Lung lay mục tiêu vì thiếu giáo viên
Năm 2011 là năm đầu (giai đoạn 2011 – 2015) triển khai đại trà chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình dạy – học ngoại ngữ tăng cường đối với các bậc, trình độ đào tạo. Tuy nhiên, mục tiêu này tiếp tục lung lay khi đối mặt nguy cơ thiếu giáo viên, giáo viên tiếng Anh không đủ chuẩn…
Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng Ảnh: Nguyễn Huy.
Nhận định được đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011 của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tại 18 trường ĐH, CĐ do Ban chỉ đạo đề án (Bộ GD – ĐT) tổ chức tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, sáng 25 – 6.
Lãnh đạo Bộ cho hay, khó khăn nhất vẫn là đội ngũ giáo viên triển khai đề án. Qua kiểm tra, đánh giá giáo viên ở những địa phương thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, chất lượng giáo viên một số nơi còn thấp hơn chuẩn đầu ra của học sinh theo yêu cầu cho đề án.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án, trong số gần 600 giáo viên tiếng Anh tiểu học được đánh giá vừa qua, chưa kể năng lực sư phạm, phần lớn giáo viên đạt trình độ A1, còn lại hơn 260 giáo viên đạt trình độ tiếng Anh A2.
Video đang HOT
Để thực hiện đề án, cả nước cần có thêm 10 ngàn giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học. Trong khi đó, việc dạy – học gặp nhiều khó khăn. Ngoài ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tiên phong mở các lớp tiếng Anh bậc tiểu học, phần lớn trường ĐH, CĐ chưa có mã ngành đào tạo riêng cho ngành học này.
GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng nêu thực trạng: hiện các trường xây dựng chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên của mình, nhưng trong năm học vừa qua, có đến 80 – 90% các trường không đạt đủ các tiêu chí này, trong đó, chủ yếu vẫn vướng ở khâu ngoại ngữ.
Năm 2011, 18 trường ĐH, CĐ tham gia thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, với yêu cầu: đảm bảo đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ số lượng, đủ năng lực; xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đề án; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy – học ngoại ngữ với tổng kinh phí 60 tỷ đồng từ nguồn kinh phí thực hiện đề án và trên 37 tỷ đồng từ các nguồn khác (địa phương)…
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trưởng ban chỉ đạo Đề án, phương châm thực hiện lúc này là “chậm mà chắc”, không chạy theo số lượng. Nơi nào đủ điều kiện làm trước, địa phương nào chưa đủ điều kiện thì đẩy nhanh việc đảm bảo các yêu cầu để triển khai mục tiêu đề án; đồng thời cần xã hội hóa việc dạy tiếng Anh, ngoại ngữ cả trong nước và tranh thủ sự liên kết, hợp tác từ các cơ sở đào tạo, tổ chức nước ngoài.
Theo mục tiêu Đề án, năm 2009 tiến hành thí điểm chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình ngoại ngữ tăng cường cho các cơ sở đào tạo; triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% học sinh lớp 3. Từ năm 2010 đến 2015, triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm phổ thông; dạy toán bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường THPT tại các thành phố, đô thị lớn; mỗi năm tăng thêm 10 – 20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học khác…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận: Đề án được Chính phủ phê duyệt năm 2008 nhưng thực chất năm 2010 chúng ta mới bắt tay triển khai, ngay đến một hội nghị khởi động đề án cũng chưa được tổ chức. Kết thúc giai đoạn 2008 – 2010, mới có gần 100 trường tiểu học trên cả nước thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3.
Lộ trình 2011-2012, Bộ thí điểm dạy tiếng Anh học sinh lớp 4 và lớp 6, đến năm 2012-2013 thí điểm các lớp 5-7 và lớp 10 thay vì triển khai đại trà.
Theo TP
"Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!"
Thú thật, khi được nghe câu chuyện này tôi không tin. Nhưng người kể lại là một người có thật, một thầy giáo ở một trường ĐH có thật, kể về một cuộc gặp gỡ có thật, và người nói câu mệnh lệnh trên cũng có thật một trăm phần trăm!
