Lùi kỳ thi THPT Quốc gia, sĩ tử phải ngay lập tức làm những điều này để suôn sẻ vượt vũ môn
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay càng có nhiều xáo trộn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, học sinh cuối cấp càng cần chủ động để tận dụng thời gian ôn tập một cách hiệu quả.
Đại dịch chính là một phép thử, hãy thích nghi với thay đổi
Hơn 3 tháng nay, học sinh trên khắp cả nước đã được tiếp cận với hình thức học qua internet và truyền hình. Những bất tiện của việc học từ xa đã khiến nhiều teen thấy chán nản, nhưng một bộ phận teen cũng đã tìm ra cách để học online hiệu quả.
Điểm tiện lợi của việc học online là học sinh có thể học vào bất kỳ lúc nào, được phép học lại nếu chưa hiểu bài và có thể tìm hiểu nguồn tài liệu tham khảo phong phú trên mạng.
Để duy trì việc học từ xa một cách hiệu quả, các teen có thể tham khảo tài liệu trước khi bắt đầu bài học. Ngoài ra, bản chất của việc học đang cần được thay đổi, vì vậy học sinh cũng cần chủ động mày mò cách sử dụng công nghệ 4.0 trong học tập nhiều hơn. Tìm hiểu các ứng dụng học trực tuyến và nâng cao kỹ năng tự học là cách để các thí sinh không bị tụt lại trong quá trình vượt vũ môn.
Những điều kiện về cơ sở vật chất như đường truyền mạng kém ổn định cũng là một trở ngại ảnh hưởng đến việc học của thí sinh. Tuy nhiên, các teen đừng để tình trạng này kéo dài, hãy tìm cách khắc phục ngay để cải thiện chất lượng học tập. Có thể bố trí địa điểm học gần nơi có tín hiệu mạng ổn định nhất trong nhà và trao đổi trước với các thành viên trong gia đình để được tạo điều kiện, hạn chế bị làm phiền khi trong giờ học.
Hãy nhớ, tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, ngược lại, lúc này các teen càng cần quyết tâm cao hơn để học tốt.
Lập kế hoạch học tập hiệu quả, đừng để “virus lười biếng” tấn công nữa
Cuối cấp rồi, thay vì đắm chìm trong game, tiktok và các trang giải trí trên mạng xã hội thì hãy nghiêm túc tập trung vào việc học đi thôi.
Nếu bạn cho rằng thời gian này chính là thời gian để “tạm nghỉ ngơi”, chờ sau này đi học mới học lại thì lúc ấy cũng đã muộn rồi. Tâm lý chây ì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của bạn, hãy chấm dứt ngay việc học đối phó và tự xây dựng thời khoá biểu để tận dụng thời gian, đưa việc học tập và nghỉ ngơi đi theo đúng nhịp.
Thời gian nghỉ dịch có thể là kỳ nghỉ của người này nhưng lại là thời gian học thêm kỹ năng của người khác. Vậy nên các teen cuối cấp cần cố gắng không để thời gian rảnh trở nên dư thừa và vô nghĩa. Thay vào đó, hãy tuân thủ thời gian biểu hàng ngày và học ra học, chơi ra chơi. Sau một khoảng thời gian nhất định, các teen cũng nên tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để sửa đổi lộ trình học tập nếu cần.
Theo dõi tin tức, lúc này không thể lỗi thời được
Khi Bộ chưa thực sự “chốt” phương án thi THPT Quốc gia thì việc thí sinh cần làm là liên tục cập nhật tin tức để kịp thời ứng biến nếu có bất cứ cú “cua gắt” nào.
Bên cạnh đó, các teen cũng cần nắm chắc những mốc thời gian quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay. Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT, học sinh cả nước sẽ kết thúc năm học trước ngày 15/7 và dự kiến thi THPT Quốc gia từ ngày 8-11/8/2020. Đồng nghĩa, các teen sẽ có khoảng 3 tuần để ôn luyện trước kỳ thi quan trọng.
Video đang HOT
Thêm nữa, dù Bộ đã tinh giản nội dung học tập và thông báo đề thi năm nay sẽ không ra vào các phần kiến thức đã được tinh giản, nhưng bài thi vẫn cần đủ độ khó để phân loại mức độ học lực của học sinh. Vì vậy, các teen chớ chủ quan và lơ là việc nâng cao năng lực học tập. Hãy tải những đề thi minh hoạ THPT Quốc gia của Bộ GD-ĐT về và làm thử ngay hôm nay đi thôi.
Tranh thủ tìm hiểu thông tin tuyển sinh
Thời đại 4.0, nếu không chịu chủ động tìm hiểu thông tin mà chỉ ngồi im thấp thỏm lo lắng thì tương lai bạn sẽ đi về đâu đây?
