“Lùm xùm” ở Trường ĐH Chu Văn An: Vì sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc?

Liên quan đến lùm xùm ở trường Đại học Chu Văn An, ngày 15/8/2018, UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét, giải quyết đối với đơn vị này. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT đã không đáp ứng lời đề nghị này, thậm chí kế hoạch kiểm tra việc cam kết thành lập trường Đại học Chu Văn An cũng được lùi lại.

Lùm xùm ở Trường ĐH Chu Văn An: Vì sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc? - Hình 1

Những lùm xùm ở trường Đại học Chu Văn An vẫn chưa được UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ GD-ĐT giải quyết thấu đáo?

UBND tỉnh Hưng Yên kiến nghị gì?

Trong văn bản số 2297 ngày 15/8/2018 gửi Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: UBND tỉnh Hưng Yên nhận được nhiều văn bản kiến nghị của Trường ĐH Chu Văn An và một số thành viên Hội đồng quản trị khóa II (nhiệm kỳ 2012-2017), cổ đông của trường liên quan đến mâu thuẫn trong tổ chức, hoạt động và việc đề nghị công nhận Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị khóa III (nhiệm kỳ 2017-2022).

UBND tỉnh Hưng Yên đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ các nội dung kiến nghị và có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết ổn định tình hình của trường ĐH Chu Văn An. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trường ĐH Chu Văn An vẫn không thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên; một số cổ đông của Trường vẫn tiếp tục có đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Hưng Yên.

Để việc giải quyết những vướng mắc liên quan của trường ĐH Chu Văn An được kịp thời, đúng quy định của pháp luật về giáo dục , UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ tổ chức thanh tra toàn diện đối với trường ĐH Chu Văn An giai đoạn từ năm 2012 đến nay và xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện có sai phạm .

Xem xét toàn diện các điều kiện đảm bảo cho công tác tuyển sinh và đào tạo các loại hình; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, tuyển sinh, thi cử, cấp văn bằng , bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường ĐH Chu Văn An.

sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc?

Trước đề nghị của UBND tỉnh Hưng Yên, ngày 21/9/2018, Bộ GD-ĐT đã có văn số 4339 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc ký trả lời UBND tỉnh Hưng Yên. Trong văn bản này, Bộ GD-ĐT đã “từ chối” lời đề nghị thực hiện thanh tra toàn diện đối với Trường ĐH Chu Văn An. Lý do được Bộ GD-ĐT đưa ra: Theo Quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh: “quản lý các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật…; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.

Lùm xùm ở Trường ĐH Chu Văn An: Vì sao Bộ GD-ĐT chưa vào cuộc? - Hình 2

Văn bản phản hồi kiến nghị UBND tỉnh Hưng Yên của Bộ GD-ĐT

Video đang HOT

Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì tiến hành thanh tra hành chính đối với trường ĐH Chu Văn An từ năm 2012 đến nay theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP; xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật nếu phát hiện có sai phạm. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp xử lý và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra (nếu cần) theo quy định.

Về việc đề nghị xem xét toàn diện các điều kiện đảm bảo cho công tác tuyển sinh và đào tạo các loại hình; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, tuyển sinh, thi cử, cấp văn bằng, bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường ĐH Chu Văn An, văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ GD-ĐT đã có Quyết định số 1676/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2018 về việc thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện cam kết việc cam kết thành lập trường của các trường đại học ngoài công lập (trong đó, có Trường ĐH Chu Văn An), đồng thời đã có Công văn số 3159/BGDĐT-TCCB ngày 26/7/2018 triển khai thực hiện Quyết định số 1676/QĐ-BGDĐT, theo đó Trường ĐH Chu Văn An sẽ được kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường trong tháng 9/2018, tuy nhiên Trường ĐH Chu Văn có Công văn số 18/ĐHCVA-BC ngày 28/8/2018 đề xuất việc kiểm tra chuyển sang tháng 10/2018.

“Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên để xem xét, giải quyết các vấn đề tồn đọng tại Trường ĐH Chu Văn An theo quy định của pháp luật”, văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT khẳng định.

