Lúng túng với chương trình giáo dục phổ thông mới
Mặc dù đã có những tư vấn, định hướng từ gia đình, nhà trường nhưng sau 2 tháng chính thức nhập học, một số học sinh lớp 10 đã bắt đầu bộc lộ sự lựa chọn không đúng và có phần không theo kịp chương trình.
Trong khi đó, với cách dạy học, tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khác hẳn với chương trình 2006, chính giáo viên cũng gặp phải những khó khăn, lúng túng trong giảng dạy.
Một giờ học tại lớp 10B1, Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Ảnh: Mỹ Hạnh.
Học một bài, thi một bài khác
Em Nguyễn Phúc Minh, học sinh lớp 10 Trường THPT Phúc Lợi (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có điểm khác biệt rõ ràng so với cách học ở bậc THCS. Đó là ở trên lớp, các em học một bài và chỉ phải chuẩn bị kỹ càng bài đó, kết hợp với chú ý nghe kỹ cô giảng trên lớp là đã có thể đọc hiểu văn bản, yên tâm đi thi. “Bạn nào chăm hơn thì có thể đọc thêm các kiến thức xung quanh tác giả, tác phẩm đó để mở rộng, hiểu sâu sắc thêm còn không thì cũng cầm chắc điểm trên trung bình nếu nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm như sách giáo khoa dạy. Nhưng với chương trình mới, khi kiểm tra là một văn bản mới hoàn toàn, các kỹ năng mặc dù đã được cô giáo dạy nhưng với dân không chuyên rất khó để thành thạo ngay, chưa nói đến áp dụng nhuần nhuyễn” – Minh chia sẻ.
Video đang HOT
Trên thực tế, môn Ngữ văn hiện nay không chỉ dạy phân tích, giảng bình một vài văn bản văn học trong chương trình mà thầy cô phải thay đổi cách dạy, dạy học sinh tập làm văn, hướng học sinh kết nối kiến thức và kỹ năng với cuộc sống qua 4 hoạt động chính. Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt, Viết, Nghe và Nói. Mục tiêu là giúp học sinh hiểu và vận dụng hiệu quả kỹ năng đọc hiểu văn bản bất kỳ cùng thể loại. Tuy nhiên, như chia sẻ của một giáo viên Ngữ văn thuộc một quận ngoại thành Hà Nội, khi điểm đầu vào của học sinh ở mức chưa đến 5 điểm/môn, một tiết học 45 phút trên lớp có khi chưa đọc xong văn bản trong sách giáo khoa. “Rất ít học sinh soạn trước bài ở nhà nên lên lớp cứ dạy vào bài luôn là các em không nắm được. Dành thời gian để đọc văn bản, hướng dẫn xong về đặc điểm thể loại là gần như hết giờ” – cô giáo này nói và cho rằng cách học ở cấp 2 là các em sẽ được thầy cô hướng dẫn sẵn dàn ý bài văn, trên cơ sở đó triển khai còn hiện nay, với văn bản mới, giáo viên không gợi ý là học sinh chỉ có thể “cắn bút”.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đại Cường (Hà Nội) cho biết, trong 20 năm đồng hành với học sinh, rất nhiều em đến năm lớp 12 mới thay đổi tổ hợp xét tuyển. Năm học này việc lựa chọn thực hiện ngay từ lớp 10 nên cũng gây lúng túng cho nhiều gia đình. Nhà trường căn cứ trên điểm đầu vào và nguyện vọng của học sinh, gia đình để tư vấn cho các em chọn tổ hợp môn học, quan điểm là tôn trọng nguyện vọng của mỗi học sinh. Vì vậy, sau 2 tháng triển khai dạy học lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có một số học sinh đang bộc lộ sự không thích ứng với sự lựa chọn và khó khăn khi theo học chương trình mới. Không chỉ là vấn đề kiến thức chưa chắc chắn từ cấp học dưới mà lên lớp 10, phương pháp học mới, cách tiếp cận môn học mới, đề cao việc tự học, tính chủ động của học sinh, học trên lớp thôi không là chưa đủ.
