Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp nổ súng vào tàu Thổ Nhĩ Kỳ
Ankara và Athens đang đưa ra những thông tin mâu thuẫn nhau liên quan đến sự việc.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố một tàu hàng của nước này đã bị lực lượng tuần tra bờ biển Hy Lạp “bắn quấy rối” khi di chuyển ngoài khơi biển Aeagean thì Hy Lạp khẳng định đó là những phát súng cảnh cáo.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã chia sẻ một đoạn video được thủy thủ đoàn trên tàu Anatolian ghi lại. Trong đoạn video, một tàu tuần tra Hy Lạp chạy song song với tàu hàng Thổ Nhĩ Kỳ và xuất hiện tiếng súng nổ. Đoạn video cũng cho thấy có một vài vết đạn bắn trên cửa sổ và thành tàu.
Theo Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, con tàu chở hàng đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp bắn quấy rối khi đang di chuyển ngoài khơi đảo Bozcaada của Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng biển quốc tế. Hai tàu tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ đã được điều động để hỗ trợ tàu Anatolian. Tàu của Hy Lạp đã rời khỏi khu vực sau khi phát hiện các tàu của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận.
Về phần mình, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho rằng tàu Anatolian đã di chuyển “một cách đáng ngờ” trong vùng biển nước này ở phía tây bắc đảo Lesbos của Hy Lạp. Lực lượng bảo vệ bờ biển đã liên lạc với tàu Anatolian và yêu cầu tàu thay đổi hướng đi, rời khỏi lãnh hải của Hy Lạp. Tuy nhiên, con tàu đã không tuân thủ, buộc lực lượng bắn súng cảnh cáo “trong khu vực an toàn”.
Giữa căng thẳng, Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố sẵn sàng gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 11/9 tuyên bố ông luôn sẵn sàng gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước láng giềng có nhiều vướng mắc lịch sử đang gia tăng căng thẳng.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis trả lời phỏng vấn báo giới khi tới dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Tây Balkan, ngày 23/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo nhân Hội chợ quốc tế Thessaloniki, Thủ tướng Mitsotakis bày tỏ: "Tôi đánh giá những tuyên bố gần đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ luôn cố giữ cho các kênh liên lạc thông suốt". Ông cũng nói thêm rằng hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu (EU) tại Praha (Cộng hòa Séc) vào đầu tháng 10 có thể là cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp nhau.
Khi được hỏi về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ khiêu khích gây xung đột quân sự ở biển Aegean, Thủ tướng Hy Lạp cho biết ông không thể "hình dung đến mức xảy ra đối đầu quân sự", song cảnh báo rằng nếu ở trong tình huống đó, quân đội Hy Lạp sẽ có "câu trả lời dứt khoát". Ông Mitsotakis cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ xuyên tạc lịch sử.
Tổng thống Erdogan liên tục cáo buộc Hy Lạp - một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - "chiếm đóng" các đảo trên biển Aegean. Nhiều năm qua, hai nước láng giềng liên tục bất đồng về biên giới biển và quyền thăm dò năng lượng tại những khu vực tranh chấp trên biển Aegean và phía Đông Địa Trung Hải.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp - hai quốc gia thành viên NATO - gần đây gia tăng, liên quan đến các quần đảo ở khu vực phía Đông biển Aegean. Số phận của các quần đảo này được định đoạt sau Chiến tranh Balkan 1912-1913 bởi các thỏa thuận quốc tế, Hungary, Anh, Pháp, Nga, Italy và Đức.
Các cường quốc châu Âu năm 1914 quyết định các quần đảo trên sẽ thuộc chủ quyền của Hy Lạp, chứ không phải của Thổ Nhĩ Kỳ. Ạnkara lập luận các quần đảo vừa đề cập được trao cho Hy Lạp theo hiệp ước năm 1923 và năm 1947 với điều kiện Athens không quân sự hóa khu vực vì chúng nằm gần đất liền Thổ Nhĩ Kỳ.
EU kêu gọi giải quyết mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp bằng hòa bình Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 5/9, Liên minh châu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Hy Lạp chiếm đóng các đảo phi quân sự ở Aegean và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng "làm những gì cần thiết" khi thời điểm đến. Căng thẳng ở Đông Địa...