Lúc nào cũng phải nhớ ‘Năm điều Bác Hồ dạy’
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về trẻ em, nhắn gửi điều này đến 169 đại biểu nhỏ tuổi tham dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia lần thứ 6, sáng 17/8, và qua đó đến 26 triệu trẻ em cả nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các em nhỏ luôn ghi nhớ, làm theo “ Năm điều Bác Hồ dạy”. Ảnh: VGP/Đình Nam
Diễn ra từ ngày 15-17/8, Diễn đàn Trẻ em quốc gia năm 2019 có chủ đề “Trẻ em với các vấn đề về trẻ em”. Trong phiên đối thoại, sáng 17/8, với lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, tổ chức, đoàn thể có trách nhiệm trong công tác trẻ em, các đại biểu nhỏ tuổi đã đề cập đến 6 vấn đề của trẻ em Việt Nam: Phòng, chống bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; an toàn trên môi trường mạng; giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và sự phát triển toàn diện cho trẻ em.
Trên tinh thần “Trẻ em lên tiếng – Trẻ em khởi xướng – Trẻ em cùng hành động”, các em đưa ra 22 thông điệp, kiến nghị: Bạo lực đối với trẻ em là hành vi hủy hoại tuổi thơ, cần phải kiên quyết loại trừ; không còn bạo lực ở nhà trường và gia đình là hạnh phúc của trẻ thơ; vì tương lai tươi sáng, hãy nói không với lao động trẻ em; Internet là bạn tốt đừng biến nó thành bạn xấu; hãy chơi mạng xã hội, đừng để mạng xã hội “chơi” mình; giá trị của con người không đến từ vật chất mà đến từ lối sống, đạo đức tốt đẹp; đừng áp đặt, hãy để trẻ là chính mình; đừng biến trẻ thành người lớn; hãy để trẻ sống đúng với lứa tuổi…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận thông điệp từ Diễn đàn Trẻ em quốc gia 2019. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ ấn tượng với các bài trình bày, thông điệp vô cùng thuyết phục của các em nhỏ. “Sự hiểu biết của các bạn nhỏ bây giờ hơn rất nhiều lần so với các thế hệ đi trước. Đó là sự may mắn của đất nước”.
Từ các khuyến nghị tại diễn đàn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải hành động. Luật Trẻ em quy định rất rõ quyền, bổn phận của trẻ em, cũng như trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, xã hội, cộng đồng, gia đình, các bậc cha mẹ…
“Người lớn hãy thể hiện trách nhiệm đó bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Để những lời kêu gọi đi vào cuộc sống chứ không chỉ ở hội nghị, trên giấy”, Phó Thủ tướng nói.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Chia sẻ câu chuyện trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới đang phải sống trong chiến tranh, khủng bố, Phó Thủ tướng cho rằng dù còn khó khăn, còn nhiều em nhỏ khuyết tật hay ở miền núi, vùng sâu, vùng xa phần nào chịu thiệt thòi nhưng có thể nói trẻ em Việt Nam may mắn được sống trong hoà bình. Tuy nhiên, đất nước còn nghèo, còn khó khăn, vì vậy, không chỉ người lớn, mà mỗi em nhỏ cũng cần nỗ lực, đóng góp một phần nhỏ bé đưa đất nước vươn lên, vượt qua khó khăn, bắt kịp với các quốc gia khác.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng nhắn nhủ: Mình còn nghèo, còn khó thì càng phải nỗ lực. Người ta làm một thì mình phải làm hai. Nhà các cháu bẩn không thể mong người khác đến dọn hộ. Đất nước nghèo không thể h y vọng nước khác đến giúp. Chúng ta phải rất chịu khó. Ở trường, ở nhà hay ngoài xã hội cũng phải luôn ghi nhớ “Năm điều Bác Hồ dạy”.
Bác Hồ dạy “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” thì trước hết mỗi em nhỏ phải yêu bố mẹ, người thân, bè bạn, quê hương, gia đình, trường lớp của mình. Tiếp đó, các em phải học tốt, tích cực tham gia lao động, giữ gìn vệ sinh trường, lớp…
“Ông bà, cha mẹ, thầy cô luôn hết lòng, luôn muốn con cháu có một cuộc sống tốt hơn, có tương lai hơn mình ngày xưa. Các cháu hãy cố gắng chăm ngoan, học giỏi, làm theo đúng “Năm điều Bác Hồ dạy”. Đấy là sự báo hiếu đáng quý nhất”, Phó Thủ tướng mong muốn.
Đình Nam
Theo baochinhphu.vn
Đừng biến các bạn thành người lớn
Trong khuôn khổ Diễn đàn Trẻ em Quốc gia lần thứ 6 năm 2019 "Trẻ em với các vấn đề về trẻ em", ngày 17/8, các đại biểu trẻ em gặp gỡ, đối thoại và trao đổi thông điệp, kiến nghị đến lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, các bộ ngành, tổ chức. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thực hiện các khuyến nghị từ diễn đàn là trách nhiệm của tất cả mọi người để thông điệp đi vào cuộc sống.
"Đừng để thông điệp ở trên giấy"
Diễn đàn Trẻ em Quốc gia lần thứ 6 năm 2019 "Trẻ em với các vấn đề về trẻ em" diễn ra tại Hà Nội do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, T.Ư Đoàn tổ chức.
