Lượng cũ, chất mới
Theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mọi chuẩn bị về pháp lý đã hoàn tất để Liên minh Kinh tế Âu – Á do nước này khởi xướng chính thức ra đời vào ngày 1.1.2015.
Ảnh minh họa
Nói đúng hơn, khi đó, Liên minh Thuế quan Âu – Á hiện tại sẽ được chuyển thành Liên minh Kinh tế Âu – Á. Hiện tại, liên minh thuế quan này mới chỉ có Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia. Cũng theo ông Putin, Liên minh Kinh tế Âu – Á mở cửa cho tất cả những quốc gia ở khu vực xung quanh Nga, đặc biệt là Ukraine và những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Thành lập liên minh kinh tế này là một trong những mục tiêu hàng đầu của ông Putin với ý tưởng là một dạng liên kết – hợp tác kinh tế khu vực và liên châu lục có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của EU. Thực chất ở đó là vai trò trụ cột và ảnh hưởng chi phối của Nga.
Video đang HOT
Như vậy, các thành viên của liên minh đã quyết định và đưa ra lộ trình cụ thể để nâng cấp, tăng cường thể chế hóa hình thức hợp tác kinh tế khu vực – liên châu lục chặt chẽ hơn, với phạm vi cũng như tầm cỡ to lớn hơn.
Lộ trình mới được quyết định tạo cho Nga con chủ bài mới trong cuộc tranh giành Ukraine với EU. Sự tham gia của Ukraine sẽ có tác động rất quan trọng tới tương lai của liên minh kinh tế Âu – Á và làm thay đổi tương quan giữa EU và Nga. Điểm yếu chính của lộ trình này là kỳ vọng tạo chất mới từ lượng cũ. Bởi thế, muốn thành công thì Nga, Belarus và Kazakhstan còn phải điều chỉnh chính sách rất nhiều, khẩn trương và cơ bản.
Theo TNO
Nga "dệt" lưới phòng không tích hợp với các quốc gia liên minh
Ngày 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này có kế hoạch sẽ tăng cường mạng lưới phòng không khu vực tích hợp của họ với Belarus đồng thời bắt đầu thiết lập các mạng lưới phòng không chung tương tự với Armenia và Kazakhstan.
"Sự hợp tác này sẽ giúp gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Nga và các đối tác, và sẽ góp phần tăng cường hòa bình và ổn định tại lục địa Á-Âu," Tổng thống Putin phát biểu tại một cuộc họp với các sĩ quan chỉ huy cao cấp tại Moscow.
"Chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với các đối tác và đồng minh truyền thống của chúng tôi, chủ yếu là với các nước thành viên CSTO, SCO và CIS", Tổng thống Putin khẳng định.
Nga và Belarus đã ký kết một thỏa thuận về việc cùng bảo vệ không phận của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus và thành lập một mạng lưới phòng không khu vực tích hợp vào tháng 2-2009.
Mạng lưới phòng không này được cho là bao gồm 5 đơn vị không quân, 10 đơn vị phòng không, 5 đơn vị dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật, và một đơn vị tác chiến điện tử. Đó là một phần của mạng lưới phòng không tích hợp của Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Hệ thống phòng không S-300 trong lễ diễu binh tại Belarus tháng 7-2013
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, một số máy bay chiến đấu Su-27SM3 sẽ được triển khai sẵn sàng chiến đấu tại các căn cứ không quân Lida ở Belarus.
Nga cũng sẽ cung cấp 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 cho Belarus vào năm tới ngoài các khẩu đội phòng không Tor-M2 đã được triển khai trước đó tại nước này.
Trước đó, Nga đã công bố kế hoạch thành lập mạng lưới phòng không khu vực với các nước thành viên thuộc Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, một khối an ninh khu vực bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Ngoài Belarus, năm ngoái, Nga cũng đã ký kết một thỏa thuận thiết lập một mạng lưới phòng không khu vực với Kazakhstan.
Theo ANTD
Nga tổ chức "cuộc chiến" xe tăng quốc tế Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/8 đã tổ chức một cuộc đua quốc tế vô cùng khác thường: Người tham gia lái xe bọc thép, bắn vào mục tiêu trên đường đi. Sự kiến được cho là cuộc đua xe tăng đầu tiên trên thế giới. Bộ Quốc phòng Nga xây dựng cuộc đua trên mô hình các cuộc đua biathon (vừa bắn...