Để thầy – trò không loay hoay tự đổi mới
Không chỉ môn Ngữ văn mà việc đổi mới dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 diễn ra ở tất cả các môn học. Như ở môn Toán có nội dung về thống kê là hoàn toàn mới, giáo viên gần như phải chuẩn bị, học hỏi từ đầu. Bà Lê Phương Lan, giáo viên dạy Toán tại một trường THPT ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho rằng, đặc điểm của chương trình môn Toán lớp 10 mới là không hàn lâm nhưng để dạy được học sinh hiểu, vận dụng giải các bài toán trong thực tế thì khó hơn, giáo viên và cả học sinh đều phải có sự chuẩn bị trước ở nhà.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đại Cường (Hà Nội) khẳng định, đội ngũ giáo viên nhà trường phần lớn là các thầy cô giáo trẻ, nhiệt huyết với sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của các tổ chuyên môn nên dù có những lúng túng ban đầu nhưng đội ngũ giáo viên đang từng bước khắc phục khó khăn. Với học sinh, do còn nhiều bỡ ngỡ với cả trường mới, cách học, chương trình mới nên cần thời gian để các em bắt nhịp, thích nghi, không thể nóng vội.
Chia lửa khó khăn với các đồng nghiệp và học sinh khi học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ông Phạm Văn Quang – Trưởng ban môn Toán trường Phổ thông liên cấp quốc tế Dewey cho rằng, điểm tuyệt vời của chương trình giáo dục phổ thông mới là nội dung kiến thức gắn với thực tiễn. “Trước là học chay, bây giờ là học ứng dụng. Điều này vừa là thuận lợi khi tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên nhưng cũng đòi hỏi giáo viên trang bị thêm những kiến thức thực tế ngoài kiến thức sách vở để sẵn sàng giải đáp cho học sinh. Học sinh cũng phải tự trải nghiệm, tự học nhiều hơn mới có thể theo kịp chương trình” – ông Quang nói.
Năm học 2022-2023, tổ chức dạy và học hướng tới thực chất
Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì với các Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định, đến thời điểm này, kế hoạch năm học diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi và đang đi đúng lộ trình đã đặt ra. Toàn ngành đã và đang chủ động, bài bản, khoa học, nghiêm túc thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; một số vấn đề liên quan đến chuyên môn, tổ chức dạy và học tại các trường, thu, chi tài chính, văn hóa học đường...
Từ đó, Thứ trưởng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo cần kiên định triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chủ động, hiểu thật sâu, thật kỹ bản chất về chương trình giáo dục phổ thông mới. Phải tìm ra sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì mới tìm ra được cách triển khai tốt nhất.
Tổ chức thực hiện việc dạy và học tại các nhà trường phải hướng tới chất lượng thực chất. Thứ trưởng nhấn mạnh, một trong những nguyên tắc của chương trình mới là thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén. Các môn học là bắt buộc và bắt buộc là phải dạy số tiết đầy đủ để không thiệt thòi cho học sinh.
Thứ trưởng cũng đề nghị các thầy cô quản lý đọc thật kỹ tài liệu để có những chỉ đạo triển khai chương trình thật sự hiệu quả, đặc biệt là đối với các môn học mới. Cần tập hợp các giáo viên lại để trao đổi những vướng mắc, bất cập để cùng nhau tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Ngoài ra, Thứ trưởng lưu ý, cần tăng cường, chú trọng vai trò các môn học đạo đức, giáo dục công dân để giảm bớt tình trạng bạo lực học đường, nâng cao ý thức văn hóa học đường, thắt chặt tình cảm thầy, trò. Có như vậy giáo dục mới được nâng cao chất lượng.
Về đội ngũ giáo viên, cần tiếp tục tham mưu đề xuất để có đủ chỉ tiêu, chú trọng động viên tinh thần các nhà giáo và làm cách nào đó giảm tải nhất cho giáo viên trong quá trình dạy và học. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chuyên môn của các giáo viên trong nhà trường.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý việc quản lý tài sản và thu chi tài chính phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đặc biệt là quy định Thông tư 55 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư 16 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nếu cho phép tuyển dụng GV trình độ cao đẳng thì thầy cô đó dạy ở cấp học nào? Mong xem xét có thêm chính sách hỗ trợ kinh phí 1 phần (hoặc toàn phần) cho giáo viên cao đẳng học nâng chuẩn trình độ. Thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị thực hành học tập, dạy 2 buổi/ngày khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là những thách thức mà ngành giáo dục đang phải đối mặt. Liên...