Lùi thời gian thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi), khởi sắc đầu vào sư phạm
GD&TĐ – Lùi thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) vào kỳ họp Quốc hội thứ 7; các trường ĐH công bố điểm trúng tuyển và làm thủ tục xác nhận nhập học là thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. Ngoài ra, những tấm gương cá nhân và tập thể học sinh xuất sắc cũng được báo chí quan tâm khai thác.
Lùi thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục sửa đổi
Chiều 8/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội thông qua dự luật này tại kỳ họp thứ 6 mà giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và cho lùi thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) vào kỳ họp quốc hội thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2019.
Nội dung được trao đổi nhiều nhất trong cuộc họp này liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Báo Người lao động đưa nội dung Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (UBVH,GD,TN,TN-NĐ) Phan Thanh Bình trình bày báo cáo một số vấn đề xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, có 2 loại ý kiến.
Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá công bằng chứ đừng lấy một việc tiêu cực để đánh giá chung.
Ý kiến thứ nhất cho rằng việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh; cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục và là nguồn thông tin tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh.
Kỳ thi này con co y nghia cung câp chưng nhân hoan thanh chương trình giáo dục phổ thông cho mục đích liên thông va hôi nhâp hê thông giáo dục quốc tế. Viêc tô chưc thi do Chính phủ quyêt đinh phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
Ý kiến thứ hai đề xuất không tổ chức thi mà nên xét và cấp bằng tốt nghiệp THPT để phù hợp với mục tiêu, tính chất của cấp học này; tương thích với xu hướng đổi mới đánh giá theo quá trình; giảm áp lực, tốn kém do thi cử mang lại. Điều chỉnh này cũng tạo điều kiện tốt hơn đối với các trường hợp người học theo học trình độ trung cấp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có tích lũy khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định được học lên các trình độ cao hơn.
Ông Bình nhấn mạnh: Thường trực UBVH, GD, TN, TN-NĐ ung hô y kiên thư nhât.
Báo SGGP ghi lại ý kiến của Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, đồng thời là người có 15 năm kinh nghiệm giảng dạy ở Trường ĐH Bách khoa nghiêng về phương án có thi tốt nghiệp.
“Cá nhân tôi, với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa thì vẫn nghiêng về phương án có thi tốt nghiệp”, bà Hải nói.
Vov dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc họp. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh không thể phủ nhận nỗ lực, thành quả của nền giáo dục Việt Nam. Các ý kiến nêu lên để hướng tới cái tốt hơn chứ không phải phủ nhận những thành quả đã đạt được. Do đó cần đánh giá công bằng chứ đừng lấy một việc tiêu cực để đánh giá chung.
“Cái đổi mới là cần thiết nhưng cần ổn định” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói và lưu ý Ban soạn thảo tích cực chuẩn bị, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự án luật.
Thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, sáng 7/8. Ảnh: Trần Oanh (kinhtedothi.vn)
Khởi sắc đầu vào sư phạm
Video đang HOT
Trong tuần, thông tin điểm chuẩn các trường ĐH, CĐ tràn ngập các báo lớn nhỏ. Nhiều bài báo phân tích sự biến động điểm trúng tuyển vào các trường. Theo đó, đưa ra bất ngờ khi điểm chuẩn trường công an, quân đội giảm mạnh, có ngành giảm gần 9 điểm. Ngành Y – Dược của các trường top đầu giảm 5 đến 6 điểm.
Trong khi đó, điểm chuẩn năm 2018 của các trường đào tạo giáo viên có nhiều khởi sắc. Nhiều trường có điểm chuẩn tăng so với năm 2017 từ 2-7 điểm, việc 10 điểm/3 môn cũng đỗ trường sư phạm để sau này làm thầy đã không còn.
Ghi nhận của báo Kinh tế và Đô thị, dù điểm chuẩn các trường ĐH top đầu đều giảm rất sâu, nhưng lãnh đạo nhiều trường không lo lắng về chất lượng đầu vào giảm, nhất là khi đề thi THPT quốc gia năm 2018 khó hơn nhiều so với những năm trước; thêm đó, Bộ GD&ĐT điều chỉnh cộng điểm ưu tiên giảm 50% nên điểm chuẩn cũng thấp đi.
