Lương bảo mẫu “mấp mé” 1 triệu đồng/tháng
Làm quần quật 10-13 tiếng/ngày nhưng không được trả công tương xứng, đội ngũ bảo mẫu trong các trường học luôn đối mặt với sự bấp bênh, khó khăn.
Lương của bảo mẫu có những nơi chỉ trên dưới 1 triệu đồng/tháng. Cám cảnh thay, đó là những đồng tiền chủ yếu “xin” từ phụ huynh.
Tất bật cả ngày
Từ 6 giờ sáng trở đi là thời điểm nhiều cô bảo mẫu (còn gọi là cô “ba” hay cô nuôi dạy trẻ) trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ bắt đầu bận bịu với những công việc nối tiếp nhau cho đến 5-6 giờ chiều.
Nhiều khi bé cuối cùng ra về, tôi cứ ngồi thừ ra. Mệt quá, chả muốn đứng dậy ra về nữa Cô Thiên Hương
Bảo mẫu trường Mầm non Bến Thành (Q.1, TP.HCM)
8 giờ sáng ngày 19.10, tại trường Mầm non Bến Thành (Q.1, TP.HCM), cô bảo mẫu Hồng Thúy đi lòng vòng mấy chục lần quanh một bàn ăn. Bàn còn khoảng 15 trẻ lớp Mầm 4, trong đó có không ít cháu chỉ thích… ngậm cháo rồi ngó nghiêng chơi. “Cô đút nè! Con ăn giỏi lắm!” – miệng nói, tay đút thoăn thoắt, cô Thúy gần như phải di chuyển liên tục từ cháu này sang cháu khác. Các bàn bên cạnh, cả bảo mẫu và giáo viên cùng sốt sắng nhắc nhở, giúp trẻ ăn uống.
Video đang HOT
Mỗi ngày, công việc của các bảo mẫu thường na ná, lặp đi lặp lại: phụ cô giáo đón trẻ, vệ sinh lớp học, đồ chơi, vệ sinh thân thể cho học sinh, chuẩn bị và dọn dẹp bàn ăn mỗi ngày 3 lượt: sáng, trưa và xế, canh các cháu ngủ trưa, sinh hoạt cùng các cháu, chờ trả trẻ…
Thông thường, đến 5 giờ chiều là trẻ về hết. Tuy nhiên, một số phụ huynh có hôm đón trễ nên phải đến 6 giờ, thậm chí 6 giờ rưỡi mới hết trẻ. “Nhiều khi bé cuối cùng ra về, tôi cứ ngồi thừ ra. Mệt quá, chả muốn đứng dậy ra về nữa” – cô Thiên Hương, bảo mẫu của trường Mầm non Bến Thành tâm sự. Khi trẻ về hết, các cô còn tiếp tục lau dọn phòng, rửa các dụng cụ. Đặc biệt, thời gian này đang xảy ra dịch tay chân miệng, nên trường nào cũng chờ các cháu về hết là vệ sinh phòng bằng Cloramin B.
Áp lực không chỉ đến từ công việc mà đôi khi cả từ phía phụ huynh. Phổ biến nhất là những ca trẻ bị béo phì đang tập luyện chế độ giảm béo tại trường, nhưng cha mẹ bé tỏ ra khó chịu, cho rằng bảo mẫu không quan tâm, không cho con họ ăn uống. “Lo nhất là phụ huynh không góp ý trực tiếp mà đến “méc” ban giám hiệu, làm tụi mình rất dễ bị mất việc!” – bảo mẫu ở một trường tư thục mầm non ở Q.Tân Phú thổ lộ.
Có mặt tại lớp 3/1 trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình) lúc 11 giờ 30 ngày 21.10, chúng tôi gặp bảo mẫu Lâm Hồ Bảo Châu (29 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu) đang tất tả lau hành lang sau khi cho học sinh (HS) ngủ trưa. Cô Châu cho hay, lau dọn xong, cô còn xuống phụ nhà bếp rửa đồ dùng ăn uống của lớp.