Tham gia diễn đàn có 169 trẻ em đại diện cho trẻ em của 42 tỉnh, thành phố, các Làng trẻ em SOS, Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An và Hội đồng trẻ em của Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh và Bình Định.
Diễn đàn có 169 đại biểu trẻ em tham dự
Trong thời gian gần 3 giờ đồng, các đại biểu trẻ em đã đặt ra nhiều nhóm vấn đề: Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; Phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em; An toàn trên môi trường mạng; Giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng sống cho trẻ em.
Bằng hình thức sân khấu hoá, các nhóm đại biểu đã nêu lên thực trạng, đề xuất giải pháp hướng đến các chủ thể gia đình, nhà trường, xã hội và các bộ ban ngành; cùng các thông điệp cụ thể như: "Đừng biến trẻ thành người lớn. Hãy để trẻ sống đúng với lứa tuổi"; "Người lớn sống sao, trẻ em sống thế"; "Internet là bạn tốt, đừng biến nó thành bạn xấu", "Hãy chơi mạng xã hội, đừng để mạng xã hội chơi mình"...
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gọi các đại biểu là "các bạn trẻ" bày tỏ sự chia sẻ từ thông điệp của các em là "đừng biến các bạn thành người lớn" cũng như lời kêu gọi phụ huynh, bố mẹ hãy xem các em như người bạn. Đồng thời ghi nhận sự tâm huyết và hiểu biết của các bạn trẻ tại diễn đàn.
Các đại biểu trẻ em đã nêu 6 nhóm vấn đề
Trao đổi với các bạn trẻ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ "Tôi cảm thấy mình may mắn, không biết các bạn ngồi đây có cảm thấy mình may mắn không?" và nhận được lời đáp "Có ạ" khắp khán phòng.
Phó Thủ tướng nêu rõ may mắn của chúng ta là được hưởng hoà bình, được đi học, được chăm lo; đồng thời nhắn nhủ với các bạn trẻ còn rất nhiều người khác còn khó khăn hơn.
"Tất cả chúng ta phải nỗ lực. Từ thuở bé mình nghe câu chuyện con rùa con thỏ, mình yếu còn nghèo hơn thì mình phải nỗ lực, người ta làm một thì mình phải làm hai", Phó thủ tướng nói. Đồng thời, khuyên các bạn trẻ hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại diễn đàn
Đối với các đề xuất, kiến nghị và thông điệp của các bạn trẻ nêu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận, tiếp thu; đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện các khuyến nghị đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.
"Hãy bằng việc làm thật cụ thể, thiết thực, đừng để lời kêu gọi thông điệp chỉ ở hội nghị, chỉ ở trên giấy mà hãy đi vào cuộc sống", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận thông điệp từ đại biểu trẻ em
Đáp ứng nguyện vọng của trẻ em bằng hành động
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết: Thông điệp các em gửi đến chúng ta ngày hôm nay là "Lắng nghe tiếng nói của trẻ em bằng trái tim - Đáp ứng nguyện vọng của trẻ em bằng hành động".
Thông qua Diễn đàn các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường, cộng đồng tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn Luật trẻ em và các Nghị định, Chỉ thị, Đề án của Chính phủ trong việc cụ thể hóa thực hiện Luật trẻ em đã được ban hành trong thời gian qua.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục tổng hợp các ý kiến, khuyến nghị của trẻ em tại Diễn đàn trẻ em quốc gia và Diễn đàn trẻ em các địa phương; cùng phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan xem xét, giải quyết trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan tới trẻ em, đặc biệt cho giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030.
Thông điệp các em gửi đến chúng ta ngày hôm nay là "Lắng nghe tiếng nói của trẻ em bằng trái tim - Đáp ứng nguyện vọng của trẻ em bằng hành động"
Trao đổi tại phiên đối thoại, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ và ghi nhận các ý kiến đề xuất về các nhóm vấn đề, nhất là những vấn đề liên quan đến trách trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương.
Đối với những kiến nghị về sử dụng mạng xã hội, cách thức tuyên truyền Luật trẻ em, anh Tuấn cho biết: T.Ư Đoàn đã có các bộ sản phẩm thiết kế sinh đông với clip, infographic liên quan đến hướng dẫn kỹ năng, Luật trẻ em và được đăng tải rộng trên các fanpage, cổng thông tin. Bên cạnh đó các ấn phẩm của các cơ quan báo chí, nhà xuất bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các chương trình huấn luyện, khoá đào tạo.
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao đổi tại diễn đàn
Đối với phòng chống xâm hại, bạo lực, đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em, tổ chức Đoàn, Hội đã có nhiều phương thức, công cụ, thiết chế hỗ trợ. Trong 5 năm T.Ư Đoàn đặt mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ 1,5 triệu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng tại mỗi xã, phường thị trấn một điểm vui chơi cho thiếu nhi; thực hiện đầu tư xây dựng 30 bể bơi cố định ở nơi có hoàn cảnh khó khăn đến năm 2021; trang bị hơn 300 bể bơi di động cho trẻ em, ưu tiên vùng khó khăn.
Theo Tiền phong
Giáo dục đạo đức, lối sống: Cần "thông suốt" nhận thức trong giáo viên "Đa số các thầy cô giáo vẫn đang nỗ lực để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhưng thường là tự phát, tùy hoàn cảnh cụ thể. Vì thiếu tính cụ thể và bài bản nên giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thường "mạnh ai nấy làm", "không làm không sao", "có thi...