Mặc dù, hoàn cảnh hiện tại không cho phép các teen cuối cấp có cơ hội tìm hiểu trực tiếp thông tin tuyển sinh từ các trường cao đẳng, đại học. Thế nhưng, nếu chịu tìm hiểu thí sinh vẫn dễ dàng nắm thông tin tuyển sinh, ngành học, trường học vì đã có nhiều trường linh hoạt chuyển sang hình thức tư vấn tuyển sinh trực tuyến. Để tăng cơ hội trúng tuyển, hãy theo dõi thông tin tuyển sinh và tranh thủ tìm hiểu kỹ hơn về ngành học, trường học bạn dự định theo đuổi nhé.
Đại học FPT là một trong những trường đi đầu trong việc tư vấn tuyển sinh trực tuyến. Thông qua các video livestream trên fanpage trường, thí sinh có thể đặt câu hỏi và được các chuyên gia, thầy cô giải đáp ngay về phương thức tuyển sinh, ngành nghề đào tạo…
Những xáo trộn trong việc học tập, thi cử là điều không mong muốn và không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Nhưng thay vì ở thế bị động và tiêu cực, hãy lạc quan để chủ động ứng phó với những thay đổi của kỳ thi THPT Quốc gia năm nay nhé. Cánh cửa đại học sẽ mở ra cho những người xứng đáng nhất.
Năm 2020, Trường Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển cần đạt:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm hoc ba thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang: http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Mai Mai
'Kỳ thi có thể duy trì động lực của học sinh'
Nếu dịch bệnh được kiểm soát vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có kỳ thi THPT quốc gia năm nay để duy trì động lực học tập của học sinh.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Độ - thứ trưởng Bộ GD-ĐT - trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ.
Ông Độ nói: "Trong tính toán của Bộ GD-ĐT, nếu học sinh trở lại trường cuối tháng 5-2020 hoặc chậm nhất là 15-6, vẫn kịp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia giữa tháng 8-2020".
"Nếu tháng 6-2020 học sinh trở lại trường thì dự kiến sẽ chỉ thực hiện 1-2 bài kiểm tra định kỳ với các môn học và một bài kiểm tra cuối năm học. Giai đoạn này các trường cũng tổ chức cho học sinh làm thủ tục đăng ký dự thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, ôn thi cho học sinh cuối cấp. Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức thi THPT quốc gia."
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT NGUYỄN HỮU ĐỘ
Ông Nguyễn Hữu Độ - thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Đủ điều kiện chuẩn bị cho kỳ thi
* Căn cứ nào để Bộ GD-ĐT tin tưởng vào tính khả thi của kế hoạch tổ chức thi này?
- Bộ GD-ĐT vừa thực hiện tinh giản chương trình từ lớp 1 đến lớp 12 theo tinh thần bảo đảm nội dung kiến thức cơ bản, cốt lõi của mỗi môn học nhưng giảm được thời lượng, giảm áp lực cho học sinh. Học kỳ II có 18 tuần, đã học hai tuần trước tết. Sau khi tinh giản, chương trình có thể hoàn thành trong khoảng mười tuần đến thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15-7.
Từ 25-3 đến nay, các trường đều đã triển khai dạy học qua Internet, trên truyền hình bước đầu có kết quả. Các địa phương đều có cách làm sáng tạo, khắc phục khó khăn về kỹ thuật dạy học, đường truyền, phần mềm... để thực hiện được chương trình học tập học kỳ II.
Nếu tính ngày 15-4 là mốc thời gian chính thức các trường trên cả nước tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình (một số nơi đã triển khai sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi học sinh quay lại trường, dự tính nếu muộn nhất là 15-6 thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.
Sau khi kết thúc năm học, học sinh cuối cấp còn gần một tháng để ôn tập trước khi thi THPT quốc gia, tương ứng với thời gian học sinh được ôn tập năm 2019. Như vậy đủ điều kiện để học sinh chuẩn bị cho kỳ thi.
* Trường hợp kỳ thi THPT quốc gia diễn ra như dự kiến thì phương thức thi có điều chỉnh để phù hợp với tình hình khó khăn năm nay không?
- Phương thức thi cơ bản giữ ổn định như năm 2019, đồng thời điều chỉnh phù hợp với tình hình đặc biệt của năm học này. Hiện nay, chương trình học kỳ II của lớp 12 đã được điều chỉnh, tinh giản. Nội dung nằm trong phần tinh giản sẽ không có trong đề thi. Cũng vì thế, đề thi tham khảo năm 2020 vừa công bố đã có những điều chỉnh so với năm 2019. Bộ GD-ĐT cũng sẽ tính toán để có biện pháp giảm nhẹ thêm yêu cầu đối với học sinh.
