Lực lượng Right Sector đe dọa lật đổ tổng thống Ukraine
Lãnh đạo tổ chức Right Sector đã đe doạ Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko sẽ phải chịu chung số phận giống người tiền nhiệm bị lật đổ Viktor Yanukovych, khi thông qua đạo luật trao quy chế tự trị cho miền đông.
Khoảng 300 người đeo mạt nạ đã tập trung trước phủ tổng thống Ukraine và cố phá vỡ hàng rào cảnh sát để vào được bên trong. Những người này mang theo cờ đen của tổ chức yêu nước cực đoan Right Sector.
Đám đông hung dữ này yêu cầu ông Poroshenko bác bỏ đạo luật đã được kí vào hôm 16/9, trong đó trao quyền tự chủ cho nhiều khu vực ở miền đông Ukraine và ân xá cho những người tham gia vào các hoạt động chống chính phủ trong thời gian qua.
Right Sector làm náo loạn trước phủ Tổng thống Ukraine
Đạo luật mới cũng cho phép người dân Donetsk và Lugansk được tiến hành bầu cử vào tháng 12 tới và sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức.
Video đang HOT
Lãnh đạo Right Sector Dmitry Yarosh cho rằng đạo luật này không khác nào một hành động “phản quốc”. “Nếu ông Poroshenko không xem xét lại quyết định của mình, chúng tôi sẽ có một tổng thống và tổng tư lệnh mới. Nếu có ai nghi ngờ điều này, hãy thử hỏi cựu Tổng thống Yanukovych. Ông ấy sẽ xác nhận những điều có khả năng xảy ra”, lãnh đạo Yarosh cảnh báo trên trang Facebook cá nhân.
Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã bị lật đổ vào tháng 2 sau những cuộc biểu tình quy mô lớn mà các nhóm vũ trang yêu nước cực đoan đóng vai trò chủ chốt.
Đây không phải lần đầu tiên Right Sector đe doạ lãnh đạo của Ukraine về những chính sách quản lí mới. Vào tháng 8, Right Sector này đã yêu cầu Tổng thống Poroshenko sa thải một vài quan chức Bộ Nội vụ, những người đã buộc tội thành viên của tổ chức này.
Biểu tình bạo lực vào hôm 17/9 không phải là hành động bạo lực đầu tiên ở Kiev trong những ngày qua. Những người biểu tình quá khích đã đốt lốp xe, xung đột với lực lượng bảo vệ ngay trước toà nhà quốc hội khi các nhà lập pháp đang họp bàn về đạo luật mới ở miền đông vào hôm 16/9.
Theo ANTD
Thông tấn Nga: "Nếu chế độ Triều Tiên bị lật đổ thì nước này sẽ gặp thảm họa"
"Cuộc khủng hoảng không phải là nghiêm trọng lắm. Người dân CHDCND Triều Tiên đã quen với cuộc sống khó khăn vất vả. Để giải quyết các vấn đề của Triều Tiên không nên lật đổ chế độ".
Ông Kim Jong Un.
Theo Tiếng nói nước Nga, vào ngày 30/6, ban lãnh đạo Triều Tiên đề xuất sáng kiến với Seoul: kể từ ngày 4 tháng 7, hai nước nên kiềm chế hành động khiêu khích quân sự chống lại nhau và ngăn chặn "chiến tranh tâm lý và tuyên truyền".
Giới quan sát gọi sáng kiến này là cử chỉ có tính chất hòa giải trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thật khó để có thể dự đoán, tinh thần này của các nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ kéo dài bao lâu.
Chẳng hạn, tuần qua, Triều Tiên lại thử nghiệm thêm hai tên lửa đạn đạo mà bỏ qua lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Bình luận về hai đợt phóng này, ông Kim Jong Un tuyên bố, bầu không khí hòa bình, mà đó là mong muốn của nhân dân CHDCND Triều Tiên, không ai có thể cung cấp và không thể được thay thế bằng bất cứ điều gì.
Theo ông, hòa bình bền vững có thể đạt được chỉ khi Bắc Triều Tiên trở thành quốc gia hùng mạnh đến mức mà không ai dám khiêu khích.
Trong khi đó, một số chính trị gia và nhà báo phương Tây cho rằng, các vấn đề của bán đảo Triều Tiên như phi hạt nhân hóa và thống nhất hai miềnTriều Tiên chỉ có thể được giải quyết bằng cách lật đổ chế độ Kim Jong-un.
Ý kiến này đã vang lên gần đây tại Hội nghị Nhà báo Quốc tế ở Seoul. Trong khi đó, báo giới tin rằng, chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ như kết quả vụ giết hại nhà lãnh đạo nhà nước hoặc một cuộc tổng nổi dậy.
Hiện nay không có tiền đề nào cho việc lật đổ chế độ hiện tại ở Bắc Triều Tiên. Nhà phân tích chính trị Sergei Strokan, bình luận viên của tờ báo Nga có uy tín "Kommersant", nói: "Trong nhiều thập kỷ qua, các chính trị gia, các nhà phân tích và các nhà báo phương Tây nhắc đi nhắc lại "câu thần chú" về sự cần thiết phải lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Nhưng, hiện nay có ấn tượng rằng, Bắc Triều Tiên đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất trong sự phát triển của mình.
Cuộc khủng hoảng không phải là nghiêm trọng lắm. Người dân CHDCND Triều Tiên đã quen với cuộc sống khó khăn vất vả. Để giải quyết các vấn đề của Triều Tiên không nên lật đổ chế độ. Một thí dụ về điều này là Iran. Ở nước này cuộc cải cách đã bắt đầu sau khi tân tổng thống lên nắm chính quyền, nhưng, Iran đã duy trì hệ thống chính trị. Sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên sẽ là một thảm họa ảnh hưởng đến các nước láng giềng, trong đó có Nga".
Triều Tiên nên thay đổi dần dần, làm theo tấm gương của Trung Quốc. CHND Trung Hoa đã trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới mà không thay đổi hệ thống chính trị và duy trì sự ổn định chính trị.
Nhiệm vụ của các quốc gia tham gia cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên không phải là lật đổ chế độ mà từng bước và rất thận trọng thúc đẩy cuộc cải cách ở CHDCND Triều Tiên để nước này trở thành một quốc gia có trách nhiệm lớn hơn và mở rộng cửa cho các nước trên thế giới. Đó là ý kiến của chuyên gia Nga Sergei Strokan.
Theo NTD/Bizlive
Binh sỹ Thái Lan bắt giữ cựu Bộ trưởng Giáo dục Chaisang Theo các hãng tin Reuters và AFP, ngày 27/5, 8 binh sỹ có vũ trang đã xông vào câu lạc bộ báo chí tại thủ đô Bangkok và bắt giữ một cựu bộ trưởng trong chính phủ Thái Lan từng bị quân đội lật đổ hồi tuần trước. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan, Chaturon Chaisang bị bắt giữ. (Nguồn: AFP) Cựu...