Lương 6 – 7 triệu/ tháng vẫn muốn dư dả cả 100 triệu nhanh chóng: Đây là cách!
Muốn tiết kiệm được nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn là cả một nghệ thuật đó!
Tôn chỉ đầu tiên trong quản lý tài chính cá nhân luôn là tiết kiệm. Duy trì các khoản tiết kiệm sẽ là thói quen tốt giúp chúng ta đạt được nhiều mục tiêu trong tương lai cũng như có khoản backup cho những tình huống khẩn cấp.
Thế nhưng làm sao để tiết kiệm và tiết kiệm như thế nào để số tiền dư nhiều lên nhanh chóng là vấn đề không phải ai cũng biết. Thậm chí đối với dân tình lương chỉ 6 – 7 triệu/ tháng, ăn tiêu còn không đủ làm sao có dư để tiết kiệm cơ chứ. Song, trên đời này điều gì cũng có thể nếu bạn biết được 5 “chiêu” tiết kiệm nhanh chóng dưới đây.
1. Lập quỹ tiết kiệm tự động
Nếu bạn không tin vào bản thân lắm, có thể nhờ cậy đến app của các ngân hàng để lập quỹ tiết kiệm tự động. Điều này đơn giản là bạn cài đặt để cứ đến ngày lãnh lương, thẻ sẽ tự chuyển một số tiền nhất định vào quỹ tiết kiệm riêng của bạn, như thế này không sợ quên cũng không sợ thâm hụt mất tiền dự định tiết kiệm. Yên tâm là ngân hàng nào của Việt Nam cũng có tính năng chuyển tiền cố định hằng tháng này.
Mặt khác, nếu bạn tiết kiệm mỗi tháng 10% tổng thu nhập, hãy làm tròn lên từng con số lẻ trong quỹ tiết kiệm. Ví dụ 10% tiền lương của bạn là 1050k, hãy làm tròn số tiền tiết kiệm thành 1100k luôn nhé. Tiết kiệm thêm một tí không làm tài chính của bạn eo hẹp, ngược lại “tích tiểu thành đại”, số tiền nhỏ lẻ ấy qua thời gian còn có thể thành một khoản kha khá đó.
2. Chăm chỉ sử dụng các app hoàn tiền, tích điểm
Nếu bạn là người thích thanh toán online, ngoài việc săn voucher giảm giá bạn còn nên tìm hiểu về tính năng hoàn tiền và tích điểm. Hầu như các cửa hàng, quán ăn đều có chương trình khách hàng thân thiết mà mỗi lần thanh toán đều được tích lại 5 – 10% tổng hóa đơn, đừng ngại ngần hỏi thăm và tham gia nhé.
Mặt khác, có một số loại thẻ ngân hàng dành cho người hay mua sắm cũng có % hoàn lại tiền rất cao, bạn có thể tham khảo qua để tiết kiệm một phần nào đó tiền bạc.
3. Giảm bớt các khoản chi nhỏ lẻ không cần thiết
Để có nhiều tiền hơn cho quỹ tiết kiệm mà lương không cao, chắc chắn bạn sẽ phải bỏ đi những khoản chi lặt vặt, không cần thiết nhưng tiêu tốn rất nhiều. Cách đơn giản để tìm ra chúng là lập kế hoạch tài chính, xem kỹ từng khoản chi trong tháng để biết đâu là “kẻ trộm” đang lấy đi tiền của bạn mỗi ngày mà bạn không hay biết. Đó có thể là những món đồ “không đáng bao nhiêu” mua vì dễ thương, cốc cà phê 30k mỗi ngày… Cứ cái gì có thể chuyển sang thứ rẻ hơn, tự làm hay thứ gì chẳng thiết yếu thì lược bớt, hạn chế đi.
4. Ngưng lạm dụng thẻ tín dụng
Tiền không phải của mình, mình không biết xót hoàn toàn đúng với đa phần những con nghiện quẹt thẻ tín dụng. Tâm lý có một khoản tiền luôn sẵn có lại không phải vất vả làm ra khiến họ điên cuồng quẹt thẻ mọi lúc mọi nơi rồi rơi vào tình trạng mua sắm bốc đồng. Sau cùng là không trả nổi dư nợ hằng tháng, chỉ có thể tạm đóng các khoản thanh toán tối thiểu và è cổ ra trả lãi thẻ tín dụng, gồng gánh nợ thẻ.
Nếu bạn không phải là người dễ vượt qua các cám dỗ, hãy né xa thẻ tín dụng ra, ưu tiên chỉ xài tiền thật sự là của mình, đừng ghi thêm nợ nần nhé!