Xin hỗ trợ từ phụ huynh
Ông Trần Tâm – Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình), cho hay trường hiện có 22 lớp bán trú (các khối lớp 1, 2, 3) với 22 bảo mẫu. Năm học 2010-2011, trường có 7/22 bảo mẫu nghỉ việc. Khi vừa lấp đủ số lượng thì chỉ trong vòng nửa tháng đầu năm học này, lại có 2 người nghỉ. Ông Tâm thẳng thắn: “Năm nào tôi cũng phải đứng trước ban đại diện cha mẹ HS để xin tiền cho bảo mẫu. Tôi bảo đảm rằng, không có ông hiệu trưởng trường bán trú nào trong cả nước mà không làm chuyện này để trả lương cho bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ, y tế…”. Nhờ thế tổng thu nhập của mỗi bảo mẫu tại trường này từ 1,8 – 1,9 triệu đồng/tháng. Hiệu trưởng Trần Tâm trăn trở: “Mặc dù nhiều phụ huynh ủng hộ, chia sẻ với bảo mẫu nhưng chúng tôi cũng không dám vận động nhiều vì sợ bị quy vào lạm thu và sai chủ trương”.
13 năm, 1 mức giá Văn bản liên sở giữa Sở GD-ĐT và Sở Tài chính TP.HCM được ban hành năm 1998 quy định mức thu phí tổ chức phục vụ và quản lý bán trú theo khu vực ngoại thành – nội thành như sau: bậc mầm non là 30 ngàn – 50 ngàn đồng/tháng/HS; bậc tiểu học, THCS, THPT là 25 ngàn – 30 ngàn đồng/tháng/HS. Ngày 15.10, tại buổi làm việc của HĐND TP.HCM với Sở GD-ĐT về bậc học mầm non, cán bộ ngành giáo dục phản ánh: TP.HCM hiện thiếu hơn 7.000 bảo mẫu bậc mầm non, nhiều trường không tuyển được đội ngũ bảo mẫu, y tế vì không có chính sách… Tại đây, Sở GD-ĐT đề xuất được tăng phí phục vụ bán trú lên mức 150 ngàn – 200 ngàn đồng/tháng/HS.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương – Chuyên viên Phòng Giáo dục Q.Tân Bình, toàn quận hiện chỉ có 397 bảo mẫu trong 421 lớp tương đương 16.771 HS bán trú. Thu nhập bình quân của lực lượng này là 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng/người. Ba tháng nghỉ hè, bảo mẫu không có việc làm nên không có lương và không có BHXH, BHYT (trừ một vài trường như trường Tiểu học Trần Quốc Toản tuy không trả lương nhưng cố gắng duy trì đóng BHXH, BHYT liên tục cho bảo mẫu).
Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, ông Tạ Tân cho biết toàn quận hiện có 185 lớp tiểu học bán trú với 8.320 HS, song chỉ có gần 100 bảo mẫu. “Những bảo mẫu này được hợp đồng theo năm học với hệ số lương của nhân viên phục vụ là hệ số 1. Nếu có hỗ trợ của cha mẹ HS, may ra bảo mẫu mới nhận được từ 1 triệu đồng/tháng trở lên. Điều này khiến lực lượng bảo mẫu không ổn định, thay đổi liên tục”, ông Tân nói.
