Luộc hay hấp không quan trọng, đây mới là cách để bông cải xanh ngừa ung thư tối đa nhất
Bông cải xanh là thành viên của rau họ cải, những loại khác bao gồm cải xoăn, bông cải trắng, bắp cải… Những loại rau này không chỉ có lượng calo cực thấp, mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Nhiều người nói rằng bông cải xanh là loại rau chống ung thư tốt nhất, nhưng mọi người không biết rằng để chất chống ung thư trong bông cải xanh phát huy tác dụng cần phải trải qua một quy trình.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Stephen Lai – người đã có nhiều năm nghiên cứu về dược lý và dược phẩm. Ông cũng là giám đốc khoa Tâm thần tại Bệnh viện Chiayi Christian (Đài Loan, Trung Quốc) đồng thời cũng là bác sĩ tại Bệnh viện Đài Bắc Tzu Chi và Bệnh viện Zhenxing.
Bông cải xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe thêm gấp nhiều lần.
Sulforaphane là một chất chống ung thư kỳ diệu có trong bông cải xanh
Bông cải xanh có thể cung cấp một lượng lớn chất sulforaphane, rất hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và có tác dụng chống ung thư. Do đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện những thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ bông cải xanh, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại sản phẩm này không hiệu quả bằng việc ăn trực tiếp bông cải xanh.
Sulforaphane là nguyên nhân chính gây ra vị đắng của rau họ cải, nhưng nó cũng khiến cho loại rau này có tác dụng chống ung thư. Trong một nghiên cứu của Canada năm 2017 đã phát hiện ra rằng sulforaphane có thể ức chế enzyme chủ chốt trong ung thư – histone deacetylase (HDAC). Do đó, sulforaphane có thể là một yếu tố quan trọng trong điều trị ung thư và hiện đang nhắm đến khối u ác tính, như ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác dụng trì hoãn sự tiến triển của bệnh ung thư.
Tuy nhiên, sulforaphane không tồn tại trực tiếp trong súp lơ. Bình thường mọi người sẽ không chú ý đến 2 loại chất khác đó là glucosinolate và myrosinase trong bông cải. Thông qua tác dụng của enzyme, glucosinolate sẽ được chuyển đổi thành sulforaphane, do đó bông cải xanh trước tiên phải được nấu, mới có thể thúc đẩy phản ứng của enzyme.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Hoa Kỳ, bất luận là luộc hay hấp, sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng glucosinolate, ngay cả khi nó được làm nóng chỉ trong vài phút, nó sẽ bị mất đi.
Video đang HOT
Do đó nếu muốn hấp thụ nhiều thành phần sulforaphane, ăn sống bông cải xanh là cách tốt nhưng điều này không phù hợp với chế độ ăn uống bình thường của con người. Vì vậy các chuyên gia đã nghiên cứu thêm và phát hiện, phương pháp chế biến tốt nhất là, sau khi cắt bông cải xanh, để yên trong vòng 90 phút trước khi nấu. Bởi vì lúc này chất glucosinolate phong phú nhất, so với bông cải xanh được chế biến ngay lập tức sau khi cắt, hàm lượng glucosinolate cao gấp 2,8 lần. Trong nghiên cứu cũng cho biết, để yên bông cải xanh sau khi cắt khoảng 30 phút cũng có hiệu quả tương tự.
Những tác dụng khác của bông cải xanh đối với sức khỏe
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái của các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang thì việc ăn bông cải xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bệnh tim bằng cách giữ cho ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy loài chuột ăn thức ăn có bổ sung bông cải xanh sẽ tăng khả năng chịu được các vấn đề về tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong bông cải xanh còn giúp duy trì kích thước của tâm thất trái, tăng cường khả năng bơm máu giàu oxy để nuôi dưỡng cơ thể cũng như các cơ quan, từ đó cũng có thể hạn chế những cơn đau tim đột ngột gây tử vong bất ngờ. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng phát hiện thêm, nếu ăn bông cải xanh giàu vitamin K từ nhỏ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim về sau.
Hà Vũ (Tham khảo chuyên môn bác sĩ Stephen Lai – giám đốc khoa Tâm thần tại Bệnh viện Chiayi Christian)
6 thói quen ăn uống nên tránh để tăng cường hệ miễn dịch
Ở thời điểm dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra đang diễn biến rất phức tạp, bạn cần tự tăng cường hệ miễn dịch của bản thân. Tuy nhiên, có những thói quen sẽ làm hại đến hệ miễn dịch, bạn cần nên biết để tránh.