Cũng có báo ghi nhận một số trường đại học cố “vét” thí sinh với mức điểm trúng tuyển thấp. Một bài viết trên Zing.vn về vấn đề này cho rằng, hậu quả sẽ là chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng; trình độ, năng lực của cử nhân, kỹ sư khi ra trường không đạt chuẩn. Danh tiếng của cơ sở đào tạo cũng theo đó mà suy giảm.
Những lớp vùng đất học có 100% học sinh thành tân sinh viên
Thông tin trên Saostar.vn: Trong khi nhiều học sinh và phụ huynh đang nỗ lực mọi cách để theo đuổi trường chuyên lớp chọn, chấp nhận sống xa nhà vài chục km để có điều kiện học tập tốt nhất thì tại Nghệ An, có 2 lớp học ở trường huyện 100% học sinh đỗ đại học.
Cụ thể, đó là 2 lớp: 12A1, Trường THPT Đô Lương III (huyện Đô Lương) và lớp 12C1, Trường THPT Diễn Châu 4 (huyện Diễn Châu).
Tập thể lớp 12A1, trường THPT Đô Lương III. Lớp có 41 em thì có 40 em đậu nguyện vọng 1, trong đó có 3 em xét tuyển học bạ và 1 em đậu đại học nguyện vọng 2. Ảnh: Báo Nghệ An.
Được biết, trường THPT Đô Lương III là trường có chất lượng giáo dục đào tạo đứng top đầu của huyện khối THPT. Điểm đầu vào lớp 10 cũng luôn đứng thứ nhất và thứ 2 của huyện.
Thầy giáo Hồng Cảnh Trường – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 chia sẻ: “Lớp hầu hết là con em nông thôn và có nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn. Điều đáng nói, trong số 5 em có số điểm cao nhất lớp, lại chính là những em thuộc hộ nghèo và cận nghèo của lớp. Tuy nhiên, các em rất nỗ lực học tập và chăm ngoan” -trích theo báo Nghệ An.
Trong khi đó, Trường THPT Diễn Châu 4 là trường xa trung tâm huyện, học sinh chủ yếu sinh sống ở vùng bãi ngang, điểm tuyển sinh vào trường thấp so với các trường công lập trên toàn huyện. Thế nhưng, những năm gần đây, kết quả giảng dạy và học tập của nhà trường, đặc biệt lớp 12C1, rất xuất sắc.
Trao đổi với báo Tri thức trực tuyến, thầy Bùi Hữu Đại, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1, thông tin, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, học sinh của lớp là Phạm Quốc Huy đạt điểm Toán cao nhất tỉnh Nghệ An với 9,6 điểm. Đồng thời, Huy là một trong 6 học sinh khối B đạt trên 26,3 điểm được UBND tỉnh vinh danh sắp tới.
Báo Nhà báo và Công luận viết về tập thể lớp 12A1, trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Hầu hết học sinh trong lớp này đều là con em gia đình thuần nông, trang thiết bị dạy học của nhà trường thiếu thốn, mỗi năm nơi đây phải hứng chịu từ 3 đến 4 trận lũ lụt; thế nhưng, cả 34 học sinh trong lớp đều đỗ đại học nguyện vọng 1, trong đó nhiều trường thuộc tốp đầu cả nước.
Cũng liên quan đến thành tích của học sinh Việt Nam, ngày 11/8, nhiều báo đưa tin về vòng chung kết cuộc thi Toán học thế giới – World Mathematical Olympiad 2018 do Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới (WMO) tổ chức.
Theo Thanhnien, trải qua hai phần thi cá nhân và làm việc nhóm, đội tuyển Việt Nam đã đoạt 1 Huy hương Bạc (HCB) và 4 Huy chương Đồng (HCĐ). Trong đó HCB thuộc về học Nguyễn Ngọc Khánh Linh và HCĐ gồm: Trương Quốc Cường, Đinh Nhật Minh, Phạm Ngọc Huyền, Lâm Hữu Hào.