Nhiều trường đạt chuẩn quốc gia cũng không nằm ngoài tình trạng “xin” hỗ trợ từ phụ huynh cho lực lượng bảo mẫu. Bà Vũ Thị Thu Hà – Hiệu trưởng trường Mầm non Bến Thành (Q.1), cho biết hiện tại trường có 12 bảo mẫu, được bố trí vào các lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, trường có 13 lớp mẫu giáo nên vẫn còn thiếu một cô. Bà Hà nhìn nhận: “Việc tuyển dụng đội ngũ này rất khó bởi không chỉ vướng yêu cầu về hộ khẩu TP.HCM mà còn ở những bất cập về thu nhập”. Bà Hà cho rằng, do sĩ số HS đông nên công việc của bảo mẫu rất nặng. Thế nhưng, thu nhập trung bình mỗi tháng của các cô chỉ trên dưới 2 triệu đồng, bao gồm: lương, phụ cấp, còn lại là tiền hỗ trợ từ cha mẹ HS.
Cô Lê Thị Bích Nga ngậm ngùi khi nói đến hoàn cảnh của mình Cô Lê Thị Bích Nga, 29 tuổi, làm bảo mẫu tại trường Mầm non Bến Thành được 6 năm và có mức thu nhập hiện tại khoảng 1,9 triệu đồng/tháng. “Trước đây lương chỉ mấy trăm ngàn đồng/tháng, giờ có tăng nhưng cũng không đủ sống. Mấy năm nay, tôi còn phụ nuôi người mẹ bị bệnh tiểu đường”, cô nói trong nước mắt. Mỗi sáng, cô thức dậy rất sớm để lo cho mẹ trước khi chạy đến trường. Bằng nguồn tiền vay mượn từ bạn bè, đồng nghiệp, cô gái nhỏ nhắn này đang kiên trì theo học năm thứ 2 hệ tại chức trường CĐ Sư phạm T.Ư TP.HCM. “Ngoài việc nâng cao tay nghề, hy vọng khi có bằng CĐ, mình sẽ được mức lương cao hơn” – cô Nga thật thà chia sẻ. Hỏi về chuyện chồng con, cô Nga lắc đầu: “Đó là điều quá xa xôi đối với tôi lúc này”. Cô Phạm Thị Hòa, 48 tuổi, bảo mẫu tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình) có thâm niên 17 năm trong nghề. Thu nhập của cô cũng chỉ 1,9 triệu đồng/tháng bao ăn trưa. Cô Hòa kể: “Nhà trường muốn cho chúng tôi đi du lịch cuối năm học bằng cách trích mỗi tháng lương một ít để dành. Nhưng tất cả chúng tôi kêu với ban giám hiệu cho lãnh nguyên lương. Cuộc sống hằng ngày còn kham chưa nổi thì bụng dạ đâu để đi chơi?”.
Theo thanh niên
Cày game thuê có được xem là nghề?
Cày thuê từ lâu đã là một công việc kiếm tiền trong cộng đồng game, tuy nhiên nó vẫn chưa được xem là một nghề chính thức.
Nếu ở đại đa số game thủ, chơi game online chỉ với mục đích thư giãn, giao lưu với nhiều người "lạ mà quen" thì ở một nhóm đối tượng khác, việc "cày game" không chỉ để giải trí mà còn có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí có thể hái ra tiền từ thế giới ảo. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để kiếm được đồng tiền từ việc luyện game mà những người đang nhận nhiệm vụ "cày game thuê" cũng gặp không ít gian truân và trầy trật để có thể kiếm được đồng tiền từ thế giới ảo.
Gian truân và lắm bấp bênh
Đại đa phần những người "cày game thuê" là những game thủ có kinh nghiệm và được dẫn dắt bởi những cá nhân đang nuôi giấc mơ làm "người nổi tiếng" trong thế giới ảo. Họ bỏ tiền ra để "nhờ vả" những người bạn của mình chơi game giúp họ theo lộ trình có chiến thuật rất chặt chẽ. Làm sao để có thật nhiều vàng, làm sao để lên top trong thời gian ngắn nhất? Làm sao để là người đầu tiên sở hữu những trang bị "vip"? Chặng đường để đạt được thành quả đó vô cùng gian nan và ngốn thời gian khủng khiếp, không chỉ vài giờ mà là hàng ngày, thậm chí 24/7.
