‘Lương anh ấy cao nhất, để anh ấy trả tiền’
Năm lần bảy lượt đi ăn tôi đều phải là người móc ví trả tiền vì lý do rất buồn cười – lương tôi cao nhất hội.
‘Nhiều lần tôi phải trả tiền vì tôi có thu nhập cao nhất hội’. Ảnh: Huffingtonpost
Hồi sinh viên đại học, lớn hơn các bạn cùng lớp 5 tuổi nên được bầu làm “đàn anh”. Làm anh thích lắm, các em răm rắp dạ vâng, chuyện lớn chuyện bé trong lớp cũng được hỏi ý kiến, nhưng đúng như dân gian nói, “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”.
Chuyện gì khó, việc gì khổ anh cũng phải đứng mũi chịu sào. Nhất là chuyện tiền nong, đi ăn đi chơi với các em bao giờ tôi cũng là người chi hoặc góp nhiều hơn cả.
Đến khi đi làm, họp mặt lớp lần nào cũng thế, “tăng một” ăn uống – đầy đủ cả lớp thì chia tiền, “tăng hai” chỉ còn khoảng một nửa tham gia. Lúc đi hát thì năm lần bảy lượt đều là tôi trả. Vì sao? Vì mọi người cho rằng tôi đã lên chức quản lý và lương cao nhất hội, một vài đồng tiền hát cỏn con có đáng là bao.
Có lần một bạn nữ lần đầu tham gia cùng nhóm hát thắc mắc: “Sao không chia ra mà để anh Hùng trả hết?”, một người khác đã nhanh nhảu trả lời “Anh ấy là sếp mà, lương cao nhất hội, để anh ấy trả”.
Đi ăn với đồng nghiệp cùng phòng cũng vậy, mọi người sẽ đóng một khoản cố định, còn lại thiếu thì tôi bù. Nhiều lần tôi buộc phải trả gấp ba, gấp bốn lần người khác vì tôi “là sếp mà”.
Chắc đọc đến đây mọi người sẽ bảo “không muốn trả thì sao không nói thẳng ra để mọi người chia”. Khó lắm, chuyện chia tiền với văn hoá người Việt đâu có dễ.
Suy nghĩ “người giàu hơn trả tiền”, “vài đồng bạc cỏn con thì thấm tháp gì với thu nhập cao như thế” đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Họ mặc định cứ mang hoá đơn ra là đưa cho người lớn tuổi nhất, người thu nhập tốt nhất hội.
Video đang HOT
Tôi không phải dạng keo kiệt, đã rất nhiều lần tôi bỏ tiền túi ra mời cả hội đi ăn nhà hàng, đi hát, có khi tốn cả tháng lương. Nhưng việc lần nào cũng là người trả tiền khiến tôi cảm thấy không thoải mái và cảm giác như mình bị lợi dụng. Tôi thấy mình được mọi người gọi đi ăn như chỉ để có người trả tiền vậy.
Nói ra thì sợ mọi người bảo keo kiệt, tính toán, không nói thì tôi cảm thấy rất ức chế, vì đồng tiền mình làm ra, là mồ hôi nước mắt của mình chứ không phải nhặt được từ trên trời rơi xuống.
Trong nhiều tình huống người có thu nhập thấp hơn lại tự tạo ra phân biệt đối xử. Họ cho phép mình đóng góp ít hơn, người thu nhập cao hơn thì bắt đóng cao hơn trong khi ăn uống ngồi cùng một bàn, dùng cùng một loại thức ăn. Ngay cả đàn ông và phụ nữ cũng vậy, phụ nữ muốn bình đẳng với đàn ông nhưng lại không muốn trả tiền khi đi ăn với nhau.
Tôi viết những lời này không phải để khoe mình giàu có, mình vung tiền bao bạn bè. Tôi chỉ muốn mọi người hiểu nỗi khổ của những người làm anh, của những người được cho là “thu nhập cao” mỗi lần tụ họp ăn uống.
Bạn hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người, cùng ăn cùng chịu, trừ khi người ta tự nguyện, chứ đừng mặc định mang hoá đơn ra là đưa cho người nhiều tiền nhất trả. Bạn cũng đừng vì đi ăn cùng anh, cùng chị, mình ít tuổi hơn nên đương nhiên mình không có trách nhiệm trả tiền.
Là con gái đi ăn với bạn trai cũng vậy, bạn đừng ngại móc ví ra thanh toán. Bởi điều đó thể hiện tính tự chủ của bạn, không lệ thuộc vào bạn trai. Đương nhiên người con trai cũng sẽ không bao giờ để bạn thiệt, bạn trả một kiểu gì anh ấy cũng sẽ trả hai, trả ba…
Tình huống nào, hoàn cảnh nào cũng vậy, đôi bên cùng đóng góp, cùng chia sẻ sẽ đẹp lòng cả đôi. Tôi mong rằng người Việt mình sẽ dần học được cách sống sòng phẳng , chia tiền ngay tại bàn ăn như người phương Tây.
Theo Dân Trí
Cảm thấy suy sụp tinh thần vì phát hiện nàng làm gái bán hoa
Nhưng rồi một lần vô tình, tôi đọc được tin nhắn của em và biết sự thật. Bấy lâu nay, em lừa dối tôi để làm một việc tôi căm ghét nhất trên đời, đó là bán thân. Trong lúc cay đắng và tức giận nhất, tôi đã muốn giết chết em, muốn đánh em nhưng tôi không thể làm được.
Tôi đã đọc rất nhiều câu chuyện tình cảm trong cuộc sống. Bởi thế, bản thân tôi từng nghĩ cuộc đời chẳng ai biết trước điều gì, chỉ cần cố gắng và không phải buồn vì những chuyện đã qua. Nhưng thật sự tới lúc này, tôi quá bế tắc với chính câu chuyện của bản thân mình.
Tôi là một người không may mắn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Tai nạn đã cướp đi một chân của tôi đúng vào tuổi đôi mươi. Nỗi đau thể xác và sự dang dở mối tình đầu với cô bạn cùng lớp ập đến cùng lúc khiến tôi như gục ngã. Nhưng sau tất cả, tôi vẫn gượng đứng lên và tiếp tục ước mơ trên đôi chân giả của mình. Sau bao nỗ lực, tôi cũng đã kiếm được một công việc ổn định, không chỉ lo được cho bản thân mà còn hỗ trợ được rất nhiều cho gia đình.
Vậy mà, sự ngang trái trong tình yêu vẫn không buông tha tôi, tôi nghĩ mình sẽ yêu một lần cuối cùng và sẽ cùng người ấy đi đến hết cuộc đời. Một người không cần hoàn mĩ, chỉ cần thương tôi và chấp nhận tôi. Nhưng tôi không ngờ tới một sự thật kinh hoàng và làm tôi bế tắc không biết nên làm thế nào để có thể kéo em ra khỏi vũng bùn lầy này được.
Em - cô gái tôi tưởng như thánh thiện và ngây thơ ở cái tuổi 18 hồn nhiên trong sáng. Một người con gái chịu nhiều thiệt thòi khi sống trong gia đình không hạnh phúc, bỏ học từ sớm em bươn chải kiếm sống. Tôi gặp em và thương em, em kể hết hoàn cảnh và tôi cũng vậy, chẳng giấu diếm điều gì.
Yêu nhau được vài tháng thì chúng tôi cùng về ra mắt gia đình hai bên. May mắn là cả hai bên bố mẹ đều hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh hai đứa. Rồi sau đó, tôi đưa em xuống Hà Nội kiếm việc. Tôi đã xin cho em nhiều công việc khác nhau nhưng cứ dăm bữa nửa tháng thì em lại kêu chán và tự ý bỏ việc. Tôi rất giận em nhưng lại cố suy nghĩ tại em mới làm ở đây chưa thích nghi được môi trường mới. Tuần nào tôi cũng xuống với em xem cuộc sống thế nào, thấy em vẫn chịu khó làm và ở với bạn, tôi dần yên tâm. Rồi tôi đón em lên trên tôi làm để tiện bề quan tâm chăm sóc.
Nhưng rồi một lần vô tình, tôi đọc được tin nhắn của em và biết sự thật. Bấy lâu nay, em lừa dối tôi để làm một việc tôi căm ghét nhất trên đời, đó là bán thân. Trong lúc cay đắng và tức giận nhất, tôi đã muốn giết chết em, muốn đánh em nhưng tôi không thể làm được.
Ảnh minh họa
Tôi đã hỏi em tại sao em lại làm vậy, tại sao em lại lừa dối tình cảm mà bấy lâu nay tôi đã dành cho em hết lòng. Em khóc và bảo không biết tại sao lại làm vậy, không phải vì tiền, không phải dục vọng mà bởi suy nghĩ của em không thể dứt ra khỏi cái nghề nhơ nhớp ấy. Đau đớn tột cùng, tôi hỏi em đã đi nhiều chưa và có dùng biện pháp an toàn không. Em bảo mới hai người và vẫn dùng biện pháp an toàn. Tôi không tin nhưng cố ép mình tin đó là sự thật, dù vẫn còn yêu nhưng tôi phải nói lời chia tay em.
Tôi không hắt hủi em, không chửi hay dằn vặt em. Tôi chỉ phân tích cho em tại sao em lại làm vậy, lương tâm và đạo đức của em đâu. Sẽ thế nào khi gia đình biết em làm chuyện tày trời này. Tôi bảo tôi sẽ nói với gia đình em, em bảo nếu tôi nói em sẽ không về nhà nữa. Tôi chấp nhận sẽ không nói sự thật nếu em hứa thay đổi và sẽ không bao giờ làm lại điều này nữa. Em đồng ý và tôi bắt xe cho em về quê.