Đây là năm thứ ba Việt Nam tham dự vòng chung kết WMO cùng với nhiều thí sinh đến từ 9 quốc gia (Mỹ, Canada, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mexico). Đội tuyển Việt Nam tham dự cuộc thi gồm 12 học sinh khối lớp 6 của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM.
Đinh Hương Thảo (giữa ảnh) được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên dương. Em là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016. Ảnh: Giadinh.net
Giadinh.net có bài viết “Cô gái vàng Vật lý” Việt Nam giành điểm GPA tuyệt đối năm đầu tại MIT. Trong đó thông tin, Đinh Thị Hương Thảo, cô gái “vàng” vật lý Việt Nam vừa xuất sắc giành điểm trung bình học tập GPA tuyệt đối 4.0/4.0 ngay trong năm học đầu tiên và vượt qua rất nhiều ứng viên xuất sắc để trở thành thành viên trong dự án nghiên cứu vật liệu 2 chiều của giáo sư Pablo Jarillo-Herrero tại Viện công nghệ số 1 thế giới.
Theo giaoducthoidai.vn
Đề nghị thay đổi khái niệm "nhà giáo" trong luật giáo dục
Có tới 20 kiến nghị của cử tri liên quan đến chính sách giáo viên gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, trong đó đề nghị sửa đổi khái niệm "nhà giáo".
Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa 14, sáng 16/11, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết có 20 kiến nghị của cử tri liên quan đến chính sách giáo viên.
Theo đó, cử tri tỉnh Lai Châu cho rằng: 1.Đề nghị xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng được hưởng chính sách thu hút tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ.
Hiện có rất nhiều trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên 5 năm nhưng trong quyết định luân chuyển không ghi thời hạn luân chuyển sẽ không được hưởng chính sách thu hút do đó rất thiệt thòi cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải (ảnh quochoi.vn).
Cử tri tỉnh Bình Phước có ý kiến, bố trí nhân viên nấu ăn vào khung vị trí việc làm trong trường mầm non để thống nhất với nhiệm vụ của trường mầm non được quy định trong Điều lệ, đồng thời tăng nguồn vốn phân bổ hàng năm chi thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tạo điều kiện duy trì bền vững kết quả đạt được.
Tăng cường thực hiện các dự án, chương trình đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện.
Trong khi cử tri Hà Tĩnh đề nghị: "Bộ có chiến lược đào tạo, hoạch định rõ lộ trình, tính toán cân đối nhu cầu sử dụng để có chính sách quan tâm ưu tiên để đào tạo đội ngũ giáo viên có số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu.
Không để tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu như hiện nay".
Trong khi đó, cử tri Long An đề nghị xem xét cấp kinh phí bổ sung cho trường tiểu học nếu tổ chức học 2 buổi /ngày để phụ huynh không phải đóng thêm khoản phí thu tiền 2 buổi/ngày như hiện nay.
Trong khi đó cử tri tỉnh Quảng Trị có ý kiến: "Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở mầm non công lập có quy định nhân viên cấp dưỡng và nhân viên bảo vệ được hợp đồng tùy vào điều kiện kinh tế của nhà trường.
Tuy nhiên, lại không quy định cụ thể về chế độ, nguồn tài chính chi trả lương cho "cô nuôi", dẫn đến việc các địa phương áp dụng khác nhau, không thống nhất (nơi cao, nơi thấp và ở Quảng Trị, hầu hết tất cả các trường học đều huy động nguồn kinh phí của Hội cha mẹ học sinh để chi trả lương cho nhân viên bảo vệ cũng như nhân viên cấp dưỡng.
Đề nghị Bộ nghiên cứu, có quy định phù hợp, rõ và cụ thể về nguồn tài chính chi trả lương cho lao động hợp đồng để các cơ sở giáo dục thuận lợi trong việc thực hiện.
Ngoài ra, Thông tư có quy định chưa hợp lý: 4 chức danh 2 vị trí, số lượng trẻ/giáo viên ở nhóm nhỏ..... Đề nghị xem xét, sửa đổi".
Cũng liên quan đến chế độ với "cô nuôi", cử tri thành phố Hải phòng cho rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về ký hợp đồng lao động để bố trí vào vị trí nấu ăn (cô nuôi) tại các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú.
