Lực lượng gây ám ảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu
Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang trở nên thêm bất ổn vì một loạt vụ tấn công của lực lượng Houthi vào các cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Xê Út trong thời gian gần đây.
Vừa qua, AFP đưa tin lực lượng quân sự Houthi ở Yemen đã đứng ra nhận trách nhiệm các cuộc tấn công vào những cơ sở năng lượng của Ả Rập Xê Út ngày 25.3. Những tuần qua, Houthi đã nhiều lần tấn công các cơ sở dầu khí của Saudi Aramco, làm ảnh hưởng đến sản lượng của nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến nguồn cung dầu toàn cầu sụt giảm và đẩy giá năng lượng lên cao, các cuộc tấn công của Houthi khiến thị trường năng lượng toàn cầu thêm bất ổn.
Các tay súng Houthi trong lễ tang cho các đồng đội thiệt mạng khi giao tranh với lực lượng chính phủ vào năm 2021 . Ảnh REUTERS
Houthi là lực lượng nào ?
Theo Viện Nghiên cứu Brookings (Mỹ), Houthi bắt nguồn từ người Zaydi theo Hồi giáo Shiite, một nhóm thiểu số chiếm khoảng 35% dân số Yemen. Trong hơn 1.000 năm, lãnh đạo người Zaydi đã nắm quyền ở Yemen cho đến khi bị lật đổ vào năm 1962. Kể từ đó, người Zaydi bắt đầu đấu tranh để khôi phục quyền lực và ảnh hưởng của mình ở Yemen.
Video đang HOT
Tên gọi của Houthi bắt nguồn từ người khởi xướng phong trào này. Những năm 1990, ông Hussein Abdreddin al Houthi, một giáo sĩ Zaydi nổi tiếng và là thành viên quốc hội giai đoạn 1993 – 1997, chỉ trích Tổng thống Ali Abudllah Saleh của Yemen. Ông al Houthi cáo buộc Tổng thống Saleh tham nhũng, chính quyền Yemen quá thân thiết với Mỹ và Ả Rập Xê Út.
Trung tâm nghiên cứu Wilson (Mỹ) cho biết căng thẳng gia tăng vào năm 2000 sau khi Tổng thống Saleh cắt tài trợ cho khu vực ông al Houthi lãnh đạo. Sau đó, ông al Houthi bắt đầu tập hợp những người ủng hộ để tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Việc Mỹ tấn công Iraq vào năm 2003 khiến phong trào ngày càng trở nên cực đoan hơn. Nhóm cũng chính thức tự gọi mình là Ansar Allah (tức đạo quân của thánh Allah).
Một chiến binh Houthi ở chiến tuyến tại huyện al-Jubah thuộc tỉnh Marib của Yemen vào tháng 11.2021.. Ảnh REUTERS
Chính phủ Yemen đã ban hành lệnh bắt giữ al Houthi và những người ủng hộ ông bắt đầu xung đột dữ dội với lực lượng an ninh. Al Houthi bị lực lượng an ninh Yemen giết chết vào năm 2004. Kể từ đó, người thân và những người ủng hộ ông al Houthi đã tiến hành nhiều cuộc nổi dậy chống lại chính phủ. Họ liên tục đánh bại quân đội của Tổng thống Saleh và lực lượng Ả Rập Xê Út cử sang hỗ trợ. Năm 2010, Houthi đã ký một thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ Yemen.
Cuộc chiến ở Yemen
Năm 2011, làn sóng Mùa xuân Ả Rập lan tới Yemen và Houthi cũng tham gia các cuộc nổi dậy trên toàn quốc chống lại Tổng thống Saleh. Theo BBC, một loạt vụ nổi dậy và ám sát đã buộc Tổng thống Saleh phải chuyển giao quyền lực lại cho Phó tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi.
Năm 2014, Houthi liên minh với cựu Tổng thống Saleh rồi giành quyền kiểm soát tỉnh Saada ở phía bắc Yemen. Sau đó, lực lượng này chiếm thủ đô Sanaa của Yemen, buộc Tổng thống Hadi phải trốn ra nước ngoài vào tháng 3.2015. Chính phủ Yemen đã yêu cầu đồng minh Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tiến hành chiến dịch quân sự để đánh đuổi Houthi.