Bây giờ tôi viết lại câu chuyện này, ai "tin thì tin, không tin thì thôi" (câu trong ngoặc kép là thơ của Nguyễn Trọng Tạo).
Chuyện là có một người đã học và đã tốt nghiệp ở một trường ĐH vào loại có tiếng ở nước ta. Sau khi ra trường mấy năm, không hiểu trời xui đất khiến hay tổ tiên phù hộ độ trì gì đó mà anh ta được "bắn" sang một nước ngoài nào đấy sinh sống và làm ăn. Rồi nghe nói anh ta dần dần "nổi tiếng" trở thành một đấng trượng phu...
Hè về phượng đỏ thắm trường tôi. (Ảnh minh họa: Internet)
Rồi anh ta muốn về nước chơi, thăm thú quê hương, mong góp sức mình cho đất nước trong thời kì đổi mới. Anh trở về ngôi trường xưa, muốn có một cuộc giao lưu với thầy cô giáo và bạn bè cũ.
Cuộc họp cũng không ít người, các bạn trẻ đến vì tò mò, các thầy giáo già đến vì muốn xem mặt học trò cũ mà trước đây mình không chú ý nên không nhớ ra.
Sau vài câu xã giao thường lệ, con người thành đạt ấy dừng một lúc để mọi người tập trung chú ý và nói: "Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!".
Phòng họp đột nhiên im lặng như tờ, và không một cánh tay nào giơ lên... Rồi có tiếng động di chuyển bàn ghế và... các thầy giáo lần lượt im lặng ra về.
Chuyện kể đã xong, bây giờ xin cho phép tôi nhớ lại chuyện cũ hồi đi học. Có một bài học trong sách giáo khoa tiểu học mà tôi không thể nào quên. Bài học nhan đề: "Thưa thầy, con là Các-nô đây". Bài học chỉ hơn nửa trang giấy cùng với một bức ảnh (hay bức vẽ, tôi không phân biệt được vì còn nhỏ).
Trong bức ảnh có một thầy giáo già đang ngồi sau chiếc bàn, trước mặt là học trò, cửa ra vào mở rộng và trong khung cửa là hình một người đàn ông chững chạc có râu mép quăn, đi ủng cao đến đầu gối. Tay phải ông ta ấp lên ngực trái chỗ con tim, đầu cúi thấp và miệng ông dường như đang nói : "Thưa thầy, con là Các-nô đây".
Cho đến nay tôi cũng không biết Các-nô là ai, chỉ biết rằng ông ta là một quan to, trở về quê hương, muốn đến thăm thầy giáo cũ và lớp học cũ của mình, và bài học trong sách giáo khoa nói về cái phút giây gặp gỡ ấy.
Tôi còn nhớ người thầy tên là thầy Thái đã dạy tôi bài học ấy ở ngôi trường làng. Thầy thường đánh vào mông tôi mỗi khi tôi viết sai chính tả hoặc làm ồn trong lớp. Thầy thường quát: "Lại thằng Cương phải không? Làm ồn vừa chứ, muốn đét vào đít hả ?".
Học xong bài học ấy tôi cứ mong ước một ngày nào đó, khi đã trưởng thành, tôi sẽ quay về đúng lớp học này, mở cửa bước vào, không chỉ cúi đầu như Các-nô, mà tôi sẽ quỳ xuống trước mặt thầy và nói : "Thưa thầy, con là ...thằng Cương đây".
Nhưng tôi đã không làm được điều đó. Hỡi ôi! Thầy tôi đã mất trước khi tôi kịp nên người...
Theo Bee
Hàn Quốc kêu gọi các trường ĐH giảm một nửa học phí Chí Hàc vàảng cầm quyền i dân tộc (GNP) vừnhẩy mnh việc giảmc xungt nửaể làm du bt gánh nặng tài chính vi sinh viên. "ảng của chúng tôi quyếnh xúc tiến việc giảmt phí xung còn íttt nửa",ảng GNP cho biết. "ảng GNP sẽ gặp gỡc sinh viên, phụ huynh và lnhoc trc bàn vềcch làm giảm nhẹ gánh nặ". Theo Yonhap,...