Luôn giữ ngọn lửa đam mê dạy học
Từng đoạt giải Nhất cấp thành phố Hội thi Giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân do Sở GD&ĐT Hà Nội và được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “ Người tốt việc tốt” nhưng thầy Nguyễn Hồng Sơn – giáo viên Trường THPT Mê Linh (Hà Nội) chưa bao giờ hài lòng với những thành tích mà mình đã đạt được.
ảnh minh họa
Không bao giờ thầy cho phép mình “ngủ quên” trên chiến thắng bởi phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm, mà trên hết là dạy học thật tốt để có những học trò tốt và công dân tốt.
Dạy học bằng phương pháp chứng minh ngược
Sinh năm 1977, hiện thầy Nguyễn Hồng Sơn là chi ủy viên, Tổ trưởng tổ chuyên môn và là giáo viên môn Giáo dục công dân gần 20 năm. Nhiều người nói, thầy Sơn có duyên với các giải thưởng. Năm 2012, thầy đạt giải Nhì cấp thành phố Hội thi tích hợp “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân cấp THPT; sau đó 2 năm (năm 2014) thầy đạt giải Ba cấp THTP thi soạn giáo án tích hợp Phòng chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân. Và đặc biệt, năm 2017, thầy đã vinh dự được đứng trên bục cao nhất – giải Nhất Hội thi Giáo viên giỏi cấp thành phố môn Giáo dục công dân năm học 2016 – 2017. Cũng trong năm này, thầy được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt”.
“Thành tích, danh hiệu đã mang đến niềm vinh dự, niềm hạnh phúc lớn lao cho tôi nhưng nó cũng nhắc nhở tôi phải không ngừng phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để xứng với phần thưởng cao quý này” – thầy Nguyễn Hồng Sơn tâm sự.
Video đang HOT
Qua trao đổi được biết, để có được kết quả cao trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân cấp cụm và cấp thành phố, thầy Nguyễn Hồng Sơn đã phải trăn trở, băn khoăn và bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu bài dạy, phương pháp dạy phù hợp. Theo đó, thầy đã tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để dạy các bài về chính sách trong môn Giáo dục công dân lớp 11 theo hướng tiếp cận năng lực. Đây là phương pháp dạy học rất mới và sáng tạo bởi từ trước đến nay cách dạy này vẫn là một khó khăn thường gặp của tất cả các giáo viên nhưng chưa có cách giải quyết hữu hiệu.
Ngoài ra, thầy còn sử dụng tốt kĩ thuật mảnh ghép và phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học. Nhờ sử dụng tốt kĩ thuật mảnh ghép nên thầy đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm. “Khi dạy các bài về chính sách, phương pháp mà các đồng nghiệp hay làm đó là đi vào giảng giải phương hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và yêu cầu học sinh ghi nhớ thì tôi đã chọn cho mình cách làm mới đó là: Sử dụng phương pháp chứng minh ngược để dạy” – thầy Nguyễn Hồng Sơn cho biết, đồng thời dẫn giải: Chẳng hạn như trong Toán học: Giáo viên đưa ra kết quả và yêu cầu học sinh chứng minh kết quả đó là đúng. Theo đó thầy cũng áp dụng phương pháp này vào bài dạy các bài về chính sách của mình. Cụ thể, đầu tiên thầy đưa ra các hình ảnh thực tiễn rồi yêu cầu học sinh tìm hiểu xem thực tiễn đó nằm ở nội dung bài học như thế nào.
Thầy Nguyễn Hồng Sơn cho biết: Khi áp dụng phương pháp này, đã giúp bài học có tính thực tiễn cao. Qua đó, học sinh hào hứng tự tìm hiểu và phát huy tư duy phản biện của mình, các em không phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà thông qua những vấn đề cụ thể, dễ nhớ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để khắc sâu kiến thức. “Từ thực tiễn giảng dạy của mình và qua việc phổ biến kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi thấy cách dạy trên thực sự hiệu quả cao và tạo hiệu ứng tích cực, nhất là đối với học sinh. Qua đó đã đáp ứng yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT” – thầy Nguyễn Hồng Sơn .
Sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo quan niệm của thầy Nguyễn Hồng Sơn, hạnh phúc lớn nhất của người thầy là được đứng trên bục giảng, đem tri thức, tình cảm và khơi gợi sự sáng tạo của mình đến với học trò. Vì thế, không bao giờ thầy cho mình đánh mất ngọn lửa đam mê, sự nhiệt tình trong giảng dạy. Chẳng thế mà thầy luôn năng nổ, gương mẫu đi đầu trong đổi mới sáng tạo dạy – học nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, mà trước hết là chuẩn bị tốt tâm thế cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới đây. Thầy đã truyền cảm hứng yêu thương và tôn trọng học sinh tới các đồng nghiệp; luôn là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách, lối sống cho các em học sinh noi theo.
Song điều mà thầy cảm thấy băn khoăn, trăn trở nhất đó là hiện nay ở đâu đó vẫn còn tình trạng nặng về “dạy chữ” hơn “dạy người”. Điều đó thể hiện ở việc nhiều người vẫn xem nhẹ môn Giáo dục công dân và ít nhiều đã, đang và sẽ phải trả giá cho việc này. Gần 20 năm đứng trên bục giảng với môn Giáo dục công dân, trước thực trạng trên khiến thầy không khỏi chạnh lòng.