* Nếu 15-6 học sinh chưa trở lại trường, dịch bệnh không cho phép tổ chức các kỳ thi tập trung đông học sinh thì Bộ GD-ĐT có tính toán phương án bỏ kỳ thi THPT quốc gia không? Trường hợp này căn cứ để xét tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào?
- Nếu đã cố gắng nhưng không đảm bảo để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như dự kiến vì lý do bất khả kháng, Bộ GD-ĐT đang tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi, thay vào đó giao cho các địa phương thực hiện việc xét tốt nghiệp THPT.
Nhưng nếu việc này xảy ra, Bộ GD-ĐT phải xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép. Vì việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đã được quy định trong Luật giáo dục.
Khắc phục khó khăn dạy học trực tuyến
* Học sinh trở lại trường muộn nhất là 15-6 sẽ chỉ còn một tháng để kết thúc năm học và khoảng hai tháng để chuẩn bị thi THPT quốc gia. Các trường sẽ phải làm những gì trong khoảng thời gian ít ỏi này để bù đắp cho những việc không thể thực hiện từ xa?
- Các trường phải đánh giá được hiệu quả của dạy học qua Internet, truyền hình. Từ đó trường xây dựng kế hoạch dạy bù nội dung còn thiếu, chưa tốt, rà soát để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng thêm cho học sinh theo các nhóm đối tượng khác nhau; đảm bảo những học sinh chưa tiếp thu được bài học vững vàng trong thời gian học từ xa được củng cố kiến thức.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những nơi đủ điều kiện sẽ có thể thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với học sinh trong quá trình học qua Internet hoặc truyền hình. Còn khi trở lại trường, học sinh sẽ chỉ phải làm các bài kiểm tra định kỳ vào cuối năm học. Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra định kỳ, học kỳ sau khi học sinh quay lại trường học phù hợp với thời gian còn lại của năm học.
* Hiện nay, bên cạnh các trường thực hiện tốt, nhiều nơi vẫn gặp khó khăn khi học trực tuyến như chưa có mạng Internet, thiếu điện, sóng điện thoại cũng chập chờn. Nếu Bộ GD-ĐT xem dạy học qua Internet và truyền hình là giải pháp có thể thực hiện đủ nội dung chương trình sau khi đã tinh giản thì có công bằng với những vùng khó khăn?
- Tính tới thời điểm này có những trường, địa phương đã triển khai tốt việc này trong 2-3 tuần. Nhiều trường đã bắt đầu dạy bài mới qua Internet, trên truyền hình ngay từ khi Bộ GD-ĐT có hướng dẫn. Tuy nhiên, giai đoạn trước 15-4 có thể coi là đợt tập dượt cho học sinh ôn tập, luyện tập với đa số trường trước khi triển khai chính thức.
Qua đợt tập dượt các trường cũng bộc lộ những bất cập. Có những khó khăn Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương khắc phục. Nhưng cũng có những khó khăn đòi hỏi các trường, giáo viên và học sinh phải chia sẻ, nỗ lực để quyết tâm thực hiện được việc dạy học.
Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin - truyền thông trong việc tăng cường hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin cho gần 40.000 trường học trên cả nước, chỉ còn khoảng 6.000 trường vùng khó khăn đang tiếp tục được đầu tư. Một số nơi chưa có mạng Internet, học sinh có thể vào mạng qua sóng 4G, 3G trên điện thoại. Một số địa phương đã huy động chính quyền địa phương, thôn, bản, Đoàn thanh niên, lực lượng tình nguyện để đưa bài, nhận bài giữa học sinh và giáo viên.
Hiện Bộ GD-ĐT cũng phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV7) để phát sóng các chương trình dạy học qua truyền hình, bên cạnh các chương trình địa phương đã làm trên sóng đài truyền hình địa phương...
Thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Địa phương quyết phương án thi lớp 10
*Vậy còn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì cho các sở GD-ĐT trong việc xây dựng phương án trong tình thế đặc biệt của năm nay?
- Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, các địa phương quyết định phương án tuyển sinh theo một trong ba phương thức (xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển).
Căn cứ hướng dẫn của bộ về tinh giản chương trình học kỳ II năm học 2019-2020, các địa phương sẽ lựa chọn phương án tuyển sinh phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo công bằng, minh bạch, giảm áp lực cho học sinh.
Có thể tính toán để điều chỉnh số môn thi, nội dung đề thi, linh hoạt trong việc áp dụng các phương thức thi, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
VĨNH HÀ thực hiện
Học sinh nghỉ học dài do Covid-19 nhưng "thi THPT Quốc gia vẫn đảm bảo" Nhiều Sở GDĐT cho rằng, nếu đi học trước ngày 15/6, học sinh hoàn toàn có thể học đủ khối lượng và chất lượng kiến thức để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia Nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19 đang khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng, đặc biệt là những học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào...