Lượng du khách tới Đảo Cò tăng mạnh
Theo Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đảo Cò, xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện), ngày 11/2 (tức ngày mùng 2 Tết) có trên 500 lượt khách đến Đảo Cò tham quan, giải trí, tăng khoảng 10 lần so với ngày thường và tương đương với dịp Tết Nguyên đán năm 2023.
Du khách đến tham quan Đảo Cò được trang bị đầy đủ áo phao để bảo đảm an toàn
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thời tiết thuận lợi thích hợp cho việc tham quan, vãn cảnh nên khu du lịch sinh thái Đảo Cò đón lượng du khách tăng đột biến. Từ ngày 8-11/2 (tức từ ngày 29 tháng Tết đến ngày mùng 2 Tết), Đảo Cò đón khoảng 1.200 lượt du khách đến tham quan, giải trí. Riêng ngày 11/2, địa điểm du lịch này đón trên 500 lượt khách, tăng khoảng 10 lần so với ngày thường và tương đương với dịp Tết năm 2023. Do lượng khách tăng cao nên Ban quản lý khu sinh thái Đảo Cò đã chủ động tăng cường nhân lực để bảo đảm an ninh trật tự, điều tiết giao thông. 9 thuyền to và 15 thuyền thiên nga hầu như phục vụ hết công suất. Đảo Cò cũng đã sử dụng hình thức bán vé điện tử và quét mã QR để tạo thuận lợi cho du khách.
Mặc dù lượng khách tăng mạnh nhưng giá các loại dịch vụ tại Đảo Cò vẫn ổn định như ngày thường. Giá vé vào tham quan 20.000 đồng/lượt, thuyền thiên nga 100.000 đồng/lượt; trẻ em giảm 50%.
Trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ nơi Đảo cò
Không phải đến tận châu Âu mới được chứng kiến cò trắng bay lượn bầu trời, mà chỉ cần đến với Đảo cò Chi Lăng du khách sẽ choáng ngợp trước hàng vạn con cò trắng bay rợp trời.
Khung cảnh thanh bình
Video đang HOT
Về du lịch Đảo cò hồ An Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, Hải Dương, bạn chắc chắn sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, bình yên với hàng vạn con cò trắng bay rợp trời.
Theo UBND huyện Thanh Miện: Với hai đảo nhỏ có diện tích trên 7000m2 ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Nơi đây, được phủ kín bởi những rặng tre xanh đứng nghiêng mình soi bóng. Nhìn từ xa, Đảo Cò nổi lên như một hòn ngọc bích xanh mướt. Đây là nơi cư trú của các loài cò, trong đó đông nhất là 6 loài gồm cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ghềnh, cò diệc và cò ruồi.
Mặc dù mang tên Đảo Cò nhưng ở đây cũng có rất nhiều vạc với các loài như vạc xám, vạc lưng xanh, vạc sao. Ước tính ở đảo này hiện có khoảng 15.000 con cò và hơn 5.000 con vạc.
Với hai đảo nhỏ có diện tích trên 7000m2 ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây.
Theo bà Ngô Lam Anh Việt kiều Pháp: Khi đến với Đảo cò Chi Lăng Nam, tôi thật sự ấn tượng, ở đây rất thanh bình. Trải nghiệm ở nơi đây đã giúp tôi quên đi hết mọi mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống, được hòa mình vào với thiên nhiên đất trời bao la và thả hồn mình phiêu du theo những cánh cò trắng.
Theo bà Lam Anh, ở nước ngoài thành phố Madrid - Tây Ba Nha thường được ví như thiên đường của loài cò nhưng so với cò trên Đảo cò Chi Lăng Nam thì không thể đẹp bằng. Ở đây non xanh nước biếc, trông xa với những chú cò, chú vạc đậu san sát trên những ngọn tre khiến nhiều tôi liên tưởng đến những cành hoa điểm đầy bông trắng.
Còn theo ông Nguyễn Hải Ninh - Du khách Quảng Ninh: Chỉ cần khoảng một tiếng đồng hồ vòng quanh Đảo Cò, tôi nghĩ bất cứ ai cũng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời, hòa mình với thiên nhiên. Được chứng kiến trọn vẹn những khoảnh khắc ghi lại từng nhịp sống và hơi thở của tự nhiên, mỗi người hẳn sẽ cảm thấy mình vô cùng may mắn khi được chiêm ngưỡng một kỳ quan thiên nhiên giữa một vùng quê Bắc Bộ đơn sơ, thanh bình.
Theo ông Ninh: Không hiểu do tín ngưỡng, huyền thoại hay chính sức sống bền bỉ của cỏ cây và từng sinh linh trên đảo mà người dân Thanh Miện rất có ý thức bảo tồn cảnh quan Đảo Cò. Khi hoàng hôn buông xuống, lúc ngày và đêm giao nhau ấy, trên đảo cò diễn ra một buổi "giao ca" đặc biệt giữa Cò và Vạc. Thời điểm cò trở về tổ sau một ngày đi kiếm ăn lại là lúc vạc bắt đầu hành trình "ăn đêm" của mình. Không gian giao thời ồn ào, náo nhiệt. Không hiểu có một tín hiệu nào đó mà cả đàn cò đồng loạt bay lên, từng lớp từng lớp, sải cánh che kín cả bầu trời. Cảnh tượng kỳ diệu có một không hai đó khiến tất cả mọi người đều thấy thú vị đến sững sỡ.
