Lúc nào thì nên truyền nước biển?
Bệnh nhân không được tự ý truyền nước mà phải trải qua quá trình xét nghiệm máu và chỉ định từ bác sĩ.
“Vợ tôi có thói quen hễ cứ mệt là vào phòng khám nhờ truyền nước, truyền dịch”, anh Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội) cho biết. Nhiều lần vợ đi làm về mệt, có dấu hiệu sốt, anh muốn đưa đi viện khám nhưng vợ không đồng ý, bảo “ra phòng truyền nước là được, vừa đỡ tốn kém lại khỏe nhanh”. Quả thật, mỗi khi truyền xong, thấy vợ tỉnh táo hơn, tâm lý thoải mái nên anh Sơn không còn lo lắng.
Về sau, vợ anh thường xuyên bị mệt, tần suất truyền nước càng nhiều. Tuy nhiên không những chị không khỏe hơn mà cơ thể có dấu hiệu mệt lả, mồ hôi nhễ nhại, sắc mặt tái nhợt, xuất hiện những vết tiêm thâm nơi cánh tay. Anh Sơn cương quyết đưa vợ đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết vợ anh bị sốc nhẹ do lạm dụng truyền dịch. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng. Cùng với đó, cánh tay bị viêm tĩnh mạch, nếu để lâu còn nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm.
“Tôi không nghĩ là truyền dịch thôi lại nguy hiểm như thế”, anh Sơn chia sẻ.
Ảnh: Wiseweek.
Cũng như vợ anh Sơn, rất nhiều người hiện nay có tâm lý hơi mệt, hơi mất ngủ là đi truyền nước biển. Thậm chí, có người hoàn toàn khỏe mạnh cũng đi truyền nước với lý do tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có người lạm dụng truyền nước hoa quả (vitaplex) để “đẹp da”. Nhiều người sau vài lần truyền nước thấy khỏe lại thường khuyên người khác làm tương tự. Ở một số bệnh viện, bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể suy nhược cũng cho truyền nước mà không qua xét nghiệm.
Bác sĩ Hoàng Hồng Vân ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, tự ý truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ dễ dẫn đến nguy cơ bị tai biến như phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch do nhiễm trùng hoặc kim lệch khỏi tĩnh mạch. Đưa vào cơ thể một lượng lớn các chất điện giải, chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn về chuyển hóa, gây hiện tượng phù ở tim, thận… Nguy hiểm hơn là nguy cơ sốc phản vệ, dẫn tới tử vong.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết, nhiều người đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi, nặng hơn là tụt huyết áp, hôn mê, dẫn tới tim ngừng đập. Nguyên nhân do dịch truyền chạy quá nhanh, truyền với liều lượng lớn trong khi thể trạng cơ thể không thích ứng được, không qua các xét nghiệm trước đó.
Lưu ý khi truyền dịch
- Bác sĩ trước khi truyền dịch cho bệnh nhân phải xét nghiệm máu để biết chỉ số trung bình về đường, muối, các chất điện giải trong máu, quyết định có nên truyền dịch cho bệnh nhân hay không và truyền với liều lượng thế nào.
- Bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời bác sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám chữa và kết luận từ bác sĩ.
- Trong quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và bác sĩ phải thường xuyên theo sát bệnh tình bệnh nhân.
- Trẻ bị sốt không truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não. Bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh tim mạch hay có bệnh lý về phổi cần hết sức cẩn thận khi truyền dịch.
- Cơ thể gầy yếu, chán ăn, cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được thì nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa… Cách này tốt và an toàn hơn truyền dịch.
- Tại các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống choáng, sốc, để nếu không may tai biến xảy ra có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời.
- Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm… phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những hậu quả nguy hiểm hơn.
- Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.
Thúy Quỳnh
Theo vnexpress.net
Bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội bị chó ngao cắn chết
Con chó nặng 40 kg được gia đình nuôi đột nhiên tấn công bé gái gây chảy máu nhiều dẫn đến sốc mất máu.
Ảnh minh họa
Người mẹ lao vào cứu con cũng bị chó cắn nhiều nhát vào tay. Bé được gia đình đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu. Đây là loài chó ngao, thuộc giống chó săn, thường to lớn và hung dữ.
Tiến sĩ Lê Việt Khánh, Phó Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết; bệnh nhi vào viện trong tình trạng mạch và huyết áp không đo được. Bé có hai vết thương ở vùng thái dương phải, chảy máu nhiều, có vết thương lộ tổ chức não, lóc da vùng chẩm.
Bé có dấu hiệu ngừng tim. Các bác sĩ cấp cứu truyền dịch, cầm máu, ép tim, dùng thuốc trợ tim... suốt hai giờ song vẫn không cứu được bé. Trẻ tử vong do biến chứng sốc mất máu.
"Các bác sĩ đã rất sốc khi không cứu được bệnh nhi. Đây là tai nạn hết sức thương tâm", tiến sĩ Khánh chia sẻ.
Theo bác sĩ, chảy máu ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến sốc do mất máu quá nhiều. Vì thế, sơ cứu cầm máu cho trẻ trong tình huống này rất quan trọng. Trẻ bị chó cắn phải vào viện cấp cứu khá phổ biến. Bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi như chó mèo. Chó nuôi trong gia đình phải cách ly với trẻ, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương... Chó phải được tiêm văcxin ngừa bệnh dại định kỳ, ra khỏi nơi nuôi nhốt cần được rọ mõm.
Khi bị chó cắn cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, nên xối rửa vết thương bằng nước sạch sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cấp cứu, tiêm phòng dại kịp thời.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Mẹ con sản phụ tử vong do tắc mạch ối Chị Lĩnh (Hà Tĩnh) vỡ ối, mạch và huyết áp không bắt được, cả mẹ và con tử vong. Sáng 14/7, chị Hồ Thị Lĩnh 38 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đau bụng sinh, tình trạng bình thường, thai đủ tháng. Đây là lần sinh thứ 4 của sản phụ. Sáng hôm sau, khi đang theo dõi tim thai, sản...