Lương 20 triệu/tháng: Tiết kiệm 10 triệu, góp đủ mua nhà mới sinh con
Mỗi tháng thu nhập 20 triệu đồng, lại muốn tiết kiệm tiền mua được nhà trước khi có con, thế nên, tính cả tiền thuê nhà ở Hà Nội, vợ chồng tôi chỉ tiêu hết vỏn vẹn 10 triệu đồng/tháng.
Tôi năm nay 26 tuổi, là giáo viên tại một trường mầm non tư thục, tiền lương được 6 triệu đồng/tháng. Chồng tôi làm xây dựng, lương 14 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập 20 triệu đồng/tháng và chúng tôi đang tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Có thể mọi người không tin câu chuyện mà tôi chia sẻ. Nhưng các cụ đã đúc kết, liệu cơm gắp mắm, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Thế nên, vợ chồng tôi chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Chúng tôi đều là dân tỉnh lẻ, hiện làm việc tại Hà Nội và có ý định sẽ bám trụ ở đây lâu dài, còn vì tương lai con cái sau này. Trong khi, bố mẹ hai bên gia đình đều không thuộc diện khá giả để hỗ trợ con cái mua nhà cửa, vợ chồng phải tự thân vận động nếu muốn mua được nhà ở Hà Nội.
Đây là lý do chính nên ngay từ đầu, chúng tôi đã có kế hoạch chi tiêu khá chi tiết để mỗi tháng bắt buộc phải tiết kiệm được 10 triệu đồng.
Thu nhập 20 triệu nhưng vợ chồng chị Tuyết vẫn tiết kiệm được 10 triệu đồng/tháng (ảnh minh họa)
Theo đó, cách đây 3 năm – tức thời điểm sau khi cưới, vợ chồng tôi chỉ thuê một căn phòng trọ rộng khoảng 20 mét vuông với giá 2 triệu đồng/tháng (giờ tăng lên 2,3 triệu/tháng). Tiền điện, nước, gas, cước Internet (dùng chung với hàng xóm) hết tổng 1 triệu đồng/tháng. Tiền tiêu vặt, điện thoại của cả 2 người hết thêm 1 triệu đồng nữa.
Khoản lớn nhất chính là tiền ăn. Suốt 3 năm vừa qua, chúng tôi hầu như không đi ăn ngoài hàng, chịu khó ngày nấu cơm 3 bữa, đem cơm đi làm để ăn trưa. Các món ăn hàng ngày cũng nấu đơn giản, không cầu kỳ. Nhiều hôm bữa tối chỉ bát canh rau với chiên 3-4 quả trứng là đủ ăn. Bữa sáng lại càng đơn giản hơn, ăn mì tôm hoặc cơm chiên trứng,…
Video đang HOT
Thi thoảng cũng đỡ được tiền đi chợ, bởi mỗi lần về quê lại được bố mẹ 2 bên lại cho vợ chồng tôi con gà, con cá, vài chục trứng gà, thêm chục cân gạo,… Toàn đồ của nhà làm ra, vừa sạch lại đỡ tốn kém.
Nhờ đó, mỗi tháng tiền chi tiêu cho ăn uống của vợ chồng tôi chỉ hết khoảng 4 triệu đồng, có tháng hết ít hơn. Tiền xăng xe 500.000 đồng/tháng cho cả 2 người.
Chúng tôi cố gắng hạn chế về quê, chỉ 1 lần/tháng. Mỗi lần về vợ chồng tôi đều đi bằng xe máy (quê cách Hà Nội chỉ 100km) như thế tiết kiệm được ít tiền đi lại.
Tiền mua sắm quần áo, hiếu hỷ, mua dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng,… hết 1,5 triệu đồng/tháng. Thường thì khoản tiền này không cố định, tùy vào mỗi tháng. Ví như, tháng nào không có hiếu hỷ thì mình mua quần áo, tháng nào có hiếu hỷ thì thôi không mua sắm.
Chúng tôi thực hiện đúng kế hoạch như vậy đã 3 năm. Kết quả, đến nay vợ chồng tôi đã có khoản tiền 450 triệu triệu đồng tiết kiệm được từ lương và thưởng Tết. Riêng thưởng các ngày lễ, chúng tôi thường để dành để biếu bố mẹ hai bên gia đình.
Vợ chồng tôi dự định sẽ thực hiện kế hoạch này thêm 2 năm nữa rồi vay thêm anh em bà con để mua một căn hộ chung cư nhỏ khoảng 1 tỷ trở xuống.
Thế nên, tạm thời chúng tôi đang kế hoạch, chưa vội sinh con. Bởi, thu nhập của vợ chồng tôi không cao, sinh con bây giờ chi phí sinh hoạt hàng tháng đã tăng lên, tiền tiết kiệm theo đó lại giảm đi. Bây giờ tôi mới 26 tuổi, sau 2 năm nữa (28 tuổi) có con cũng chưa muộn.
