Lúng túng khi xét danh hiệu cho vợ liệt sĩ tái giá
Theo UBND TP.HCM, việc triển khai thực hiện hồ sơ yêu cầu tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đã phát sinh một số vướng mắc cần được giải quyết.
Một buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (Ảnh minh họa)
UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các cơ quan Trung ương giải quyết một số vướng mắc trong triển khai thực hiện hồ sơ yêu cầu tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo Nghị định 56 của Chính phủ.
Video đang HOT
Qua thực tế triển khai, trường hợp bà mẹ là vợ liệt sĩ lấy chồng khác (vợ liệt sĩ tái giá), nghị định không nêu trường hợp này không được xem xét lập hồ sơ. Tuy nhiên, theo tài liệu hướng dẫn của Cục Người có công, trường hợp bà mẹ là vợ liệt sĩ đã tái giá là không đủ điều kiện xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, chỉ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của liệt sĩ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ở địa phương gặp nhiều lúng túng khi giải quyết các trường hợp này, gây thắc mắc cho đối tượng. UBND Thành phố đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương có cơ sở thực hiện.
Ngoài ra, Thành phố còn đề nghị các bộ ngành Trung ương xem xét, giải quyết một số vướng mắc liên quan đến trường hợp người có công nuôi dưỡng liệt sĩ đề nghị được xét tặng hoặc truy tặng; về thứ tự ưu tiên đề nghị xem xét cho mẹ đẻ, mẹ nuôi; về đại diện thân nhân được kê khai hồ sơ và nhận trợ cấp đối với trường hợp truy tặng; trường hợp không quản lý hồ sơ liệt sĩ tại nơi xét hồ sơ bà mẹ và các thủ tục, hồ sơ liên quan.
Nghị định 56 của Chính phủ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn về đối tượng, chế độ ưu đãi, hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Theo Khampha
Nhìn hư danh từ chuyện của ông Hồ Xuân Mãn
Vụ danh hiệu anh hùng của Cựu bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế - ông Hồ Xuân Mãn - được công khai trên báo chí hôm qua, rằng những người tố cáo ông Mãn man khai lý lịch để nhận danh hiệu anh hùng là đúng sự thật. Sự thật không thể không tồn tại như nó vẫn có, và đó mới là sự thật.
Tượng đài hư danh vẽ vời công trạng dối trá thì tượng đài đó nên xô đổ. Tại sao lại thế nhỉ? Đã là bậc anh hùng có ai tự nói về mình đâu. Nói dối lại càng tệ. Huy chương hay huân chương đôi khi được tạo nên từ dối trá, và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa chỉ ra từ vụ ông Mãn.
Đó là, ông Hồ Xuân Mãn tự khai về mình, vẽ rồng rắn thêm chân cho mình. Đến khi các lão trượng cách mạng cùng thời với ông Mãn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ ra: "Ông Mãn khai không đúng sự thật". Dân gian gọi là: Nói láo. Nhưng cũng nên thông cảm một điều, vì đặt ra tiêu chí ban phát danh hiệu mới có người chạy theo hư danh. Bày ra danh hiệu thì con người ta mới chạy theo danh hiệu.
Nếu nói rằng có thành tích công việc sẽ tạo ra anh hùng, thì thế giới không đủ danh hiệu để tặng cho Steve Jobs, Bill Gates. Hai người này làm rung chuyển cả thế giới bằng công nghệ, vậy mà có danh hiệu anh hùng cho hai vị ấy như ở xứ sở nào đó trên trái đất này đâu? Không trọng thực tài mà trọng hư danh sẽ sinh ra dối trá là vậy.
Mình làm mình biết, khi đã tạo ra giá trị, dù nhiều hay ít cũng là của mình, cần chi ai phong tước phong hầu, những thứ chóng qua và dại dột. Đừng chạy theo hư danh bất chấp sự thật, đến khi bị nhân dân vạch mặt hay bị xô đổ thì đừng có trách, kể cả chui vào ống cống như ông Gaddafi.
Để xua tan sự dối trá trên quê hương mình, chỉ còn cách thừa nhận những điều mà người dân công nhận đó là sự thật, là công chính, là lương tri con người.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Truy tặng danh hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho nữ phóng viên Hồng Sen Ngày 20/11, bà Hà Thị Anh Thư - Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi - cho biết, Trung ương Đoàn đã quyết định truy tặng danh hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho chị Hồng Sen, phóng viên Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ đã tử nạn trên đường đưa tin về cơn bão Haiyan. Chồng chị Hồng Sen bên ban thờ vợ Tối...