Lùi lộ trình ’siết’ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: Không thể lơ là kiểm soát dòng chảy tín dụng
Việc lùi lộ trình thực hiện giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để đẩy mạnh cung cấp vốn phục vụ cho quá trình khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để tận dụng lãi suất khá hấp dẫn.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn cho mình cũng như toàn hệ thống.
Lùi thời hạn thêm 1 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( Thông tư 22).
Theo đó, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm 1 năm. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%; từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%; từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/10/2023 là 30%.
Đánh giá tác động của quy định này, ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc lùi lộ trình “siết” tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là tương đối phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Lực, hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn về vay vốn trung, dài hạn để tận dụng lãi suất khá hấp dẫn. Điều này cũng được thể hiện ở kết quả tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm khi kết quả cho thấy tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn cao hơn ngắn hạn. Do đó, việc lùi lộ trình sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nhiều hơn.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang đẩy mạnh khôi phục, phát triển để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2020 ở mức cao nhất, sẽ gia tăng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, trong đó có khá nhiều là nhu cầu vốn trung, dài hạn phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang khá dồi dào, thể hiện ở mức tăng trưởng huy động vốn trong 6 tháng đầu năm đạt khá cao… Bởi vậy, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định lùi thời hạn “siết” vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm so với quy định cũ, sẽ giúp các ngân hàng có thể chủ động xây dựng các phương án cơ cấu nguồn vốn, để có thể tăng hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, về phía các ngân hàng, quy định này cũng phần nào giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn, qua đó có thể đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất. “Đối với một số ngân hàng mà trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn huy động trung, dài hạn còn thấp thì việc áp dụng lộ trình như cũ sẽ có thể khiến gia tăng áp lực huy động vốn của các ngân hàng, từ đó tạo sức ép buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hấp dẫn khách hàng và như vậy sẽ kéo theo áp lực lên lãi suất cho vay” – ông Hiếu chia sẻ.
Kiểm soát chặt rủi ro tín dụng
Bình luận sâu thêm về quy định lùi thời hạn “siết” vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng, việc lùi lộ trình trên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc cho vay, song không vì thế mà các ngân hàng có thể lơ là việc kiểm soát chất lượng, dòng vốn tín dụng chảy vào nền kinh tế. “Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm và nguồn vốn lại dồi dào, nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt dòng chảy tín dụng, thì dòng vốn có thể sẽ chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… nhiều hơn, thay vì chảy vào các lĩnh vực sản xuất, từ đó sẽ có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu và hình thành “bong bóng” giá tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế…” – ông Hiếu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, các ngân hàng thương mại được tiếp tục duy trì tỷ lệ 40% nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm nữa, tuy nhiên tỷ lệ 40% này đang là khá cao so với thông lệ quốc tế. “Việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn còn cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng, đe dọa đến sự an toàn của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng cần phải nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản, khi được thực hiện quy định mới này” – ông Hiếu lưu ý.
Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Hiếu cho rằng, nếu những ngân hàng nào có thể đáp ứng được theo quy định cũ tại Thông tư 22, tức là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 40% xuống còn 37% từ 1/10/2020 thì vẫn nên cố gắng tuân thủ. “Trong vòng gần 3 năm tới, các ngân hàng sẽ vẫn phải thực hiện dần dần việc rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống còn tối đa 30%. Vì vậy, những ngân hàng nào “đi” nhanh hơn trong việc thực hiện lộ trình này, thì ngân hàng đó sẽ tăng tính chủ động trong cơ cấu nguồn vốn. Đặc biệt, điều này còn đem lại “lợi ích kép” cho các ngân hàng, bởi vừa đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn hơn theo thông lệ quốc tế, vừa tạo cú huých để các nhà băng phát triển lành mạnh hơn. Có lẽ nhận thức rõ những lợi ích đó, nên trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã nỗ lực trong việc kéo giảm tỷ lệ này và đến thời điểm hiện tại đã có nhiều ngân hàng đã đạt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn dưới 40%” – ông Hiếu nói.
Hạn chế nguy cơ gia tăng nợ xấu
“Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm và nguồn vốn lại dồi dào, nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt dòng chảy tín dụng, thì dòng vốn có thể sẽ chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… nhiều hơn, thay vì chảy vào các lĩnh vực sản xuất, từ đó sẽ có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu và hình thành “bong bóng” giá tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế…” – chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Ngân hàng lách cho doanh nghiệp bất động sản vay bằng mua trái phiếu?
Giới chuyên gia lo ngại rằng có hiện tượng ngân hàng "lách" cho vay bằng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, việc này có thể gây ra nhiều rủi ro rất lớn cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành trái phiếu trong quý 2 vừa qua, trong đó, khách hàng mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nhiều nhất là các ngân hàng thương mại.
Giới chuyên gia lo ngại rằng có hiện tượng ngân hàng "lách" cho vay bằng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Việc này có thể gây ra nhiều rủi ro rất lớn cho nền kinh tế.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp, hoàn thiện khung khổ pháp lý, đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro.
Ngân hàng có "lách" cho vay?
Video đang HOT
Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán (SSI) mới đây cho thấy nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành nhiều nhất trong quý 2/2020, đạt 71.600 tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5% so với cùng kỳ.
Xét riêng các doanh nghiệp bất động sản, bên mua là ngân hàng thương mại với 28.200 tỷ đồng trái phiếu bất động sản trên thị trường sơ cấp, chiếm 40% tổng lượng phát hành.
[Vì sao các doanh nghiệp 'chạy đua' phát hành trái phiếu?]