Ông Ninh chia sẻ: Là người đã đi rất nhiều nơi, đặt chân đến nhiều vùng đất kỳ thú cả trong nước và trên thế giới vậy mà khoảnh khắc đó khiến tôi choáng ngợp, chìm vào sự say đắm và sau đó thấy mình cực kỳ may mắn, được đắm say ngắm những cánh cò trắng muốt chao lượn kín cả mặt hồ, ôm trọn cả đảo tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Theo bà Nguyễn Hải Hà - Đại diện Công ty tour Xuyên Việt chia sẻ: Nơi đây rất tiềm năng cho phát triển du lịch. Tuy nhiên những người làm du lịch sinh thái vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của mảnh đất này. Để du khách biết đến đảo cò có gì độc đáo, thì rất cần sự liên kết của các công ty lữ hành. Thêm nữa người dân bản xứ chính là "bản sắc văn hóa" sống của một địa phương. Các địa phương cần phải tuyên truyền giúp người dân hiểu về du lịch, cách làm du lịch, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử để mỗi người dân có thể là một hướng dẫn viên không chuyên ngay tại điểm đến, có như vậy đảo cò mới thực sự hút khách.
Năm 2014, Đảo Cò Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia
Đất lành chim đậu...
Theo huyện Thanh Miện: Đảo Cò Chi Lăng có hơn 9 loại cò, gồm: cò lửa, cò bợ, cò trắng, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc ... Ngoài ra còn trên 6 ngàn con vạc cùng với một số loài chim quý hiếm như: mòng két, le le, bồ nông, cú mèo... về đây trú ngụ. Thời gian gần đây cò, vạc về sinh sống quanh năm với số lượng ngày càng nhiều. Sự phong phú đa dạng về các loại động thực vật tại đảo và lòng hồ đã đem lại sự hấp dẫn và nét đẹp riêng của Đảo Cò, khiến nơi đây trở thành bảo tàng sống về tự nhiên.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Năm 2014, Đảo Cò Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia. Trải qua nhiều biến cố thời gian, trước những tác động bất lợi đe dọa đến sự phát triển của Đảo Cò, khiến khu du lịch sinh thái có dấu hiệu bị sạt lở, thu hẹp. Chính vì lý do đó, năm 2018, UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư 45,5 tỷ đồng để phát triển và bảo tồn Đảo Cò, trong đó 23 tỷ do Trung ương cấp, dành cho phát triển hạ tầng du lịch.
Sau gần 1 năm triển khai tôn tạo, chỉnh trang, Đảo Cò Chi Lăng Nam đã được mở rộng hơn, có thêm không gian sống cho các loài cò, vạc, tạo thuận lợi cho sự di chuyển của du khách đến tham quan. Hiện nay ngày càng đông hơn, có ngày số lượng cò, vạc trú ngụ trên đảo lên tới gần 20.000 con. Hiện Đảo Cò cũng là nơi cư trú của nhiều loài chim như diệc xám, chim trả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Tất cả chung sống hòa bình tạo nên một không gian yên bình đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Ông Nguyễn Văn Nhương - Phó trưởng Ban Quản lý Khu di tích Đảo Cò cho biết: Những năm trước đây do tình trạng đặt bẫy, săn bắn và lấy trứng cò của người dân và các vùng xung quanh nên số lượng cò ở trên đảo suy giảm nhanh chóng. Trước thực trạng trên, huyện Thanh Miện đã xây dựng phương án, lập kế hoạch và phối hợp với ban quản lý và nhân dân cùng chung tay bảo vệ đàn cò. Từ khi được bảo vệ, số lượng cò, vạc trên đảo ngày càng đông hơn. Lúc cao điểm, số lượng các thể cò, vạc các loại về trú ngụ tại đảo lên tới gần 20.000 con...
Theo ông Nhương, hiện tại Đảo Cò Chi Lăng Nam có khoảng 52 loài chim thuộc 12 bộ, 30 họ, 42 giống. Thời gian qua, BQL Khu di tích đã phối hợp với UBND xã Chi Lăng Nam thành lập đội tự quản với 56 thành viên, chia làm 3 tổ tự quản. Thành viên trong tổ đều là người dân sống xung quanh đảo, có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động phá hoại như săn bắt, đánh bẫy cò, vạc, lấy trứng cò ở trên đảo cũng như các khu vực xung quanh.
Đảo cò Chi Lăng nhìn từ trên cao (ảnh internet)
Còn ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam chia sẻ: Người dân nơi đây nhận thức được giá trị tinh thần mà thiên nhiên ban tặng "đất lành chim đậu", nên người dân nơi đây rất bảo vệ loại chim, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào nữa. Chính vì thế chúng thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng.
Thời gian tới, để phát huy tiềm năng du lịch, địa phương đã phối hợp kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có nghiệp vụ về du lịch hỗ trợ. Bước đầu đã có một doanh nghiệp về đầu tư trồng sen trên đảo tạo cảnh quan thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Đảo Cò - mưa cuối Xuân ấm mãi Từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng xuống nút giao Hải Dương, chạy xe chưa tới 30 km là đến với đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, Hải Dương một ngày cuối Xuân mưa bay lất phất. Thư thả chạy xe qua cánh đồng xanh non màu lúa vào thì con gái, gió thổi ràn rạt hắt làn...