Lùi áp dụng chương trình, sách giao khoa mới là thận trọng, đúng đắn
“Khi cần thời gian để chuẩn bị tốt hơn, chưa chắc về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt sự đồng thuận của xã hội nên xin lùi là điều cần thiết”.
Ngày 2/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Xung quanh vấn đề này, ngày 1/11, bên lề kỳ họp, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quân (đoàn Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đại biểu Lê Quân: “Chính phủ đã đề xuất lùi thời gian, 1 năm với tiểu học, 2-3 năm với trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tôi cho rằng, lùi là một quyết định đúng, quyết định mang tính chất quyết đoán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ”.
Đại biểu Lê Quân đoàn Hà Nội (ảnh quochoi.vn).
Giải thích về nhận định của mình, đại biểu Quốc hội Lê Quân cho rằng: “Khi cần thời gian để chuẩn bị tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh sự đồng thuận trong xã hội chưa cao thì nên lùi thời gian áp dụng và có sự chuẩn bị kỹ hơn.
Lộ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất rất là khả thi khi thực hiện cuốn chiếu. Với giáo dục trung học phổ thông lùi 3 năm tôi cũng hoàn toàn yên tâm.
Ngoài lý do phải lùi, tôi cho rằng việc quan trọng đối với giáo dục phổ thông trung học phải quan tâm rất nhiều đến việc phân luồng, hướng nghiệp.
Lùi thời gian 3 năm với giáo dục trung học phổ thông là cần thiết để chúng ta làm kỹ hơn và chuẩn bị kỹ hơn về chương trình. Đặc biệt liên quan đến vấn đề phân luồng”.
Đánh giá về quyết định lùi thời gian triển khai chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Lê Quân nhấn mạnh: “Tôi đánh giá ở sự mạnh dạn, quyết đoán của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đồng chí Bộ trưởng thấy cái gì yên tâm thì mới làm.
Chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa là vấn đề liên quan rất lớn đến cả một thế hệ, đến chất lượng nguồn nhân lực trong một khoảng thời gian dài sắp tới.
Khi chưa rõ sự chuẩn bị, chưa chắc về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt sự đồng thuận của xã hội nên xin lùi là điều cần thiết. Qua đây, tôi mong muốn xã hội đồng thuận hơn trong đổi mới giáo dục”.
Vị đại biểu của đoàn Hà Nội còn cho rằng: “Đổi mới lần này là thay đổi từ đào tạo nặng về kiến thức chuyển sang đào tạo về năng lực.
Mà năng lực ở đây rất nhiều nhóm, từ năng lực tự học tập, năng lực sống, năng lực công dân… ngoài ra còn đổi mới về phương pháp dạy học, các hoạt động phối hợp…”
Trưởng ban Dân nguyện – Bà Nguyễn Thanh Hải (ảnh quochoi.vn).
Video đang HOT
Cũng liên quan đến vấn đề này, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội – bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng: “Việc lùi chương trình sách giáo khoa mới một năm đã thể hiện sự tính toán cẩn trọng của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi, nhận thấy việc áp dụng ngay có thể chưa đạt được chất lượng”.
Theo bà Nguyễn Thanh Hải: “Việc áp dụng chương trình còn phải tập huấn cho giáo viên, phải đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện chương trình.
Việc lùi lần này thể hiện sự cẩn trọng, tính toán để đảm bảo việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho giảng dạy là hợp lý”.
Trưởng ban Dân nguyện cho biết thêm: “Thực ra trong đề án Chính phủ trình đã đánh giá nguyên nhân rất là kỹ.
Khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến còn cho rằng nên cân nhắc có thể cho lùi thêm 2 -3 năm triển khai chương trình phổ thông mới để chuẩn bị cho kỹ, đảm bảo việc tránh lùi một lần rồi lại lùi lần nữa.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá, thực chất có khả năng hoàn thành và áp dụng chương trình mới theo đúng tiến độ.
Nhưng để đảm bảo thành công cần thận trọng, đánh giá đầy đủ những tác động, cũng như việc thử nghiệm chương trình đạt hiệu quả cao nên lùi thời gian.
Tôi cho rằng, việc lùi một năm, lùi theo bậc thang như đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo hoàn thành và có thể đạt hiệu quả tốt”.
Trước nghi ngại về việc đã lùi thời gian triển khai áp dụng chương trình phổ thông mới nhưng vẫn không đảm bảo được về mặt chất lượng, bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng:
“Chúng ta cần tin vào các nhà chuyên môn, các chuyên gia khi đã có sự trao đi, đổi lại, nghiên cứu khoa học trên thực tiễn, từ sự đánh giá nhận thức của học sinh rồi công tác chuẩn bị vật chất.
Tôi đánh giá việc lùi một năm thể hiện được tính thận trọng và đảm bảo tính hiệu quả của việc lùi này”.
Theo GDVN
Triển khai ngay sách giáo khoa mới từ 2018 sẽ khó yên tâm về chất lượng
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hồ Ngọc Đại lo lắng về chương trình mớiTại sao cần so sánh Chương trình tổng thể mới với Chương trình năm 1979?3 thầy 1 sách và nguy cơ tích hợp "thịt chó - nước chè""Chuột cùng sào" mới vào sư phạm, chương trình mới sẽ đi về đâu?
Ngày 2/11, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (ảnh quochoi.vn).
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến;
Việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.
Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018 - 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng.
Đồng thời, nếu theo lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới nêu tại Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội thì việc chuẩn bị giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập;
Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm học đều phải triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở 3 lớp thuộc ba cấp học khác nhau, trong khi 2 năm học cuối của lộ trình mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp ở cấp tiểu học".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu:
"Mặt khác, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vừa thông qua Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ cần có thời gian để chỉ đạo triển khai các nghị quyết này trong ngành Giáo dục, đánh giá tác động của chính sách đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và có biện pháp giải quyết.
Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng và áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời tạo sự đồng thuận, yên tâm của xã hội cần điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất:
"Về nội dung điều chỉnh: Căn cứ tình hình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc chuẩn bị về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc;
Trên cơ sở phân tích lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép:
Triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Lộ trình cụ thể đối với từng lớp như sau:
- Năm học 2019 - 2020: Lớp 1;
- Năm học 2020 - 2021: Lớp 2 và lớp 6;
- Năm học 2021 - 2022: Lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
- Năm học 2022 - 2023: Lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
- Năm học 2023 - 2024: Lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, so với lộ trình nêu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, ở cấp trung học cơ sở chậm 2 năm và ở cấp trung học phổ thông chậm 3 năm.
Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn bám sát yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội là:
Triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học và sau 5 năm thì tất cả các lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng:
"Việc điều chỉnh sẽ có tác động:
Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Đào tạo giáo viên dạy các môn học mới, chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;
Tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo phương án mới sẽ tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động truyền thông tạo sự tin tưởng, lạc quan, yên tâm và đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân.
Đồng thời sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa, góp phần thực hiện tốt chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa và phát huy hiệu quả đóng góp của xã hội trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Mặt khác, kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm.
Phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học;
Ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới"
Theo GDVN
Nhiều đại biểu thấu cảm với Bộ trưởng Nhạ "Nhiệm kỳ mới được hai năm, không phải chúng ta biện bạch cho cái sự chậm nhưng cần chia sẻ những khó khăn cho người kế thừa. Vì, kế thừa mà gần như làm lại". Ngày mai (2/11), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ thừa ủy quyền của...