Dù đã chia tay nhưng thâm tâm, tôi vẫn quan tâm đến em. Tôi thường hay lo lắng em "ngựa quen đường cũ" nên thường xuyên thăm hỏi. Tôi biết trái tim tôi bây giờ không còn yêu mà chỉ thương em, thương cho suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc sẽ khiến em một lần nữa trở thành con người xấu. Và tôi biết khá chắc chắn một điều, em vẫn lén lút làm cái nghề trái đạo đức và lương tâm này sau lưng tôi.
Bây giờ, tôi không biết làm gì để giúp em thoát khỏi lầm lạc này đây? Tôi không đành lòng nhìn em lại sa ngã lại đi tiếp vào con đường đen tối. Tôi biết giờ khuyên em rất khó khi cả hai chẳng là gì nữa của nhau. Thực sự tôi vô cùng bối rối và cảm thấy day dứt rất nhiều với chính những người ruột thịt của em đã tin tưởng ở tôi. Tôi phải làm sao để giúp em cũng như cho chính mình thoát khỏi bế tắc này?
Tuấn Cương (Hòa Bình)
Trả lời:
Tôi lấy làm tiếc và không khỏi xót xa truớc những mất mát, đau khổ, tổn thuơng đến với em. Tuy nhiên như nguời ta vẫn thuờng nói, một con diều chỉ lên cao khi nguợc gió. Tôi mừng vì em đã rất kiên cuờng, suy nghĩ lạc quan, nỗ lực không ngừng để vuợt qua những điều đó và sống có trách nhiệm với bản thân và những nguời xung quanh. Hiện tại em đang băn khoăn thật nhiều rằng làm sao để cô bạn gái trẻ nguời non dạ em đã từng quen ấy sẽ ý thức đuợc việc mình đang làm và sống chuẩn mực, sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn.
Cô ấy là một cô gái còn trẻ, còn chưa nhận thức rõ ràng đựơc những cám dỗ, mất mát và hệ quả đáng tiếc khi lựa chọn nghề "bán thân" như vậy. Theo như cô ấy chia sẻ thì "không biết tại sao lại làm vậy, không phải vì tiền không phải dục vọng mà vì em trong đầu lúc nào cũng muốn làm nghề đấy". Thật khó để biết tại vì sao cô ấy lựa chọn nghề ấy khi chính cô ấy cũng còn mông lung mơ hồ như vậy.
Trên thực tế một số nguời lựa chọn nghề mại dâm là do muốn có thu nhập cao, bản thân lại luời lao động, không muốn làm việc vất vả, thích huởng thụ, số khác do gia cảnh khó khăn, không đuợc được quan tâm, giáo dục từ gia đình, bị bạn bè rủ rê lôi kéo hoặc một số khác bị lừa, bị cưỡng bức, tâm lý bất cần đời, sống buông thả,... Đây là một nghề không được xã hội, pháp luật nuớc ta thừa nhận và cũng vì lẽ đó mà nó chịu nhiều điều tiếng, lên án, phê phán, kì thị của nhiều nguời.
Chương trình hiểu em có lòng tốt khi muốn cô ấy "hoàn luơng" nhưng em không thể làm gì khác ngoài việc phân tích cho cô ấy phải trái đúng sai, những hệ quả mà cô ấy có thể gặp phải. Em luôn trăn trở, đau đáu trong lòng làm sao để thay đổi cô ấy nhưng những cố gắng của em không mang lại kết quả như mong đợi.Cô ấy vẫn bất chấp tất cả và nhất quyết sống theo cách riêng của cô ấy.
Biết rằng cô ấy đang lầm đường lạc lối, biết rằng cô ấy sẽ khổ nhưng cuộc sống của cô ấy sẽ do cô ấy quyết định. Em không thể quyết định thay cô ấy, càng không thể sông thay cô ấy. Việc chia sẻ với cha mẹ cô ấy có thể cũng là biện pháp hữu dụng cuối cùng mà em có thể tác động cô ấy. Tuy nhiên em cũng cần khéo léo, tế nhị để tránh ảnh huởng tới danh dự, uy tín của cô ấy vì đó là điều không ai mong muốn cả.
Em đã làm tất cả những gì có thể, vậy nên dù kết quả có như nào thì em cũng đừng quá nặng lòng, dằn vặt bản thân. Bên cạnh cảm thông, chia sẻ với những nguời xung quanh em nên biết cách tự chăm sóc cho chính mình. Hãy gạt bỏ những sầu muộn, tiếp tục đặt những mục tiêu, kế hoạc mới và nỗ lực sống tốt mỗi ngày. Mọi điều tốt đẹp sẽ đến với em khi em thực sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng.
Theo PNVN
Có nên bình đẳng chuyện... ngoại tình Đã qua rồi cái thời xã hội công khai thừa nhận "trai anh hùng năm thê bảy thiếp" nhưng "gái chính chuyên chỉ có một chồng". Có nên bình đẳng chuyện ... ngoại tình? Cũng qua rồi thứ luật bất thành văn, ông "ăn chả" chỉ là chuyện nhỏ, nhưng bà "ăn nem" là chuyện động trời. Dù người vợ có căm tức...