‘Lực đẩy’ nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm?

Theo dõi VGT trên

Những tháng đầu năm nay nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, mở cửa dần nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt vấn đề lạm phát… đã giúp nền kinh tế đạt được một số kết quả tích cực.

Mặc dù vậy, những tháng cuối năm vẫn còn nhiều trở ngại đến quá trình phục hồi của nền kinh tế.

Lực đẩy nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? - Hình 1
Sản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN

Để tìm hiểu rõ hơn về các trở ngại cũng như các giải pháp gỡ khó cho quá trình phục hồi kinh tế, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Những tháng đầu năm nay kinh tế Việt Nam đã có một số kết quả tích cực. Theo ông, đâu sẽ là “lực đẩy” cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm?

Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không “lỡ nhịp” với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023. Một số chính sách đã được thực thi ngay trong Quý I/2022. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tương đối tốt vấn đề lạm phát mặc dù có dấu hiệu và áp lực gia tăng chi phí sản xuất do lạm phát toàn cầu và giá cả nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng mạnh. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, mở cửa dần nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt vấn đề lạm phát… đã giúp nền kinh tế đạt được một số kết quả tích cực trong những tháng đầu năm.

Trong thời gian còn lại của năm 2022, nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Theo tôi trước hết đó là chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sự mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2021 là điều kiện cơ sở cho quá trình phục hồi. Tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép chính phủ gỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn.

Thứ hai, sự phục hồi của thị trường lao động là điều kiện quan trọng cho phục hồi sản xuất, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất cả nước – nơi vốn bị tổn hại nặng nề và thiếu hụt lao động nghiêm trọng sau làn sóng dịch thứ 4 trong năm 2021. Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Thứ ba, cộng hưởng với tác động của Chương trình phục hồi kinh tế. Các gói kích cầu nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng sẽ như một “cú huých” tới tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

Thứ tư, khu vực ngoại thương (xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài) vẫn được kì vọng tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022. Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ lĩnh vực xuất khẩu nhờ vào việc thực hiện các hiệp định thương mại quan trọng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn duy trì tăng trưởng cao và dòng chảy du lịch đang dần nối lại từ năm 2022.

Và cuối cùng là xu hướng phục hồi của cầu trong nước.

Theo ông, rủi ro, trở ngại chính đối với quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế là gì?

Theo tôi, quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với một số rủi ro, trở ngại chính:

Thứ nhất, các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu. Đặc biệt, chiến dịch “Zero COVID” có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế Trung Quốc, qua đó có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Video đang HOT

Thứ hai, áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh.

Thứ ba, rủi ro từ xung đột Nga – Ukraine. Mặc dù các tác động trực tiếp không quá lớn do quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia này với Việt Nam khá nhỏ, nhưng các tác động gián tiếp là tương đối lớn.

Thứ tư, sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “zero COVID” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.

Thứ năm, sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kì vọng.

Thứ sáu, các rủi ro liên quan đến sự kém hiệu quả trong thực thi các chính sách kích thích kinh tế. Sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng các chính sách hoặc hoạt động điều hành kinh tế có thể gây nản lòng doanh nghiệp và mất niềm tin của các nhà đầu tư.

Cuối cùng, hiện nay, vẫn có những lúng túng nhất định trong việc triển khai các gói kích thích phục hồi kinh tế.

Ông có khuyến nghị chính sách gì để kinh tế tăng trưởng như kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022?

Tôi cho rằngViệt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ và nhất là khả năng lạm phát trong các quý tiếp trong năm 2022, do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu tới lạm phát để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, cần nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối phó trường hợp giá xăng dầu khi giá thế giới biến động lớn, cũng như hoãn/giãn việc tăng các sắc thuế/phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Chúng ta cũng cần tập trung vào xây dựng các thể chế và chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và liên kết đầu tư giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Không giống như năm 2020, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã sụt giảm và quy mô dự án cũng nhỏ hơn cho thấy một ngụ ý khá quan trọng, đó là trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, Việt Nam khó tận dụng được xu hướng dịch chuyển chuỗi. Vấn đề không nằm ở cơ hội bên ngoài, mà là nội lực bên trong. Cải thiện năng lực nội tại, nhất là mặt bằng và lao động kỹ năng cần được đặc biệt chú ý trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần quyết liệt và nhanh hơn các gói kích thích kinh tế đã được thông qua trong Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, bên cạnh gói đầu tư cơ sở hạ tầng thì các gói cho vay hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho người lao động, các biện pháp miễn giảm thuế/phí cho nhóm đối tượng cụ thể, cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Ngoài ra, cần tiếp tục có những cải cách đột phá về thể chế nhằm thúc đẩy hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh bình đẳng, tiến tới nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đặc biệt là quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, dựa trên ứng dụng nền tảng số và không gian số.

Xin cảm ơn ông!

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 2: Liệu pháp tăng 'sức đề kháng'

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những "lỗ hổng" trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiếp sau đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine và các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc đã làm gián đoạn nhiều tuyến đường vận chuyển quan trọng, đồng thời khiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển thêm trầm trọng.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 2: Liệu pháp tăng sức đề kháng - Hình 1
Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Hệ quả là nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm và giá cả leo thang.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chuỗi cung ứng sẽ không thể sớm trở lại thời điểm trước đại dịch và thế giới cần thích ứng với trạng thái "bình thường mới".

Để chuẩn bị cho những "cơn bão" có thể ập đến trong tương lai, chính phủ các nước trên thế giới và công ty đa quốc gia đã đẩy mạnh những biện pháp quản trị và phòng ngừa rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như tái định hình mạng lưới sản xuất và phân phối theo hướng chủ động và đa dạng hóa hơn.

Các liệu pháp để tăng "sức đề kháng" của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đa quốc gia đã đặt kỳ vọng lớn vào sự phục hồi tiêu dùng mạnh mẽ một khi nhu cầu bị dồn nén trong suốt thời gian dịch bệnh được giải phóng. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu lớn trên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung đầu vào, chi phí logistics (vận chuyển và lưu kho) cao cùng giá nguyên vật liệu tăng vọt đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Theo ngân hàng Goldman Sachs, những rủi ro địa chính trị mới đang buộc các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng thông qua ba giải pháp, gồm tăng cường dự trữ, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và chuyển hoạt động sản xuất ở nước ngoài về nước.

Xu hướng này có thể thấy rõ trong ngành công nghiệp điện tử, vốn phụ thuộc rất lớn vào "công xưởng thế giới" Trung Quốc. Mặc dù hãng sản xuất màn hình phẳng hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc), AU Optronics (AUO), nhận được nhiều đơn hàng cung cấp màn hình cho các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và các máy tính xách tay cao cấp, song hoạt động sản xuất của hãng bị hạn chế do thiếu các vật liệu như hộp các-tông hay băng keo đóng gói từ Trung Quốc.

Chủ tịch AUO Paul Peng chia sẻ rằng các nguyên vật liệu càng ít quan trọng, thì nguy cơ thiếu hụt càng lớn, do doanh nghiệp thường không có chủ trương dự trữ, trong khi chính sách "Không COVID" (Zero COVID) tại Trung Quốc khiến hoạt động sản xuất cũng như vận chuyển bị gián đoạn trầm trọng.

Do đó, tăng lượng hàng dự trữ là chiến lược đang được áp dụng rộng rãi để tăng cường "sức đề kháng" của chuỗi cung ứng. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà sản xuất và bán lẻ trong ngắn hạn.

Điều này được thể hiện qua sự thay đổi trong tư duy chiến lược: Lập kế hoạch toàn cầu nhưng lấy nguồn lực địa phương. Mô hình sản xuất tức thời để tiết kiệm chi phí dần được thay thế bằng mô hình tích trữ để phòng ngừa cho những "cú sốc" trong tương lai. Mặc dù biện pháp này giảm thiểu tác động của nguy cơ gián đoạn đối với sản xuất trong tương lai và cải thiện sức bền của chuỗi cung ứng, nhưng hàng dự trữ cao lại ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Hơn nữa, "lượng hàng tồn an toàn" này cũng có nguy cơ lỗi thời do những tiến bộ về công nghệ hay nhu cầu khách hàng thay đổi. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên quý giá và mất doanh thu nếu không quản lý cẩn thận.

Trong khi đó, Scott Price - Chủ tịch Công ty chuyển phát nhanh quốc tế UPS International - cho rằng một hệ quả được nhìn thấy rõ nhất trong 18 tháng qua là "sự chuyển đổi sang các mô hình chuỗi cung ứng mới", với việc các công ty chuyển dây chuyền sản xuất hàng hóa phức tạp đến nơi gần hơn với người dùng để đối phó với môi trường chi phí vận tải cao và sự chấm dứt của kỷ nguyên lao động giá rẻ tại Trung Quốc.

Trước đây, việc đưa cơ sở sản xuất ra nước ngoài để tiết kiệm nhân lực và các chi phí kinh doanh khác từng được các nhà sản xuất lựa chọn rất nhiều. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều biến số khó lường khiến chuỗi cung ứng trở nên mong manh, việc "hồi hương" hoạt động sản xuất về trong nước và địa phương hóa sản xuất hay lựa chọn các nhà cung cấp thay thế gần hơn là những giải pháp an toàn hơn.

Đầu năm nay, tập đoàn sản xuất chip Intel thông báo sẽ chi 20 tỷ USD cho một cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới tại Mỹ.

Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong lịch sử nước này. Intel đang nỗ lực xây dựng một trung tâm mới cho ngành chip tiên tiến ở Mỹ, nơi tập trung 8 nhà máy sản xuất chip trị giá 100 tỷ USD, cùng một dây chuyền từ phòng thí nghiệm đến xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Intel cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất tại 6 quốc gia châu Âu với tổng kinh phí đầu tư 88 tỷ USD.

Mặc dù mặt hạn chế của xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất là chi phí xây dựng các cơ sở vật chất sản xuất mới khá cao, song đây là giải pháp mang tính dài hạn và giúp doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả và linh hoạt. Mục tiêu của các công ty đa quốc gia hiện nay không chỉ là tối ưu hóa chi phí mà còn là đa dạng hóa mạng lưới nhà cung cấp, phân tán rủi ro theo khu vực để giảm thiểu thiệt hại khi một "mắt xích" trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Chiến lược chuỗi cung ứng trong chương trình nghị sự kinh tế

Các chuỗi cung ứng phức tạp đã giúp các công ty sản xuất một cách hiệu quả tất cả các loại hàng hóa, với chi phí thấp và quy mô khổng lồ. Tuy nhiên, khi hệ thống mang tính đồng bộ cao bị "trật nhịp", các nút thắt xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và đẩy giá cả tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn đối với chính phủ các nước trong bối cảnh lạm phát đang tăng nhanh. Đó cũng là lý do tại sao chiến lược về chuỗi cung ứng, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược và thiết yếu, ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong các chương trình nghị sự kinh tế. Chính phủ các nước quan tâm hơn đến việc thúc đẩy sản xuất trong nước, nhằm giảm tính dễ tổn thương của mình trước các gián đoạn nguồn cung nước ngoài.

Đầu tháng Tư, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật thúc đẩy an ninh kinh tế, trong đó kêu gọi tăng cường các chuỗi cung ứng để đảm bảo ổn định nguồn cung các mặt hàng quan trọng như chip bán dẫn, dược phẩm và kim loại hiếm. Các mặt hàng mang tính chiến lược sẽ được giám sát chặt chẽ và Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhà cung ứng trong nước có nguồn cung ổn định.

Tổng thống Joe Biden cũng đang thúc giục các nhà chế tạo đưa hoạt động sản xuất trở lại nước Mỹ, quốc gia từng đi đầu trong việc chế tạo chip cho mọi sản phẩm điện tử, từ máy hút bụi, tivi cho đến ô tô. Trong bối cảnh đại dịch bộc lộ rõ sự phụ thuộc của ngành công nghiệp vào các sản phẩm nhập khẩu, chính phủ các nước, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, đã tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn sau nhiều năm ngành sản xuất này chuyển sang các nước châu Á có chi phí thấp hơn. Chính quyền của Tổng thống Biden muốn đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại cho thấy xu hướng bảo vệ các chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy "tự cung tự cấp" càng nhiều càng tốt lại có thể khiến những quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc tiềm tàng. Theo các chuyên gia của IMF, việc đa dạng hóa nguồn cung đầu vào từ nhiều quốc gia và sử dụng các thành phần có thể dễ dàng thay thế khi có tình huống bất lợi nảy sinh được nhìn nhận là giải pháp tối ưu cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay.

