Lương giáo viên cao nhất đang xấp xỉ 11 triệu đồng/tháng
Giáo viên đã công tác được 25 năm thì mức lương dao động từ 9.183.720 đồng (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 10.171.200 đồng (giáo viên Trung học cơ sở)…
Theo báo cáo thực hiện chính sách tiền lương mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tổng thu nhập bình quân nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non phổ thông công lập do Nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên dao động trong khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào thâm niên công tác của giáo viên.
Lương giáo viên hiện nay được chia làm 3 mức:
Mức thấp tập trung chủ yếu ở số giáo viên mới ra trường. Nguyên nhân là do mức lương khởi điểm được hưởng của giáo viên thấp, phụ cấp ưu đãi lại tính trên nền của mức lương cơ sở nhân với hệ số lương và chưa được hưởng phụ cấp thâm niên ngành do chưa đủ 60 tháng công tác.
Với mức lương cơ sở mới nhất là 1,3 triệu đồng, giáo viên mầm non và tiểu học có hệ số lương khởi điểm là 1,86 (trình độ trung cấp), mức phụ cấp ưu đãi là 35%, không có phụ cấp thấp niên thì mức lương khởi điểm là 3.264.300 đồng.
Giáo viên trung học cơ sở có hệ số lương khởi điểm là 2,1 (trình độ cao đẳng), phụ cấp ưu đãi 30%, mức lương khởi điểm là 3.549.000 đồng.
Giáo viên trung học phổ thông có hệ số lương khởi điểm là 2,34 (trình độ đại học), phụ cấp ưu đãi 30%, mức lương khởi điểm là 3.954.600.
Mức lương thấp của giáo viên (Ảnh chụp tài liệu)
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, so sánh với mức lương tổi thiểu vùng (quy định tại Nghị định số 153/2016/NĐ- CP của Chính phủ) cho thấy: chưa kể các khoản tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tể, bảo hiểm thất nghiệp… lương của giáo viên tiểu học/mầm non mới ra trường đang thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I (hiện tại 3.750.000 đồng) và chỉ tương đương mức lương tối thiểu vùng II (hiện tại là 3.320.000 đồng) của người lao động ở các doanh nghiệp
Mức thu nhập trung bình tập trung ở số giáo viên công tác được khoảng từ 15 đến 25 năm.
Video đang HOT
Mức lương trung bình của giáo viên (Ảnh chụp tài liệu)
Cụ thể, với giáo viên công tác 18 năm, mức lương dao động từ 7.205.600 (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 7.829.250 đồng (giáo viên Trung học cơ sở) và 8.558.550 đồng (giáo viên Trung học phổ thông và giảng viên đại học).
Mức thu nhập cao tập trung ở số giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm.
Mức lương cao của giáo viên (Ảnh chụp tài liệu)
Cụ thể với giáo viên đã công tác được 25 năm thì mức lương dao động từ 9.183.720 đồng (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 10.171.200 đồng (giáo viên Trung học cơ sở) và 10.876.320 đồng (giáo viên Trung học phổ thông và giảng viên đại học).
Cũng theo báo cáo, do được ưu đãi vùng miền, nên lương và thu nhập có tính chất như lương giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đang trong thời kỳ được hưởng đủ các chính sách như phụ cấp thu hút (70%), phụ cấp ưu đãi (70%) có thu nhập cao gần gấp đôi lưong giáo viên đang công tác vùng thuận lợi.
Tuy nhiên, phụ cấp thu hút chỉ được hưởng tối đa 5 năm trong cả quá trình công tác.
Đối với các cơ sở giáo dục có thu nhập tăng thêm sau khi kết thúc năm tài chính, phần chênh lệch thu chi được trích để chi thu nhập tăng thêm.
Tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng thêm bình quân khoảng 40% tiền lương (chế độ này chỉ có ở các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công đảm bảo tự đảm bảo hoặc tự đảm bảo một phần chi thường xuyên).
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông căn bản đều không có nguồn chi ngân sách này, chủ yếu từ nguồn tiết kiệm chi, trong khi nguồn này rất hạn chế (thậm chí là không có) do tỉ lệ phân bổ tài chính chưa bảo đảm 80-20.
Nhiều cơ sở giáo dục phải dùng tới trên 90% để chi cho lương, phụ cấp lương, còn nguồn chi cho hoạt động chuyên môn rất ít.
Theo GDVN
Đề xuất lương nhà giáo cao nhất bảng lương hành chính sự nghiệp
Dự thảo Luật giáo dục mới công bố đề xuất nhiều quy định mới về tiền lương cho giáo viên, miễn học phí cấp THCS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/11 công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục lần hai với nhiều điểm mới. Thay đổi quan trọng nhất so với hiện nay là chế độ tiền lương giáo viên.
Điều 81 dự thảo nêu rõ: "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".
Theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp (Nghị định 204 năm 2004), hiện có 12 bậc lương. Cao nhất là lương viên chức loại A3 nhóm 1 (gồm kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, huấn luyện viên, giáo sư, giảng viên... cao cấp), hệ số từ 6.2 đến 8.0.
Giáo viên trung học cao cấp thuộc loại A2 nhóm 2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38; giáo viên trung học loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98. Giáo viên trung học cơ sở xếp loại A0, hưởng hệ số lương từ 2.1 đến 4.89. Giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non xếp loại B, hưởng hệ số lương từ 1.86 đến 4.06.
Nếu lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp thì có thể tương đương với loại A3, nhóm1, tức bằng với hệ số lương bác sĩ, dược sĩ, huấn luyện viên cao cấp...
Miễn học phí đến cấp THCS
Trước đây, học phí chỉ được miễn cho học sinh tiểu học trường công lập. Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 để học sinh trung học cơ sở trường công lập cũng không phải đóng học phí.
Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. HĐND cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh, từ đề nghị của UBND.
Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Giáo viên tiểu học sẽ được nâng trình độ chuẩn. Ảnh: Minh Cương
Hệ thống giáo dục mở
Theo dự thảo Luật giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Dự thảo bổ sung quan điểm đây là hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
Trình độ đào tạo và các cấp học được xác định là giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS và THPT), giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác), giáo dục đại học (đại học, thạc sĩ và tiến sĩ). Trong luật hiện hành, trình độ cao đẳng được xếp vào nhóm giáo dục đại học.
Bộ Giáo dục bổ sung điều 26 về giáo dục phổ thông, quy định rõ trình độ đào tạo này được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.
Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, học sinh có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
Giáo viên tiểu học phải có bằng cao đẳng
Dự thảo quy định trình độ chuẩn đối với giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Theo Điều 77 Luật giáo dục hiện hành, giáo viên tiểu học chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, tương đương giáo viên mầm non.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật giáo dục được lấy ý kiến đến 16/1/2018, tháng 5/2018 được trình Quốc hội và thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Theo VNE
TS Hồ Thiệu Hùng: 'Muốn biết tương lai giáo dục, nhìn cách cư xử với nhà giáo' Câu chuyện tiền lương, đời sống cho giáo viên một lần nữa được "làm nóng" bởi chia sẻ của những nhà giáo hưu trí ở TP HCM. Ngày 17/11, tại buổi gặp gỡ của Thường trực Thành ủy TP HCM với ngành giáo dục thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều nhà giáo hưu trí, có uy tín,...