Mặc dù đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Hưng Yên nhưng một số cổ đông trường ĐH Chu Văn An cho rằng, tại khoản 3 điều 56 Quyết định 70/2014/QĐ-Ttg Ban hành Điều lệ trường đại học nêu rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT đó là thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Điều lệ trường đại học, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ các quyết định trái với quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật về giáo dục đại học.

Như vậy, việc Bộ GD-ĐT lại “đẩy” trách nhiệm về UBND tỉnh Hưng Yên thì liệu đã thực hiện hết trách nhiệm quản lý của mình?

Để làm rõ khúc mắc này, báo Dân trí đã đặt lịch làm việc với Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên nhưng đến này đã quá 2 tuần vẫn chưa nhận được sự hồi âm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên gửi Bộ GD-ĐT ngày 18/5/2018:

- Từ đầu nhiệm kỳ II (2012-2017), Trường Đại học Chu Văn An chưa thành lập Ban Kiểm soát, chưa tổ chức bầu Trưởng Ban Kiểm soát và Hiệu trưởng. Hiện tại Trường chỉ có Phó Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng.

- Ngày 10/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/2014/QĐ-Ttg ban hành Điều lệ Trường đại học, có hiệu lực từ ngày 30/01/2015 (thay thế Quyết định số 61/2009/QĐ-Ttg). Tuy nhiên, đến nay Chủ tịch HĐQT và 4/5 thành viên HĐQT khóa II của Trường Đại học Chu Văn An vẫn chưa ban hành quyết nghị về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế tổ chức, hoạt động và các quy định nội bộ khác của nhà trường theo đúng quy định tại Điều lệ Trường đại học.

Nguyễn Hùng

Theo Dân trí

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH) với 408 đại biểu tán thành (chiếm 84,12%).

Một trong những vấn đề được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và việc cấp văn bằng, chứng chỉ ĐH.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi - Hình 1

Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau (ảnh minh họa)

Theo đó, Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau. Như vậy, văn bằng hệ đào tạo ĐH chính quy so với các hệ đào tạo Tại chức, văng bằng 2, liên thông, từ xa... có giá trị như nhau.

Mặc dù Quốc hội đã thông qua quy định như trên nhưng trên thực tế xã hội vẫn còn những lo lắng, hoài nghi về việc tuyển sinh, đào tạo và chuẩn "đầu ra" giữa những người học ở các loại hình đào tạo văn bằng.

Vẫn phải ghi rõ loại hình đào tạo trên văn bằng ĐH

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh), công tác tại trường ĐH Hà Tĩnh cho rằng, Luật Giáo dục ĐH được xây dựng dựa trên nền tảng phát triển giáo dục của các nước trên thế giới nhưng cần xét theo yếu tố, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.

Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo chính quy, tại chức, văn bằng 2, liên thông đã tạo điều kiện cho tất cả sinh viên tốt nghiệp có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi - Hình 2

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo ĐH chính quy và các hệ đào tạo khác chưa có sự đồng nhất về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng 1 chương trình, cùng giảng viên...

Chất lượng tuyển sinh "đầu vào", đào tạo giữa các hệ đào tạo ĐH đang có sự khác nhau rõ nét. Nhiều sinh viên học hệ đào tạo Tại chức, từ xa, liên thông có ý thức học tập kém hơn so với sinh viên hệ ĐH chính quy.

Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo thì chúng ta phải tuân thủ pháp luật. Điều quan trọng là các trường ĐH phải có trách nhiệm hơn, không đào tạo dàn trải; không nên tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự chọn lọc. Trong quá trình đào tạo, các trường cần có sự đánh giá nghiêm túc nguồn tuyển sinh "đầu vào" và "đầu ra" để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đại biểu Quỳnh Thơ cũng hy vọng, khi cấp văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT nên ghi rõ các hình thức đào tạo trên văn bằng để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động biết được là họ đang tiếp cận với lao động như thế nào. Đây là cũng là yếu tố để xem xét chất lượng của lao động trong quá trình làm việc cũng như cân nhắc tới chuyện tinh giản biên chế.

