Lương giáo viên hợp đồng 1,2 triệu: Thầy cô quá dũng cảm và yêu nghề
Dạy hợp đồng trên dưới 20 năm nhưng nhiều giáo viên tại trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) chỉ nhận được số tiền lương vỏn vẹn 1.210.000 đồng/tháng. Nhiều bạn đọc cho rằng, các thầy cô giáo đã quá dũng cảm khi cống hiến với nghề nhiều năm.
Dạy học cả chục năm, lương giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đức chỉ 1,2 triệu đồng. Ảnh: PV.
Theo thông tin từ UBND huyện Mỹ Đức, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300 giáo viên hợp đồng. Điều đáng nói, có rất nhiều giáo viên hợp đồng từng giảng dạy từ 10 – 20 năm nhưng đồng lương quá ít ỏi, chỉ vỏn vẹn hơn 1,2 triệu đồng mỗi tháng.
Không chỉ lương thấp, những giáo viên hợp đồng này cũng không có chế độ đãi ngộ nào khác và đương nhiên là không có bảo hiểm. Tuy nhiên, vì trách nhiệm nghề nghiệp nên các thầy cô vẫn cố “sống mòn” với ngành giáo dục huyện Mỹ Đức.
Trước sự việc nhiều giáo viên hợp đồng ở Mỹ Đức có thâm niên trong nghề, tiền lương quá ít không đủ sống, không có chế độ bảo hiểm, đãi ngộ… Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự thán phục, đồng cảm với những hoàn cảnh giáo viên dạy hợp đồng trên địa bàn Hà Nội.
Bạn đọc Kiều Oanh chia sẻ, khi đọc được thông tin này, chị đã không tin vào mắt mình và tự đặt ra câu hỏi đối với con số 1,2 triệu đồng/tháng thì những giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đứcđã sống như thế nào suốt nhiều năm qua.
Video đang HOT
“Nghề giáo viên thực sự là một nghề vất vả, với nhiều trách nhiệm nặng nề, quyết định đến tương lai của rất nhiều thế hệ. Nếu ở một ngành nghề khác và với đồng lương như vậy, tôi e rằng nhiều người sẽ khó lòng bám trụ được với nghề. Có lẽ thầy cô đã quá dũng cảm khi theo nghề nhiều năm, với mức tiền như vậy” – bạn đọc Mỹ Hạnh nói.
Cùng quan điểm, bạn đọc Lương Vinh cho rằng, để gieo con chữ cho thế hệ sau mà bao giáo viên chấp nhận sự thiếu thốn về mặt vật chất kéo dài cả chục năm thì thật nể phục. Vì tình yêu nghề mà thầy cô vẫn ở lại để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó là điều rất đáng được cả xã hội tôn vinh.
Thầy cô giáo dạy hợp đồng có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục huyện.
“Hơn 300 giáo viên dạy hợp đồng nhiều năm liền tại Mỹ Đức là con số quá lớn. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên có những giải pháp phù hợp, bổ sung những chính sách ưu đãi , thậm chí đặc cách đối với những giáo viên hợp đồng đã có nhiều năm cống hiến” – bạn đọc Trần Linh bày tỏ.
Theo bạn đọc Mai Anh, nhiều thầy cô đã 10 – 20 năm kiên trì “lái đò” thầm lặng, nhưng cái họ nhận được lại quá ít ỏi. Khó khăn vất vả, gánh nặng cuộc sống, chưa kể những lời đàm tiếu tiếu xung quanh thì sự cống hiến của thầy cô lại càng đáng kính.
Bạn đọc Minh Thanh cho biết, đối với những người giáo viên hợp đồng, hạnh phúc đối với họ chỉ đơn giản là được đứng lớp, được thực hiện công việc mà mình yêu thích. Với mức lương như vậy sẽ là thử thách rất lớn, buộc họ phải chọn lựa tiếp tục trồng người hay là phải rẽ sang hướng khác.
Còn bạn đọc Nguyễn Quân cho rằng, nếu không có tình yêu nghề thì không thể làm được những điều như những giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đức. Các thầy cô đã quá dũng cảm khi theo nghề cầm phấn và chỉ nhận lại mức lương 1,2 triệu đồng mỗi tháng.
Bạn đọc Văn Trung chia sẻ, ngoài dạy học, giáo viên phải làm thêm các công việc không tên và cũng không có thù lao như soạn bài dạy, chấm điểm, quản lý học sinh, trao đổi với phụ huynh. Tuy nhiên, những giáo viên ấy lại không ngừng trau dồi kiến thức để làm tăng thêm giá trị của mình, điều đó thật đáng trân trọng.
Theo laodong
Quảng Trị: 47 giáo viên tranh tài Tổng phụ trách Đội giỏi
Ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thi "Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi" năm 2019.
Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi được ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức hàng năm
Hội thi lần này có 47 thí sinh là giáo viên đang làm Tổng phụ trách Đội, họ đã và đang theo đuổi đam mê, tư duy đột phá và nổ lực hết mình; Cơ hội để khám phá và khẳng định năng lực bản thân; giao lưu và trao đổi, học tập kinh nghiệm.
Đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích để đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội thể hiện vai trò của mình trong nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi.
Hội thi để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội; vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh; từ đó xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên làm Tổng phụ trách Đội...góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo học sinh.
Có thể thấy rằng, việc phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đó là mục tiêu và cũng là động lực phấn đấu của những người làm công tác Đội nói chung và của các Tổng phụ trách Đội trong trường học nói riêng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, trong những năm qua, hội thi đã trở thành một hoạt động chuyên môn lớn có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng hoạt động và thúc đẩy phong trào thi đua trong mỗi nhà trường. Đây chính là diễn đàn lớn để các anh chị Tổng phụ trách Đội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau về công tác Đoàn Đội.
Đối với các cấp quản lý, Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách Đội, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới công tác Đội và phong trào thiếu nhi....
Hội thi còn là cơ sở để lựa chọn những giáo viên làm Tổng phụ trách có khả năng và tâm huyết với hoạt động phong trào, tham dự Liên hoan giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi toàn quốc trong thời gian tới.
Vĩnh Quý
Theo GDTĐ
Lời tâm sự xót xa của một thầy giáo Ban giám hiệu sợ dư luận gây bất lợi cho mình, sẵn sàng lấy lòng, răm rắp nghe theo lời phụ huynh để quay lại tấn công cấp dưới của mình -những thầy cô vô tôị Sau bài viết "Quá mạnh tay với giáo viên chỉ làm thầy cô đề phòng và thu mình lại" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt...