Lương hưu 8 triệu/tháng, có nửa tỷ tiết kiệm, hứa đóng góp 5 triệu nhưng không ai đón tôi đến sống cùng: 3 lý do như sấm dội vào tai
Dù tôi nói thế nào đi chăng nữa, các con cũng nhất quyết gạt đi.
Tôi năm nay đã ngoài 60, nghỉ hưu được 3 năm thì chồng tôi qua đời nên tôi vẫn sống một mình đến nay. Mỗi tháng, lương hưu của tôi là 8 triệu, thoải mái chi tiêu với một người có cuộc sống giản dị như tôi. Nhưng tuổi già sống cô độc rất đáng thương, thế nên tôi đã gọi các con về họp gia đình để quyết định xem đứa con nào sẽ đón tôi đến sống cùng.
Tôi cũng nói rõ, bản thân còn khỏe mạnh, có thể giúp các con trông coi chăm sóc các cháu. Mỗi tháng, tôi sẽ dành ra 5 triệu để đóng góp tiền ăn với các con. 3 triệu còn lại tôi tiết kiệm để phòng đau bệnh và mua thuốc bổ uống, không cần các con phải tốn kém. Ngoài ra, tôi cũng có một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu, nếu tôi bệnh nặng thì các con dùng tiền đó chữa trị, còn tôi qua đời đột ngột thì sẽ để lại cho đứa con sống cùng tôi.
Nhưng, đáng buồn thay, không đứa con nào muốn đón tôi về sống cùng.
Đứa con đầu nói rằng cuộc sống thành phố bộn bề và đầy áp lực, nó lo sợ tôi không thích nghi được với không khí ồn ào, khói bụi và cuộc sống tất bật ở đó. Nó sợ rằng tôi sẽ cảm thấy cô đơn giữa chốn đô thị xa lạ, nơi mà hàng xóm láng giềng không mấy khi rảnh rỗi để trò chuyện, chia sẻ như ở quê nhà.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đứa thứ hai lại cho rằng, dù tôi có hỗ trợ chăm sóc các cháu và đóng góp tiền ăn hàng tháng, nhưng việc có thêm một người già trong nhà sẽ đòi hỏi nó phải cân nhắc nhiều hơn về mặt không gian và thời gian. Nó bận rộn với công việc và lo lắng không thể dành đủ thời gian chăm sóc tôi một cách chu đáo, sợ rằng tôi sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm, rồi tôi sẽ lại nảy sinh nhiều suy nghĩ không đáng có về các con. Đến lúc đó còn nhọc lòng hơn.
Còn đứa con thứ ba, nó lại có suy nghĩ khác. Nó bảo rằng tôi nên ở lại quê, nơi có hàng xóm tốt bụng, không khí trong lành và có mảnh vườn nhỏ tôi luôn yêu thích. Nó cho rằng việc thay đổi môi trường sống ở tuổi già sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôi, và nó cũng không muốn tôi phải rời bỏ những thú vui hàng ngày như chăm sóc vườn tược, giao lưu với hàng xóm – những việc tôi vẫn đang làm mỗi ngày.
Tôi hiểu và trân trọng tình cảm của các con, nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, tôi không khỏi buồn lòng và cảm thấy cô đơn. Ở tuổi này, tôi mong muốn được gần gũi các con cháu hơn, được sống và chia sẻ từng bữa cơm, từng niềm vui nỗi buồn hàng ngày. Có lẽ, tôi cần phải nghĩ cách khác để được sống cùng các con, tôi không thích đến một ngày nào đó khi tôi qua đời, các con lại nhận tin báo từ hàng xóm, đến lúc đó liệu các con có hối hận?
Lương hưu 9 triệu nhưng tháng nào mẹ cũng xin tiền chị dâu, mỗi lần chị đưa bà thì đều liếc mắt nhìn tôi khiến tôi chỉ biết than trời
Tôi có miệng mà không giải thích thanh minh được một lời vì nói ra có ai tin đâu.