Sau 8 năm nội chiến, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen ngày càng trở nên tồi tệ hơn. LHQ ước tính đến cuối năm 2021, cuộc chiến đã khiến 377.000 người thiệt mạng, cả trực tiếp và gián tiếp do đói và bệnh tật. Trong số đó, 70% nạn nhân là trẻ em. Cũng theo LHQ, 2.000 trẻ em do Houthi tuyển mộ đã bị giết trong giao tranh. Theo Chương trình Lương thực thế giới, gần một nửa dân số Yemen (tức 14,5 triệu người) không có đủ lương thực.
Đài DW đưa tin cùng với Ả Rập Xê Út, UAE đã tiến hành các cuộc không kích trên đất Yemen. Kuwait, Bahrain, Qatar, Morocco, Sudan, Jordan và Ai Cập cũng đã đóng góp vào các hoạt động này. Mỹ, Anh và Pháp cũng đã hỗ trợ về hậu cần và thông tin tình báo cho liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu.
Liên quân các nước Ả Rập, Mỹ và chính phủ Yemen cáo buộc Iran đã cung cấp vũ khí, đào tạo và hỗ trợ tài chính cho lực lượng Houthi. Đáp lại, Iran tuyên bố nước này ủng hộ Houthi, nhưng chỉ về mặt tinh thần, chính trị và liên tục phủ nhận các cáo buộc trên.
Tháng 7.2016, Houthi cùng cựu Tổng thống Saleh thành lập “hội đồng chính trị” để quản lý khu vực do họ kiểm soát. Tuy nhiên, tháng 12.2017, ông Saleh quay lưng với Houthi và kêu gọi những người ủng hộ mình chống lại lực lượng này. Sau đó, ông Saleh bị giết và lực lượng của cựu tổng thống cũng bị Houthi đánh bại. Năm 2018, những người trung thành với ông Saleh gia nhập liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu. Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt từ đó đến nay, biến Yemen thành nơi phải trải qua khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Saudi Arabia: Máy bay không người lái tấn công vào sân bay
Ngày 21/2, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu cho biết đã có 16 người bị thương khi lực lượng an ninh hạ một máy bay không người lái được phiến quân Houthi tại Yemen sử dụng để tấn công sân bay ở thành phố Jazan.
Đây là vụ tấn công thứ hai nhằm vào sân bay của Saudi Arabia do lực lượng Houthi tiến hành trong vòng chưa đầy 2 tuần.
Hiện trường đổ vỡ sau một vụ tấn công nhằm vào sân bay Abha của Saudi Arabia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng Thông tấn Saudi Arabia dẫn thông báo của liên quân cho biết một máy bay không người lái phóng về hướng sân bay King Abdullah ở Jazan đã bị phá hủy, với các mảnh vỡ rơi bên trong sân bay. Liên quân cho biết có 16 người thuộc các quốc tịch khác nhau đã bị thương, cáo buộc Houthi "lại tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới từ sân bay Sanaa".
Trước đó, ngày 10/2, phong trào Houthi ở Yemen đã thực hiện vụ tấn công nhằm vào sân bay quốc tế Abha ở miền Nam Saudi Arabia, khiến một máy bay dân dụng bốc cháy. Vụ việc cũng khiến 12 người bị thương. Sau đó, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu ngày 14/2 thông báo đã phá hủy một hệ thống liên lạc được sử dụng cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nằm gần Bộ Thông tin viễn thông Yemen ở thủ đô Sanaa.
Yemen rơi vào nội chiến kể từ năm 2014, khi lực lượng Houthi chiếm giữ một số tỉnh ở miền Bắc nước này, buộc Chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi được quốc tế công nhận phải rời khỏi thủ đô Sanaa và tới thành phố Aden. Năm 2015, liên minh các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Hiện Houthi kiểm soát nhiều đô thị lớn ở Yemen.
Từ cuối tháng 9/2019, Saudi Arabia đã tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức với Houthi để giảm bớt tình trạng bạo lực. Theo Liên hợp quốc, đến nay, xung đột tại Yemen đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phần lớn là dân thường và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa lực lượng Houthi ở Yemen vào "danh sách các nhóm khủng bố".
Iran nhấn mạnh vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường dầu mỏ Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu cần có nguồn cung "vàng đen" của Iran để đáp ứng nhu cầu hiện nay và duy trì tính cân bằng cung-cầu. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin Shana ngày 4/2 dẫn...