Và lẽ dĩ nhiên, không phải ai cũng có khả năng ngồi "mọc rễ" như vậy. Nhưng với tham vọng muốn chạy đua, tiếc rẻ hay hàng ngàn lẻ một những thứ lý do khác, rất nhiều người đã bỏ tiền để thuê người khác chơi game, kiếm "vàng" và đua level hộ mình. Những người túi tiền rủng rỉnh nhưng "nghèo" thời gian sẵn lòng trả tiền cho "người cày thuê" để nhân vật của họ được leo lên bậc cao hơn, hoặc giàu có trong game. Điều đó có nghĩa là tiền thật đang được trả để đổi lấy tiền ảo. Với người đã nhận "cày thuê", do không có bất kỳ hợp đồng nào ràng buộc, làm chủ yếu dựa trên quen biết, họ phải ngày đêm cày cuốc để đạt được mục đích của chủ nhân nếu không muốn "cắt thù lao" bất cứ lúc nào.
Nhọc nhằn chưa hết, nhiều game thủ do sơ ý để rớt mất đồ xịn thì coi như cả tháng làm công cốc.Zethayko nhớ lại: "Năm ngoái, đang cày hộ 1 người bạn bên Tây Du Ký thì chẳng may bán nhầm đồ hoàng kim môn phái trị giá khoảng 5 triệu do trang bị không cố định. Rất may do quen biết nên không bị đền chứ không là coi như hẻo cả tháng".
Chỉ là nghề ảo...
Mặc dù phải "làm việc" thật sự nhưng hiện nay chưa ai công nhận cày game thuê là một nghề chính thức. Vì game online vẫn còn cái nhìn định kiến, những người làm nghề này đa phần vì niềm đam mê game online hơn là kiếm tiền. Thu nhập của nhóm người này cũng không ổn định và mang tính thời vụ. Vì nghề này chỉ "được mùa" khi có giải đấu lớn cần huy động "lực lượng nòng cốt" hay khi có sự kiện săn đồ. Còn không thì cũng ngồi không xơi nước dài dài.
Có người muốn bỏ tiền để chơi game thoải mái thì sẽ có người cày thuê.
Dẫu biết thế nhưng nghề cày game thuê vẫn đang tồn tại và ngầm phát triển trong cộng đồng game thủ. Có cầu, ắt sẽ có cung, thế giới ảo lập tức xuất hiện những đối tượng chơi game chuyên nghiệp, ngày đêm "luyện đồ", "cày level" để bán đồ, bán account nhân vật trong game kiếm tiền. Chẳng những vừa được chơi game thoải mái, lại còn vừa có thể đổi tiền ảo lấy tiền thật. Lúc đầu chỉ là các cá nhân tự phát đơn lẻ nhưng về sau là có hẳn những "nhóm đào vàng" chuyên nghiệp chuyên cung cấp những "thợ cày" giỏi, năng xuất cao. Vì vậy, các "thợ cày" ngày càng gia tăng và phát triển không ngừng trong cộng đồng game thủ.
Cứ như thế, có một mảng tối trong cộng đồng game nơi mà những game thủ thích chơi game nhưng ít tiền sẵn sàng gửi thân làm tá điền cày thuê cho các đại gia như các bần nông đi làm thuê cho địa chủ ngày xưa. Và cũng như các tá điền ngày xưa, thân phận của họ cũng bấp bênh và không được xã hội công nhận.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nintendo suy thoái và sự sụp đổ của một đế chế Những thông tin về việc 3DS giảm giá và thị phần của Nintendo sụt giảm, gamer băn khoăn liệu có phải Nintendo đang trong vị trí "bấp bênh"? Chắc hẳn phần đông trong số gamer còn nhớ tới thời kỳ "sụp đổ" của Sega, và sẽ không ít người liên tưởng tới tình trạng của Nintendo hiện tại. Năm 1995, sau tiếng vang...