Video đang HOT
5. Thanh toán dần các khoản nợ
Muốn yên tâm tiết kiệm, không thâm hụt thu nhập mỗi tháng thì phải nhẹ gánh nợ nần. Tất nhiên thoát ra khỏi nợ nần là một câu chuyện dài và khó nhằn. Song, bạn có thể chọn cách cắn răng trả hết nợ, chấp nhận chi tiêu ít hơn, “thắt lưng buộc bụng” để dồn tiền trả được càng nhiều nợ càng tốt. Đến khi qua hết cơn ác mộng này, không chỉ cuộc sống của bạn dễ thở hơn mà số tiền dành cho tiết kiệm cũng nhiều hơn rồi đó.
Quản lý tài chính: Không cần học theo sách vở, bạn vẫn dễ dàng thực hiện thông qua 4 phương pháp chất lượng!
"Đừng đầu tư hết trứng trong rổ", nếu ai đó nói với bạn lợi nhuận tài chính của anh ta cao như thế nào, mà không nói thật về rủi ro phải trả, vậy đừng hợp tác với họ. Không có sản phẩm tài chính nào mà lợi nhuận đặc biệt cao nhưng rủi ro lại vô cùng thấp.
Đại dịch toàn cầu khiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra với quy mô lớn. Trong những ngày này, người ta lại càng hiểu được sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quản lý tài chính.
Thực tế, có khả năng kiếm tiền không đồng nghĩa với việc bạn có thể nắm giữ được tài sản của mình và khiến cho tài sản tăng lên nhanh chóng.
Nếu bạn không biết cách quản lý tiền bạc, thì dù bạn kiếm được nhiều tiền đến đâu, có ngày cũng sẽ bị đánh bại!
Vậy làm thế nào để quản lý tốt tiền bạc?
1. Hiểu rõ tài sản và nợ
Khi tiền lương của bạn còn nằm trong thẻ ngân hàng, việc lựa chọn chi tiêu hay quản lý tiền trước sẽ quyết định tình hình tài chính của một người trong tương lai.
Những người thích tiêu dùng trước thường sẽ than nghèo vào cuối tháng. Bởi vì họ làm việc nhiều năm nhưng lại không biết cách tích lũy.
Ngược lại, những người biết cách kiềm chế ham muốn, trì hoãn sự thỏa mãn, dùng số tiền đó đầu tư, sau đó mới dùng thu nhập do tài sản cũ tạo ra để tiêu dùng. Chính là những người giỏi về quản lý tài chính.
Người ta hay bảo, trước khi đầu tư vào quản lý tài chính, tốt nhất bạn nên hiểu về tài sản và nợ.
Tài sản: Những thứ có thể đem đến tiền bạc cho bản thân ở hiện tại, và mang lại lợi nhuận tích cực cho chúng ta trong tương lai. Chẳng hạn: Tiền tiết kiệm, bất động sản đã đầu tư, cổ phiếu, quỹ,...
Nợ phải trả: Đây là những thứ khiến bạn "ra tiền", chẳng hạn những thứ tiêu dùng, tiền vay mua xe, thế chấp,...
Hãy học cách phân biệt các nhu cầu hợp lý và không cần thiết của bản thân, từ đó chi tiêu một cách khoa học.
2. Nếu có ít vốn, trước hãy đầu tư chuyên môn
Thực tế, rất nhiều người dù đang quản lý tài chính, nhưng cách làm của họ lại rất "bế tắc".
Tôi có một người bạn sinh năm 1990, tên Huy. Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy xin làm việc trong một công ty nước ngoài, thu nhập hằng năm gần 150 triệu. Làm việc chăm chỉ được 3 năm, cậu ấy bắt đầu nghe theo đồng nghiệp, tham gia chơi cổ phiếu.
Kể từ khi trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, cậu ấy không còn tập trung cho công việc ở công ty nữa, mà suốt ngày theo dõi thị trường. Thậm chí, vì sợ bị lãnh đạo phát hiện, cậu ấy trốn vào nhà vệ sinh để xem điện thoại.
Chủ đề nói chuyện lúc nào cũng xoay quanh vấn đề cổ phiếu.
Sau đó, tôi nói với cậu ấy hiện tại tham gia thị trường chứng khoán khá rủi ro. Tiền tiết kiệm của cậu ấy không nhiều, nếu dành quá nhiều thời gian và sức lực để chơi cổ phiếu, sẽ rất ảnh hưởng cho công việc hiện tại...