Giải thích về việc tăng trưởng nhanh chóng của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, Phó giáo sư-tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại siết cho vay bất động sản và có khống chế tỷ lệ cho vay, yêu cầu ngân hàng thương mại chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn đã khiến các ngân hàng này khó khăn trong việc tiếp tục cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Cộng hưởng thêm vào đó là dịch COVID-19 khiến nền kinh tế rơi vào trì trệ và rất nhiều doanh nghiệp vay vốn trước đây cũng khó trả được nợ nên xin giãn, hoãn trở nợ. Vì thế, việc cho vay của ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn nữa.
Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại cũng dùng khá nhiều tiền mua trái phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán khiến Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải ra thông báo cảnh báo.
"Thực tế, nếu cho vay trực tiếp, ngân hàng phải xem xét đủ các điều kiện, rồi phải có tài sản làm đảm bảo, vật thế chấp. Hiện ngân hàng chuyển sang mua trái phiếu là hoàn toàn theo hình thức tín chấp, tức là ngân hàng thấy rằng là lãi suất và rủi ro đủ bù đắp cho nhau thì mua chứ không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, nguy cơ rất lớn và về phía các ngân hàng thương mại phải "tỉnh táo" về vấn đề này," ông Thịnh nói.
Chuyên gia tài chính-ngân hàng ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng thay vì cho vay, các ngân hàng mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Dù theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc mua trái phiếu vẫn phải cộng với khoản cho vay trên sổ sách chứ không được xem là một khoản đầu tư.
Tuy nhiên, ngân hàng thường tách phần mua trái phiếu của các công ty bất động sản ra khỏi các dư nợ trên sổ sách.
"Họ làm như thế thì giảm được dư nợ trên sổ sách đối với các công ty bất động sản," ông Hiếu cho biết.
Theo vị chuyên gia này, cũng có khả năng các ngân hàng thương mại đang tìm cách tái cơ cấu lại nợ, đảo nợ thông qua việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, không trả được nợ thì các doanh nghiệp này phát hành trái phiếu và ngân hàng mua. Doanh nghiệp bất động sản dùng tiền bán trái phiếu đó để trả nợ cho ngân hàng và đây một hình thức đảo nợ.
"Việc này gây ra những rủi ro cho nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước cần có những giám sát đặc biệt về trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản mà ngân hàng đang mua lại," chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị.
Theo chuyên gia đầu tư, ông Phan Dũng Khánh, thực tế, câu chuyện ngân hàng "lách" cho vay bất động sản bằng việc mua trái phiếu là có nhưng về mặt quy định thì ngân hàng sẽ có cách để không làm sai.
Việc ngân hàng mua trái phiếu bất động sản cũng có thể xảy ra tình trạng đảo nợ. Bởi, những doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn thì những khoản vay trước đó không trả được sẽ bị chuyển thành nợ xấu.
Thực tế, hiện nay nợ xấu trong ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản là nhiều. Nếu theo dõi, có thể nhận thấy từ đầu năm đến nay, các ngân hàng bán giải chấp tài sản của các công ty bất động sản, hoặc những công ty có liên quan bất động sản rất nhiều.
Việc này cho thấy nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) của các doanh nghiệp bất động sản tăng lên. Bởi vậy các ngân hàng có thể rơi vào thế "kẹt." Nếu không cho doanh nghiệp vay, doanh nghiệp phá sản, không trả được nợ thì ngân hàng cũng khốn đốn.
"Dĩ nhiên không thể nói ngân hàng vi phạm luật được, bởi vì bộ phận pháp chế của các ngân hàng đã "soi" rất kỹ những quy định của luật pháp trong việc mua bán trái phiếu. Thực tế, Bộ Tài chính cũng đưa ra các cảnh báo chứ cũng không cấm được việc này," chuyên gia Phan Dũng Khánh cho biết.
Hoàn thiện khung khổ pháp lý
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Bộ Tài chính, cho biết mục tiêu của cơ quan quản lý hướng đến không phải là thắt chặt hay là nới lỏng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý quan tâm đến việc xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích được doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được vốn trên thị trường, nhưng cũng phải đảm bảo sự minh bạch tuân thủ quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi (Nghị định 81), bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP (Nghị định 163) quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo Nghị định 81, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần.
Số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Theo đó, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.
Doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm, sau đó được giao dịch không hạn chế.
Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
Dự thảo thông tư có một số điểm mới như quy định tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán tại thời điểm mua, trừ trường hợp mua trái phiếu theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức cá nhân khác của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại tổ chức tín dụng mua và tại tổ chức tín dụng khác trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm quyết định phê duyệt mua.
Quy định này nhằm hạn chế các tổ chức tín dụng không kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhưng vẫn thực hiện mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
Điều này nhằm hạn chế việc tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp vì qua kiểm tra phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, tăng quy mô vốn nhưng thực tế huy động để góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác.
Các tổ chức tín dụng khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu.
Dự thảo cũng có quy định, tổ chức tín dụng mua bán trái phiếu doanh nghiệp với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn, khi thực hiện bán trái phiếu doanh nghiệp này cho tổ chức tín dụng khác thì không mua lại các trái phiếu doanh nghiệp đã bán.
Hoặc, trái phiếu phát hành cùng lô, cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp đã bán trừ trường hợp bán trái phiếu doanh nghiệp theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề cập một số quy định kế thừa Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 15/2019/TT-NHNN sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối đều do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Đó là, tổ chức tín dụng không được vay vốn của tổ chức tín dụng khác để mua trái phiếu doanh nghiệp, không được mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành./.
Lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2020. Thông tư quy định,...