Rau xanh tươi sống rất có lợi cho hệ miễn dịch - Ảnh minh họa: AFP
Sau đây là 6 thói quen ăn uống nên tránh để tự tăng cường hệ miễn dịch:
1. Uống quá nhiều rượu bia
Uống một ly rượu hoặc bia không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều rượu bia thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch dù chỉ trong thời gian ngắn.
Những nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên hệ lâu dài giữa việc dung nạp rượu bia quá mức và hệ miễn dịch hoạt động yếu ớt.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết tình trạng say rượu diễn ra ở nữ giới sau khi uống khoảng 4 ly hoặc hơn và đối với nam giới là 5 ly mỗi lần. Người uống từ 8 ly trở lên đối với nữ giới và 15 ly trở lên đối với nam giới mỗi tuần thuộc nhóm những người uống nhiều rượu bia, theo tạp chí Alcohol Research.
2. Ăn quá mặn
Có rất nghiên cứu đã cho thấy việc ăn mặn trong thời gian dài sẽ dẫn đến cao huyết áp và hiện tượng trữ nước quá mức trong cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Trường đại học Y Bonn (Đức), cho thấy việc tiêu thụ nhiều muối ở người và chuột sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện khi thận phải lọc máu quá nhiều sodium sẽ dẫn đến một loạt ảnh hưởng dây chuyền làm suy giảm khả năng chống chọi với vi khuẩn.
Theo Dietary Guidelines for Americans, Ủy ban tư vấn chế độ dinh dưỡng(Mỹ), một người khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ dưới 2.300 mg sodium một ngày; với người bình thường thì sẽ là 3.440 mg một ngày.
Với nhu cầu thường nhật của bạn, một muỗng trà muối sẽ chứa khoảng 2.300 mg sodium.
3. Nghiện đồ ngọt
Một nghiên cứu từ The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy: cứ tiêu thụ 100 gram đường sẽ làm giảm khả năng kháng vi khuẩn của các tế bào miễn dịch đi một chút. Hậu quả sẽ thấy trong vòng một vài giờ sau đó, đôi khi kéo dài đến vài tiếng.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association) khuyến cáo nên hạn chế đường - tốt nhất là không nên quá 6 muỗng trà đường một ngày đối với nữ và 9 muỗng đối với nam giới. Một muỗng trà đường tương đương với 4 gram đường. Như vậy lượng đường tiêu chuẩn cho nữ là 24 gram và nam sẽ là 36 gram mỗi ngày.
4. Uống quá nhiều thức uống caffein
Trà và cafe nổi tiếng với công dụng bảo vệ sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất chống ô xy hóa và kháng viêm cao trong thành phần cấu tạo. Tuy nhiên, quá nhiều caffein có thể làm gián đoạn giấc ngủ dẫn đến việc làm tăng viêm và suy giảm miễn dịch.
Để bảo vệ hệ miễn dịch, cần phải chú ý xem xét kỹ hàm lượng caffein trong thức uống. Điều quan trọng hơn cả là đừng nên nạp caffein 6 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bị mất ngủ, theo tạp chí Alcohol Research.
5. Chế độ ăn thiếu chất xơ
Chất xơ hỗ trợ tốt cho sức khỏe và giúp tái tạo những vi khuẩn đường ruột có lợi. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ và prebiotics hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch bao gồm chống lại sự lây nhiễm của virus.
Cách tốt nhất để hấp thu chất xơ là ăn trái cây hoặc rau củ nguyên vỏ như đậu, rau xanh và các loại hạt.
6. Ăn ít rau
Rau xanh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể thông qua việc cung cấp vitamin A và C. Rau xanh còn cung cấp hợp chất có hoạt tính sinh học làm tăng hệ miễn dịch của đường ruột, nơi chứa tới 70-80% tế bào miễn dịch.
Những loại rau xanh họ cải bắp như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải và cải xoăn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Tốt nhất nên ăn ít nhất 3 muỗng một tuần cho dù là ăn tươi, salad , giấm bắp cải hoặc cải hấp, theo tạp chí Alcohol Research.
Lệ Quân
9 lời khuyên cho người hay bị chứng đầy hơi Đầy hơi là một bất ổn sức khỏe tiêu hóa gây khó chịu cho hầu hết mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Thực hiện theo 9 lời khuyên từ chuyên gia dưới đây có thể giúp giảm biểu hiện của chứng đầy hơi một cách hiệu quả, trước khi cần có sự can thiệp khác. Uống nhiều sữa đậu nành có...