Từ khi còn đi làm, mẹ tôi đã tiết kiệm triệt để. Tôi là con gái ruột nên tôi biết tính bà. Không đến mức không thể chi tiền thì mẹ tôi mới chịu mở ví. Còn không thì chúng tôi phải tự lo liệu. Trong nhà, cái gì tận dụng được thì phải dùng cho tới khi nó hỏng không thể sửa được. Anh em tôi khốn khổ vì tính cách đó của mẹ. Đồ ăn thức uống mẹ cũng tiết kiệm, mẹ buộc anh em tôi đi học về là phải trồng rau, bữa nào cũng rau với củ quả, thời điểm học ôn thi thì mới được thêm cá thịt. Chắc vì vậy mà anh em tôi đứa nào trông cũng gầy.
Cho tới khi anh trai tôi đi làm kiếm tiền được, phụ vào chi tiêu thì gia đình mới thoải mái. Tôi cũng biết ơn anh lắm vì thời điểm anh tôi nhận lương là anh mua sắm đồ gia dụng mới cho nhà, không động tới một đồng của mẹ nữa.
2 năm trước anh tôi lấy vợ. Từ khi chị dâu về thì mẹ tôi cũng bớt keo kiệt đi. Bà thường chủ động mua đồ ăn, mua sắm thêm vài thứ trong nhà. Nhưng cũng chỉ được 1 năm đầu.
Ảnh minh họa
Năm ngoái mẹ tôi nghỉ hưu, theo tôi biết thì mẹ tôi nhận được 9 triệu lương hưu mỗi tháng. Thế nhưng tháng nào mẹ cũng hỏi xin tiền chị dâu, khi thì xin chị tiền để mua cái khăn, đôi dép. Lúc lại là tiền đi hiếu hỉ... bà không xin con trai hay con gái mà cứ nhằm chị dâu để xin. Chị dâu thì thời gian đầu cũng vui vẻ cho bà vài trăm nhưng nhiều lần quá nên sau rồi, tôi thấy mỗi khi đưa tiền cho mẹ, chị đều liếc nhìn tôi với ngầm ý: "Chắc cô lại hỏi xin tiền mẹ đúng không?", khiến tôi chỉ biết than trời.
Tôi nào có xúi mẹ đi xin tiền chị, tôi cũng không xin mẹ một đồng, tôi không hiểu mẹ tại sao việc gì liên quan tới tiền cũng đi xin chị, ít thì vài trăm ngàn, nhiều thì cả triệu đồng. Thế nên chị nghĩ tôi bòn rút tiền của mẹ đến mức mẹ không còn tiền phải đi xin chị.
Có lần bức xúc quá nên tôi hỏi mẹ, tiền lương của mẹ để đâu mà đi xin chị? Mẹ chẹp miệng một hồi rồi nói: "Mẹ phải tiết kiệm phòng tuổi già. Lỡ đâu sau này có mệnh hệ gì thì có sẵn tiền đấy rồi". Tôi bực bội hỏi: "Mẹ bệnh đi viện thì có bảo hiểm lo, ở nhà ăn uống chẳng đáng bao nhiêu thì bỏ ra mỗi tháng 3 triệu mà chi tiêu, 6 triệu còn lại quá đủ để tiết kiệm lo tuổi già rồi. Giờ mẹ cứ đi xin tiền chị dâu thế không sợ chị ấy ghét à?".
Mẹ kéo tay tôi, nói nhỏ như sợ người khác nghe thấy: "Con chẳng biết gì cả, chị dâu con kinh doanh, đầy tiền, giờ mới mẻ nên mẹ còn dễ xin, chứ sau này có con cái vào, mẹ xin thì nó lấy lý do con cái, nó không cho nữa đâu".
Ôi, tôi đến chịu suy nghĩ của mẹ. Càng là dâu mới càng phải giữ kẽ, tế nhị chứ. Tôi không biết phải nói sao để mẹ tôi từ bỏ kiểu tiết kiệm độc hại này, càng không biết giải thích thế nào với chị dâu để chị ấy đừng hiểu lầm.
7 năm sau ly hôn, tôi trở thành nhân tình của chồng cũ và thấy đời bế tắc Mỗi tuần tôi và chồng cũ gặp nhau 1 - 2 lần, sau khi thân mật thì anh nhanh chóng rời đi; kiểu quan hệ này khiến tôi rất đau khổ, dằn vặt nhưng không buông bỏ được. Ly hôn 7 năm rồi, vốn tưởng rằng tôi và chồng cũ đã đứt đoạn nhân duyên nhưng hiện tại, tôi lại trở thành tình...