Tuy nhiên, lại không quy định cụ thể về chế độ, nguồn tài chính chi trả lương cho "cô nuôi", dẫn đến việc các địa phương áp dụng khác nhau, không thống nhất (nơi cao, nơi thấp).
Đề nghị Bộ sớm nghiên cứu quy định rõ và cụ thể về nguồn tài chính chi trả lương cho lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ.
Trong khi cử tri tỉnh Tuyên Quang cho rằng: "Đề nghị xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục cho phù hợp thực tiễn trong đó có sửa đổi khái niệm "nhà giáo" để cán bộ quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp Bộ được hưởng ưu đãi nghề nghiệp, thâm niên như nhà giáo".
Đề nghị bổ sung chính sách thâm niên nhà giáo đối với cán bộ công chức công tác tại cơ quan quản lý cấp Bộ, Sở, Phòng; tiếp tục cho thực hiện chế độ bảo lưu phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khi được lựa chọn, tuyển dụng về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục (quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/7/2011 về việc Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo).
Cử tri tỉnh này cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định về định mức biên chế giáo viên, các loại hình nhân viên (đặc biệt là các loại hình nhân viên) trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đã được quy định trong các Thông tư liên tịch giữa hai Bộ, vì trong thực tế các trường học không có điều kiện để bố trí đủ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm đã được quy định, đặc biệt là trong giai đoạn 2015-2021 thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Đồng quan điểm, cử tri tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ xem xét trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 70, mục 1 Luật Giáo dục 2005 theo hướng công nhận Nhà giáo là người làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, có như thế thì mới thu hút được giáo viên đã có thời gian tham gia giảng dạy tốt về làm công tác quản lý;
Sớm xem xét ban hành Luật Nhà giáo làm cơ sở để xây dựng chính sách đối với giáo viên.
Trong khi cử tri Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm về việc, chế độ nghỉ hưu đối với giáo viên tại các thời điểm là chưa đồng đều.
Cụ thể, một số thì được cộng thời gian thâm niên vào lương hưu hàng tháng, nhưng một số lại buộc phải nhận số tiền thâm niên một lần. Đề nghị các Bộ, ngành chức năng quan tâm có biện pháp giải quyết.
Trong khi cử tri tỉnh Vĩnh Long đề nghị khi giáo viên dạy bài thực hành đối với các môn: Lý, Hóa, Sinh phải được hưởng phụ cấp độc hại nghề nghiệp, đồng thời tăng mức lương và có chế độ chính sách khác đối với đội ngũ nhân viên, viên chức làm công tác kế toán, văn thư, y tế... ở các nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, cử tri tỉnh này đề nghị mức lương cho bậc giáo viên mầm non mới tuyển dụng vào phải tương xứng với trình độ đào tạo, vì hiện nay đối với giáo viên có bằng Đại học, Cao đẳng nhưng hưởng lương khởi điểm trung cấp là 1.86.
Do đặc thù của cơ sở giáo dục mầm non, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều là nữ nên khi có giáo viên nghỉ hậu sản thì việc tính số giờ dạy thêm giờ theo quy định tại "Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập" của các cơ sở giáo dục mầm non không phù hợp với thực tế (hơn 200 giờ). Đề nghị tăng số giờ quy định được tính tiền thêm giờ thêm buổi tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Cử tri tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu trình Chính phủ xem xét lại các điều kiện thực hiện chế độ thâm niên nhà giáo hiện chưa công bằng, còn bất cập.
Nhất là, đối với các trường hợp trước đây hưởng chế độ thâm niên đóng bảo hiểm xã hội nhưng khi được điều chuyển về công tác tại các Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo (không còn là đối tượng được hưởng thâm niên) khi về hưu sẽ bị thiệt thòi vì theo quy định tại Điều 52, Điều 58 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì mức lương hưu được tính trên cơ sở là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Theo GDVN
Miễn học phí THCS là một bước tiến lớn Việc ban soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tái đề xuất miễn giảm học phí với THCS, bậc học phổ cập giáo dục bắt buộc, khi sửa luật Giáo dục, nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ dư luận xã hội. Việc miễn học phí ở cấp THCS đang được quan tâm - ĐÀO NGỌC THẠCH Trước đó, Báo...