Nhưng cậu ấy chỉ nghĩ tôi nhát gan, rồi tập trung làm theo ý mình. Hậu quả, số tiền vốn đổ vào mất trắng, sau này bị lãnh đạo phát hiện rồi đuổi khỏi đơn vị công tác, phải làm việc bán thời gian để kiếm sống.
Nhiều người thường học hỏi các phương pháp đầu tư của Buffett, nhưng ít ai biết được quan điểm đầu tư quan trọng nhất của ông.
Khi được hỏi về điểm đầu tư quan trọng nhất, câu trả lời của Buffett là: "Chính tôi!"
Khi khoản đầu tư của bạn không nhiều, thay vì chạy theo phần đông người trong thị trường, chi bằng hãy kiên nhẫn bỏ thời gian để nâng cao trình độ của bản thân.
Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy, hầu hết mọi người ở nơi làm việc, đặc biệt là những người có ít vốn, đầu tư vào bản thân sẽ là cách tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
3. Đừng đầu tư hết trứng trong rổ
Những người dám chấp nhân rủi ro và không ngần ngại đối mặt với chúng, thường sẽ trở thành những nhà đầu tư giỏi. Đơn giản vì họ có khả năng chịu đựng cao.
Không có sản phẩm tài chính nào mà lợi nhuận đặc biệt cao nhưng rủi ro lại vô cùng thấp. Đây là một quy luật thường thức.
Nếu ai đó nói với bạn lợi nhuận tài chính của anh ta cao như thế nào, mà không nói thật về rủi ro phải trả, vậy đừng hợp tác với họ.
Hãy học cách bước chậm mà chắc, phân chia số tiền vốn thành nhiều phần nhỏ, học cách "bỏ trứng gà vào nhiều rổ".
Như vậy, khi bạn gặp rủi ro, khả năng "vượt khó" vẫn sẽ cao hơn người thường.
4. Sử dụng tư duy đòn bẩy đầu tư cho bản thân
Ở nơi làm việc có hai loại người chính:
Loại thứ nhất sở hữu bao nhiêu năng lực và tài nguyên, sẽ làm bấy nhiêu việc. Loại thứ hai muốn làm bao nhiêu việc, sẽ nghĩ cách tìm tài nguyên và tích hợp nguồn lực để hoàn thành. Đây chính là tư duy đòn bẩy.
Tư duy đòn bẩy nghĩa là: Bạn chỉ có 10 đô la, và bạn dùng nó để kiếm được 1000 đô la. Tất nhiên, nếu không hoàn thành tốt mọi thứ, hậu quả mà bạn phải đối mặt cũng rất lớn.
Ví dụ: Lâm và Minh là bạn đồng nghiệp làm cùng công ty. Hai người họ đều có cơ hội đến một tổ chức nổi tiếng tham gia khóa đào tạo kĩ năng mới. Nhưng muốn tham gia thì mỗi người cần tự chịu một phần chi phí.
Lâm cảm thấy số tiền này quá cao, bản thân chỉ có thể bỏ ra một nửa, nên không cần suy nghĩ thêm đã từ bỏ.
Minh không có tiền, điều kiện gia đình còn kém hơn cả nhà Lâm, không có nhiều tiền để đóng phí. Nhưng Minh rất quan tâm đến giá trị của khóa đào tạo này mang lại.
Anh ấy nghĩ đủ cách, tìm bạn học, đồng nghiệp, thậm chí mượn cả hàng xóm. Cuối cùng cũng gom đủ tiền đi tham gia huấn luyện.
Hai năm sau, thu nhập giữa Lâm và Minh đã không ở cùng định mức nữa.
Đây là cách sử dụng điển hình của tư duy đòn bẩy.
Ai cũng hiểu rằng làm việc chăm chỉ chưa chắc sẽ thành công, nhưng nếu bạn không thử thì chỉ có thất bại.
Tư duy đòn bẩy đem lại ảnh hưởng lớn, dù bị tổn thất cũng không đáng kể...
Đôi vợ chồng trẻ 9X chia sẻ bí quyết tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên: Trước đặt ra mục tiêu, sau hạn chế ham muốn hoang phí! Nếu bạn muốn gom được 1 tỷ tiết kiệm chỉ bằng biện pháp "tiêu dùng ít" là việc rất khó khăn. Vì vậy sau khi học được cách hài lòng đúng lúc, hạn chế tiêu dùng,... bước tiếp theo nên xem lại cách phân phối tài sản trong gia đình. (01) Gia Kì là bạn học cũ của tôi, cô ấy bắt đầu...