Nhắn nhủ với các đồng nghiệp đã, đang và sẽ lựa chọn giảng dạy môn Giáo dục công dân, thầy Nguyễn Hồng Sơn , sẽ không thể trong một sớm một chiều để thay đổi ngay suy nghĩ xem nhẹ môn Giáo dục công dân của ai đó. Điều quan trọng là mỗi thầy, cô giáo cần nhiệt tình hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa với từng bài dạy của mình. Từ đó môn Giáo dục công dân sẽ sớm nhận được sự trân trọng từ phía đồng nghiệp, học sinh và xã hội.
Trước mắt, Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang đến gần, thầy Nguyễn Hồng Sơn khuyến nghị: Để đạt kết quả cao môn Giáo dục công dân, hơn lúc nào hết các em cần chú ý nghe thầy, cô giáo giảng bài để nắm thật vững kiến thức cơ bản của từng bài học. Sau mỗi buổi học cần hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc cây thư mục. Đồng thời, chủ động ôn tập, nắm chắc kiến thức bằng cách: Làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đối với từng bài, từng phần kiến thức. Đặc biệt, khi làm bài thi cần lưu ý là: Đọc kĩ các tình huống, dữ liệu mà đề ra và bám sát yêu cầu của câu hỏi để giải quyết các vấn đề thật đúng và trúng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cần thiết tích hợp các môn KHTN cấp THCS
Môn Khoa học tự nhiên cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới là một môn học tích hợp của môn Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái đất...
ảnh minh họa
Đây là một môn học mới, phù hợp với xu hướng chung của giáo dục thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều, gây không ít băn khoăn cho giáo viên đang giảng dạy 3 môn này ở cấp THCS.
Trước hết, mục tiêu GD-ĐT của chúng ta hiện không chỉ đào tạo ra những nhà chuyên môn hẹp, là những nhà toán học, nhà vật lý, hoá học, sinh học, tin học, sử học, nhà văn, nhà thơ... mà cần tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, nhất là khả năng sáng tạo của mỗi người lao động. Nghị quyết số 29 đã chỉ ra: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy cao nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân, sống tốt và làm việc hiệu quả...
Theo các nhà quản trị kinh tế, trong thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0, nếu người nào đó tập trung quá đáng vào một chuyên môn sẽ thui chột sự sáng tạo. Vì vậy, muốn có sáng tạo, một người phải thành thạo một vài lĩnh vực. Steve Jobs, nhà chiến lược tài ba, một CEO của Apple đã đưa ra 3 công thức sáng tạo, đó là: Theo đuổi nhiều sở thích, đi bộ và tịnh tâm. Ông cho biết, sau khi thôi học tại Trường CĐ Reed, bang Oregon (Mỹ) đã quyết định đăng ký vào học một số môn mình cảm thấy thích thú, trong đó có lớp Calligraphy (viết chữ đẹp).
Khóa học này chẳng có chút gì liên quan đến tương lai hay chứa đựng bất kỳ một mục đích thiết thực nào cho những dự định sau này của ông. Thế nhưng, chính những điều tích lũy được tại lớp học này đã giúp cho ông hoàn thiện bộ Typography (Nghệ thuật sắp chữ) đẹp như mơ của hệ điều hành Macintosh. Như vậy, để một người có sáng tạo trong thế giới hiện nay, người đó không chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp mà cần biết thêm các lĩnh vực khác để bổ trợ cho công việc.
Thứ hai, tích hợp và dạy học tích hợp (DHTH) sẽ giúp HS tiếp cận thế giới tự nhiên tốt hơn. Tích hợp, thống nhất là bản chất của giới tự nhiên. Giới tự nhiên phát triển theo một thể thống nhất, tích hợp, không phân chia, tách bạch theo các quá trình hay lĩnh vực khoa học riêng rẽ nào. Chẳng hạn, sự phát triển của cây cối, loài vật... có sự thống nhất, tích hợp của các quá trình sinh học, vật lý, hoá học...
Vì vậy, tại Hội nghị Phối hợp giảng dạy các khoa học của UNESCO ở Paris năm 1972, các nhà khoa học GD đã đưa ra định nghĩa về "DHTH các khoa học" (DHTHCKH) như sau: "Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau". Hay nói cách khác, DHTH nhằm giúp cho học sinh nhận thức được thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, đúng với bản chất hơn.
Thứ ba, xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành, giao ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ.
Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp. Các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái đất có chung mục tiêu là phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, đồng thời các môn này có phương pháp nghiên cứu giống nhau là phương pháp thực nghiệm. Vì vậy, môn KHTN chính là tích hợp chung mục tiêu và phương pháp.
Với những lý do trên, tích hợp môn KHTN ở cấp THCS và phân hoá môn KHTN thành các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT là hoàn toàn có cơ sở khoa học, phù hợp với xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, phù hợp với tâm lý, nhận thức của HS THCS... Vấn đề là cần phải có giải pháp để khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh ở các trường THCS hiện nay. Trong đó có giải pháp đào tạo lại giáo viên Vật lý, Hoá học, Sinh học để có thể giảng dạy các phân môn trong môn KHTN, nhất là đối với lớp 6 và 7, các chủ đề không phân biệt môn. Đến chương trình lớp 8, lớp 9, các chủ để, mạch kiến thức đi theo logic vật lý, hoá học và sinh học, nên GV từng môn có thể dạy riêng rẽ. Về lâu dài, các trường sư phạm cần mở đào tạo GV giảng dạy môn Khoa học.
Theo Giaoducthoidai.vn
Những vấn đề đặt ra với dự thảo các chương trình môn học Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) đang lấy ý kiến rộng rãi dư luận về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới có những thay đổi khá căn bản nhưng cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có nỗi...