Nhiều người khuyên vợ chồng tôi, khi tiết kiệm được khoảng 500 triệu có thể tính chuyện mua nhà. Bởi lúc đó sẽ chỉ phải vay một nửa tiền nếu mua nhà 1 tỷ. Khi có nhà tuy phải gánh lãi, nhưng bù lại mình lại giảm được tiền thuê trọ hàng tháng. Đặc biệt, cuộc sống của của vợ chồng cũng sẽ thoải mái hơn khi không phải ở trong căn phòng trọ chật chội, thiếu thốn.
Nhưng nói thật là vợ chồng tôi sợ phải gánh nợ và gánh lãi nên vẫn còn băn khoăn chuyện mua nhà bây giờ hay chờ 2 năm nữa, lúc đó nếu phải vay thì vay ít hơn.
Trịnh Thị Tuyết
Theo giaidnh.net.vn
Mẹ chồng luôn nghĩ cuộc sống ở thành phố toàn màu hồng
Có việc gì mẹ chồng cũng gọi hai vợ chồng về quê, với bà cuộc sống ở thành phố thật đơn giản và sung sướng,...
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi, bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, phải khó khăn lắm, chúng tôi mới có được một công việc ổn định và mức thu nhập tương đối so với mặt bằng chung của thành phố.
Tuy nhiên, khó khăn thì chưa hẳn đã qua, bởi mua được nhà, nhưng chúng tôi vẫn còn nợ nhiều, con cái thì mỗi ngày một lớn, tiền ăn, học thêm cũng nhiều hơn.
Cả hai vợ chồng đều là dân tỉnh lẻ ra thành phố, không nhận được sự giúp đỡ của hai bên gia đình, vì thế, từ khi đến với nhau, chúng tôi luôn xác định, mọi người phải cố gắng một, thì chúng tôi phải cố gắng bằng 2, 3 lần mới mong được cuộc sống tương đối.
Không chỉ cho bản thân, cuộc sống của bố mẹ ở quê còn nghèo khó, nên chúng tôi xác định, những cố gắng của bản thân mình không chỉ để cho mình mà còn để giúp đỡ lại bố mẹ, anh, chị em ở quê.
Với suy nghĩ đó, hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng, nhớ hồi mới cưới, ngày nghỉ, ngày lễ, chúng tôi vẫn phải làm việc, làm thêm, không có thời gian nghỉ, thời gian thư giãn. Nhờ đó, chúng tôi mua được nhà, được xe, nuôi được con từ sức lao động của mình. Thi thoảng về quê, lại có quà mang về biếu bố mẹ hai bên.
Thế nhưng nhà chồng không bao giờ hiểu được những cố gắng đó, nhất là mẹ chồng, bà cứ nghĩ cuộc sống ở thành phố nhàn hạ và sung sướng lắm.
Sáng đi làm, tối về ăn cơm, cuối tháng nhận lương và thứ 7, chủ nhật nghỉ ngơi, dành thời gian đi chơi, thư giãn. Họ không biết được rằng, có những tháng chúng tôi không có một ngày nghỉ để lo cho bản thân và con cái một bữa cơm cuối tuần trọn vẹn.
Cũng vì suy nghĩ như vậy, nên ở nhà có bất cứ chuyện gì, bà cũng gọi cho vợ chồng tôi bắt về, từ giỗ chạp cho đến lễ hội, đám cưới, đám xin, ngày nghỉ lễ... đều phải về.
Có những lúc nói không về được, thì mẹ chồng lại nghĩ tôi không muốn cho chồng con về gần gũi ông bà, bà con ở quê. Thậm chí nghĩ, tôi đưa con về bên ngoại mà không về nội, nên điện thoại cho bố mẹ tôi trách móc, nói họ không biết dạy con.
Chồng càng cố giải thích thì mẹ chồng càng nghỉ anh bênh vợ, xem thường bố mẹ và hiềm khích thêm với tôi.
Tôi cảm thấy mệt mỏi quá, tại sao mẹ chồng không bao giờ chịu hiểu, để sống được ở thành phố mà không có sự giúp đỡ của hai bên gia đình, chúng tôi đã phải cố gắng, vất vả như thế nào?
Theo vietnamnet.vn
Rạng rỡ bước vào lễ đường, tôi đã khiến chú rể xanh mặt, dập đầu xin tha Ngần ấy năm bên nhau, nếu ai đã yêu lâu sẽ hiểu được rằng giữa hai người gần như không còn bí mật nào cả. Chúng tôi biết mọi thứ về nhau, từ những điểm mạnh yếu cho đến tính nết tốt xấu của nhau. Không dám nói là tường tận từng chân tơ kẽ tóc nhưng tôi tin mình hiểu người đàn...