Giảm dần, thu hẹp hệ đào tạo không chính quy

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang), giảng viên ĐH Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm, hiện nay, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang có sự thay đổi trong tuyển dụng lao động dựa trên năng lực chuyên môn, kỹ năng của nhân viên, chứ không dựa nhiều vào bằng cấp, loại hình đào tạo. Vì vậy, trách nhiệm của người học là phải nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi - Hình 3

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết

Tuy nhiên, xã hội vẫn có sự lo lắng về chất lượng đào tạo của hệ đào tạo ĐH chính quy với các hệ đào tạo khác. Vì vậy, Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo thì ngành Giáo dục cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động tuyển sinh, giảng dạy, thi cử của các loại hình này để có sự uốn nắn kịp thời.

Theo đại biểu Ánh Tuyết, để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, ngành Giáo dục cần cân nhắc cho các trường ĐH mở rộng hệ đào tạo Tại chức, liên thông, văn bằng 2, từ xa...

Thay vì mở rộng các hệ đào tạo trên thì Bộ GD-ĐT nên cho các trường mở rộng đào tạo hệ chính quy; giảm dần, thu hẹp hệ đào tạo không chính quy./.

Theo vov

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Anh em sinh đôi người Việt tử nạn ở Đức, vợ sắp cưới sốc nặng dù thoát chếtAnh em sinh đôi người Việt tử nạn ở Đức, vợ sắp cưới sốc nặng dù thoát chết
22:08:32 22/07/2025
Thực hư việc Hồng Đào kết hôn lần hai ở tuổi 63, bí mật làm đám cưới tại MỹThực hư việc Hồng Đào kết hôn lần hai ở tuổi 63, bí mật làm đám cưới tại Mỹ
21:20:05 22/07/2025
Con gái út của Khánh Thi xinh xắn như búp bê, lén làm chuyện này khi bố mẹ đi công tác nước ngoàiCon gái út của Khánh Thi xinh xắn như búp bê, lén làm chuyện này khi bố mẹ đi công tác nước ngoài
22:19:27 22/07/2025
Á hậu Tú Anh tặng chồng doanh nhân voucher 93 năm miễn phíÁ hậu Tú Anh tặng chồng doanh nhân voucher 93 năm miễn phí
23:06:02 22/07/2025
Chuyện tình của nam ca sĩ cưới fan kém 17 tuổi, làm bố bỉm sữa ở tuổi 51Chuyện tình của nam ca sĩ cưới fan kém 17 tuổi, làm bố bỉm sữa ở tuổi 51
22:29:55 22/07/2025
Làm gì có ai xé truyện bước ra đẹp như cặp đôi này: Visual đúng chuẩn "sách giáo khoa ngôn tình", chemistry đỉnh quá trời đỉnhLàm gì có ai xé truyện bước ra đẹp như cặp đôi này: Visual đúng chuẩn "sách giáo khoa ngôn tình", chemistry đỉnh quá trời đỉnh
00:02:33 23/07/2025
Nữ quái chuyên "cướp bia" của các cửa hàng tạp hóaNữ quái chuyên "cướp bia" của các cửa hàng tạp hóa
22:21:43 22/07/2025
Chủ nông trại có cơ ngơi 'khủng' từ chối cô giáo mầm non trên show hẹn hòChủ nông trại có cơ ngơi 'khủng' từ chối cô giáo mầm non trên show hẹn hò
21:59:16 22/07/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hai đối tượng nước ngoài vận chuyển 17kg ma tuý đá và 6.000 viên ma túy tổng hợp

Hai đối tượng nước ngoài vận chuyển 17kg ma tuý đá và 6.000 viên ma túy tổng hợp

Pháp luật

06:49:56 23/07/2025
Hai đối tượng người Lào (1 nam, 1 nữ) ở tỉnh Khăm Muồn (Lào) đang vận chuyển 17kg ma túy tổng hợp dạng đá và 6.000 viên ma túy tổng hợp ketamin vừa bị bắt tại Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị.
Rashford sống như ông hoàng tại Barcelona

Rashford sống như ông hoàng tại Barcelona

Sao thể thao

06:48:56 23/07/2025
Một cuộc sống tuyệt vời tại Barcelona đang đón đợi Marcus Rashford, khi tiền đạo này tới Barca để hoàn tất thương vụ chuyển nhượng trong mơ từ MU.
Bốp Bọt Biển - TikToker gặp nạn ở Đức là ai?

Bốp Bọt Biển - TikToker gặp nạn ở Đức là ai?

