thổ lộ: "Ngày cháu bắt được nhiều nhất cũng chỉ bán được khoảng 30 - 40 ngàn đồng. Nhưng phải lặn từ trưa cho đến chiều mới được chừng ấy. Còn không chỉ được khoảng một bát để ăn thôi".
Còn em Hồ Văn Huyên, dù mới chỉ học lớp 4 nhưng cũng tỏ ra chuyên nghiệp hơn khi trang bị cho mình thanh xỉa được gắn thép ở đầu mũi, dụng cụ che mắt để lặn sâu dưới nước. Em Huyên nói: "Thấy mấy chị trong bản mang giỏ ra sông tìm cá nên cháu cũng đi theo, nhưng lặn từ nãy đến giờ vẫn chưa bắt được con nào".
Do không có người lớn đi cùng nên việc lặn sông của các em cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm khó lường. Đã không ít trường hợp trẻ em do không biết bơi nên bị chết đuối khi tắm sông. Những hệ quả đau lòng trên đều có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu sự giám sát của người lớn.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi nhận:
Bắt tôm, cá trong các kẽ đá
Hai em nhỏ Hồ Sinh và Hồ Hải cũng theo các chị ra sông bắt cá
Sau một hồi ngâm trong nước, các em cũng chỉ kiếm được vài con tôm
Việc lặn sông như thế này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường
Các em lấy đá ngăn xung quanh để cá khỏi chạy
Giây phút hăng say tìm cá
"Thợ lặn" nhí Hồ Văn Huyên chuẩn bị dụng cụ che mắt...
...và lặn xuống tìm cá
Em Hồ Thị Diên tranh thủ thời gian nghỉ để ra sống kiếm cá về cải thiện bữa ăn trưa
Sau một hồi dò tìm, Vui cất lưới lên cũng chỉ được vài con tôm
Đăng Đức
Theo Dantri
Hà Nội: Lửa ngùn ngụt thiêu quán nhậu trong ngõ nhỏ Hầu hết 3 tầng của nhà hàng được thiết kế và trang trí bằng tre, trúc và gỗ nên lửa bắt rất nhanh, lan rộng. Thời điểm hỏa hoạn xảy ra, Hà Nội đang mất nước ở nhiều nơi nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 7h15 hôm nay, 2/4, tại một quán ăn nằm...