Lúng túng trong quản lý thuế đối với ngành thương mại điện tử
‘Cơ quan Thuế đang đứng trước thách thức trong quản lý đối tượng hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) như: Quản lý về kê khai, doanh thu, chi phí và xác định bản chất của đối tượng’- Phó trưởng Ban Cải cách và Hiện đại hóa – Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Hánh khẳng định.
Không những vậy, tại Hội thảo “Bàn về những nội dung giải quyết thách thức về thuế trong nền kinh tế số”, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: Công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra quá trình thay đổi mô hình và tập quán kinh doanh. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bán hàng hoá truyền thống qua sàn giao dịch thương mại điện tử hay website thương mại điện tử có Ebay, Amazon, Alibaba, Tabao…; Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trên nền tảng công nghệ như: Google, Facebook; Uber, Easy taxi, Grab taxi,… Lĩnh vực kinh doanh các tài sản vô hình như game, ứng dụng cho thiết bị di động thông qua các chợ ứng dụng… Đây cũng là thách thức không nhỏ của ngành thuế trong việc thu thuế.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Tổng cục Thuế, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đều chỉ ra những thách thức về thuế mà các cơ quan Thuế các nước phải đối mặt như: Làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như lợi nhuận của những DN hoạt động trong nền kinh tế số phát sinh tại nước tạo ra giá trị hàng hoá? Làm thế nào để giành quyền đánh thuế đối với các giao dịch về dịch vụ và tài sản vô hình xuyên biên giới phát sinh trong nền kinh tế số? Làm thế nào để xác định dữ liệu tại nơi phát sinh thu nhập, nơi xử lý và nơi sử dụng cho mục đích tính thuế? Việc xác định khái niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ sở thường trú hay đặc điểm thu nhập như thế nào để quản lý thuế? Nguồn phát sinh thu nhập được xác định là nơi đặt máy chủ thực hiện hoạt động kinh doanh hay là nơi tại ra giá trị hàng hoá?
Việc xác định loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế số không còn phù hợp với việc phân loại thu nhập trong chính sách thuế hiện nay và trong mã ngành kinh tế như hiện nay…
Video đang HOT
Với đối tượng là cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội, lãnh đạo ngành thuế thừa nhận: Rất khó thu thuế của những trường hợp này khi các chủ tài khoản dễ dàng ẩn danh. Bà Nguyễn Thị Hánh, Phó Vụ trưởng – Phó trưởng Ban Cải cách và hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) khẳng định: Về cơ bản, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đều đã đăng ký và có nộp thuế nhưng cá nhân thì nhiều người chưa tự giác. Điều này xuất phát từ việc toàn bộ quá trình kinh doanh diễn ra thông qua thiết bị điện tử kết nối internet nên nhiều chủ tài khoản mạng xã hội dễ dàng ẩn danh hoặc nặc danh để giao dịch. Việc bán hàng cũng không nhất thiết phải cần cửa hàng nên quản lý thuế với những đối tượng này rất khó.
Theo Tổng cục Thuế, nếu cơ quan chức năng chậm trễ thì các đối tượng hoàn toàn có thể xóa dữ liệu trong khi các dữ liệu giao dịch trên mạng xã hội, đặt máy chủ ở nước ngoài. Vì vậy thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho Bộ Tài chính và các cấp rà soát lại toàn bộ hoạt động kỹ thuật số liên quan tới chính sách thuế để đề xuất sửa. Bên cạnh đó, ngành thuế sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, dõi theo lĩnh vực này. Nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, sẽ xử phạt nặng.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sữa bất ngờ bị truy thu thuế 1.000 tỷ đồng
Tổng cục Hải quan bất ngờ yêu cầu đổi mã số mặt hàng Anhydrous Milkfat kéo mức thuế suất nhập khẩu mặt hàng này tăng từ 5% lên 15% và ước tính, các doanh nghiệp sữa sẽ bị truy thu thuế 1.000 tỷ đồng.
Ngày 30/11, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa nguyên liệu đã đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính để phản đối công văn thay đổi mã số không có căn cứ đối với mặt hàng dầu bơ khan và buộc các doanh nghiệp phải nộp lại thuế nhập khẩu chênh lệch của mặt hàng này từ năm 2010 đến nay.
Cụ thể, từ năm 2000 đến nay các doanh nghiệpnhập khẩu mặt hàng có tên thương mại là Anhydrous Milkfat (AMF) hoặc cách gọi khác là Anhydrous Butterfat do Tập đoàn Fontera của New Zealand sản xuất dùng để phục vụ sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Theo tài liệu Quy chuẩn Codex (CODEX STAN 280-1973) của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia VN (QCVN 5-4:2010/BTY), Tiêu chuẩn quốc gia VN (TCVN 8434:2010) thì tên gọi Anhydrous Milkfat hay Anhydrous Butterfat là như nhau, sản phẩm này chính là dầu bơ khan hay gọi cách khác là chất béo khan của bơ hay cách gọi khác là chất béo khan từ sữa, mã số là 0405.90.10.
Từ năm 2000, tất cả các công ty nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất như CTCP Sữa Hà Nội, Nutifood, FrieslandCampina... khi nhập khẩu mặt hàng này về đều thực hiện khai báo, gửi mẫu đi phân tích để xác định chính xác về bản chất, thành phần cấu tạo... Tất cả các kết quả giám định, phân tích chứng nhận đều xác định mặt hàng Anhydrous Milkfat có mã số là 0405.90.10 với mức thuế suất nhập khẩu là 5%.
Tuy nhiên, ngày 24/11 vừa qua, Tổng cục Hải quan đột ngột có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thu thuế mặt hàng Anhydrous Milkfat theo mã 0405.90.90, thuế suất nhập khẩu là 15%, và khi chuyển sang bộ phận kiểm tra sau thông quan xử lý, thì sẽ truy thu thuế từ năm 2010.
Đáng nói hơn, việc truy thu thuế lại được thực hiện trong thời gian rất gấp, điển hình như một Công ty sữa lớn ở Việt Nam đã bị Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan TP.Hải Phòng) yêu cầu phải nộp bổ sung đủ tiền thuế chênh lệch trong 5 năm qua chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra thông báo. Theo ước tính của các doanh nghiệp, nếu thay đổi mức thuế từ 5% ban đầu lên đến 15% thì số tiền truy thu lên đến 1.000 tỷ đồng.
Ngày 27/11, đại diện Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam đã gửi công hàm đến Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) khẳng định: "Sản phẩm Anhdyrous Milkfat nhập khẩu vào Việt Nam từ New Zealand phải được phân loại theo mã HS 04059010 dựa trên căn cứ khoa học và Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam và New Zealand đã cam kết và đã được áp dụng trước đó".
Tại công văn khẩn cấp, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan hải quan không ban hành các quyết định ấn định thuế và thu hồi các thông báo yêu cầu nộp bổ sung thuế đối với mặt hàng nguyên liệu sữa nói trên, thực thi pháp luật một cách nhất quán, rõ ràng và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp.
Theo Thanh niên
Thâm nhập trung tâm đóng gói đơn hàng 'khủng' của hãng Amazon Dịp Black Friday năm nay, ông lớn thương mại điện tử Amazon huy động lực lượng hùng hậu 8.000 nhân viên để phục vụ khách hàng, đóng gói và giao hàng đúng hạn. Toàn cảnh trung tâm hoàn thiện hàng hóa của Amazon ở Anh - Ảnh: Bloomberg Các nhà bán lẻ hiểu rõ rằng nhận một đơn hàng nhưng không thể giao...