Netizen

06:44:38 23/07/2025
Vừa qua, cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao trước thông tin một nhóm du học sinh người Việt Nam tại Đức gặp nạn nghiêm trọng. Theo đó, vụ việcxảy ra từ ngày 6/7 và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức
Mỹ nhân Việt đi hát nhưng chìm nghỉm không ai biết, đáp trả khi bị nói nổi vì lùm xùm với ViruSs

Mỹ nhân Việt đi hát nhưng chìm nghỉm không ai biết, đáp trả khi bị nói nổi vì lùm xùm với ViruSs

Sao việt

06:43:52 23/07/2025
Trong video hơn 1 phút, Emma Nhất Khanh còn khẳng định sẽ ra nhạc mới tới khi nào được khán giả công nhận thì thôi.
Bước vào vũ trụ Squid Game của Netflix trong Garena Free Fire

Bước vào vũ trụ Squid Game của Netflix trong Garena Free Fire

Mọt game

06:40:41 23/07/2025
Cùng tham gia cuộc vui khi những trò chơi đặc trưng và loạt trang phục độc quyền của Squid Game chính thức ra mắt cho người chơi và người hâm mộ Free Fire.
Son Ye Jin đóng chính trong phim Hàn lấy cảm hứng từ Min Hee Jin

Son Ye Jin đóng chính trong phim Hàn lấy cảm hứng từ Min Hee Jin

Hậu trường phim

06:23:55 23/07/2025
Netflix gây bất ngờ khi xác nhận diễn viên Son Ye Jin sẽ vào vai nữ chính trong dự án mới Variety, hợp tác cùng Jo Yuri.
Điểm yếu 'chí tử' trong chiến lược quốc phòng châu Âu

Điểm yếu 'chí tử' trong chiến lược quốc phòng châu Âu

Thế giới

06:22:15 23/07/2025
Gregor Ngeli, cố vấn nghị viện của Đảng Nhân dân châu Âu, nhấn mạnh EU đang nỗ lực đa dạng hóa cả vật liệu sử dụng lẫn nguồn cung cấp.
Lên thực đơn cả tuần chuẩn vị cơm nhà: Đủ món mặn canh tráng miệng mà không lo ngán

Lên thực đơn cả tuần chuẩn vị cơm nhà: Đủ món mặn canh tráng miệng mà không lo ngán

Ẩm thực

06:14:49 23/07/2025
Muốn nấu ăn mỗi ngày nhưng không biết lên thực đơn thế nào để vừa ngon vừa đổi vị? Bộ thực đơn 7 ngày dưới đây là gợi ý lý tưởng để bạn làm mới mâm cơm gia đình.
Phim 18+ bị cả MXH đòi cấm chiếu: 2 nữ chính dính bão tẩy chay, kịch bản ai nghe cũng nhăn mặt

Phim 18+ bị cả MXH đòi cấm chiếu: 2 nữ chính dính bão tẩy chay, kịch bản ai nghe cũng nhăn mặt

Phim châu á

23:52:58 22/07/2025
PROJECT Y - phim 18+ đánh dấu màn hợp tác đầu tiên trên màn ảnh của đôi bạn thân Han So Hee và Jeon Jong Seo vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ khán giả Hàn Quốc.
'Cô đừng hòng thoát khỏi tôi' tập 3 - 4: Vai của Trịnh Thảo chết tức tưởi sau khi hy sinh vì tình yêu đồng giới

'Cô đừng hòng thoát khỏi tôi' tập 3 - 4: Vai của Trịnh Thảo chết tức tưởi sau khi hy sinh vì tình yêu đồng giới

Phim việt

23:22:38 22/07/2025
Sau 2 tập mở màn kịch tính với loạt pha hành động và đấu trí căng não, Cô đừng hòng thoát khỏi tôi tiếp tục giữ nhịp căng thẳng ở tập 3 và 4.
Nữ ca sĩ khiến NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng xúc động và tự hào là ai?

Nữ ca sĩ khiến NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng xúc động và tự hào là ai?

Nhạc việt

23:01:39 22/07/2025
NSND Quốc Hưng, NSND Quang Thọ tự hào và xúc động vì tình yêu Tổ quốc khi xem MV Còn mãi với non sông của Sao Mai Khánh Ly.