Việc "hồi hương" các nhà máy có thể làm giảm sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng, khiến sản xuất phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế nội địa. IMF ước tính rằng khi đối mặt với sự gián đoạn lớn (một sự cố khiến giảm 25% nguồn lao động ở một nhà sản xuất lớn các nguyên liệu đầu vào quan trọng), một nền kinh tế trung bình có thể sẽ suy giảm khoảng 1% GDP.

Nhìn chung, dù mỗi nước có cách tiếp cận về việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng khác nhau, song các chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới đang có xu hướng phân mảnh, với các nền kinh tế liên kết theo hướng đối tác cùng chí hướng hoặc theo các khu vực địa lý gần gũi hơn. Các chuyên gia kinh tế kêu gọi các quốc gia phối hợp chính sách hải quan và cắt giảm các hàng rào thương mại để giúp doanh nghiệp tránh được những gián đoạn tương tự trong tương lai.

Giám đốc điều hành tập đoàn khai thác cảng China Merchants Port Holdings Erik Yim gợi ý, cách thức khôi phục trật tự cho chuỗi cung ứng là các chính phủ liên kết chặt chẽ hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19, thông qua một nghị định thư được quốc tế công nhận nhằm bảo vệ người lao động trong ngành vận tải, đồng thời đảm bảo các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng biển luôn mở cửa.

Phát huy vai trò "mắt xích" của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam mới chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung vẫn dựa trên lợi thế về giá cả do các ưu đãi và lợi thế truyền thống (chủ yếu là do các chính sách ưu đãi, miễn giảm và giá công nhân duy trì thấp trong các lĩnh vực sản xuất gia công - lắp ráp là chính) chứ không phải dựa vào nâng cao giá trị (nhất là giá trị gia tăng từ cấu phần sản xuất trong nước).

Để thúc đẩy sự tham gia các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị sản xuất-cung ứng toàn cầu, Tiến sỹ Nguyễn Quốc

Việt cho rằng Việt Nam nên thể chế hóa các chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam nên phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đa dạng chuỗi cung ứng là xu thế phổ biến và góp phần thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, khi các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đang triển khai những chính sách thu hút đầu tư ngày càng mạnh mẽ, lợi thế so sánh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu có nguy cơ bị tụt hậu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về sản xuất và thương mại quốc tế ngày càng gay gắt.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao và đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Do đó, Việt Nam cần khai thác những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành kháchÔ tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách
22:11:48 26/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Hai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợHai người về quê đón Tết bị xe khách bỏ rơi trong đêm được CSGT hỗ trợ
21:14:51 27/01/2025
Thông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn NhấtThông tin về ô tô 'tự di chuyển' ở sân bay Tân Sơn Nhất
06:48:31 27/01/2025
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bốHuy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố
21:51:29 26/01/2025
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thươngÔ tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương
15:11:37 27/01/2025

Tin đang nóng

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh HuyềnQuang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền
18:28:58 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Thông tin mới nhất vụ cô gái bị bắt cóc đòi chuộc 150 triệu đồngThông tin mới nhất vụ cô gái bị bắt cóc đòi chuộc 150 triệu đồng
19:49:21 27/01/2025
Tiết lộ gây sửng sốt về nhan sắc con trai Hyun Bin và Son Ye JinTiết lộ gây sửng sốt về nhan sắc con trai Hyun Bin và Son Ye Jin
21:57:28 27/01/2025
Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?
18:36:56 27/01/2025
Không thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổiKhông thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổi
17:30:52 27/01/2025
Thầy phong thủy nhắc mùng 1 Tết Ất Tỵ đặt 3 thứ này vào ví năm mới giàu có vàng bạc ùa vào nhàThầy phong thủy nhắc mùng 1 Tết Ất Tỵ đặt 3 thứ này vào ví năm mới giàu có vàng bạc ùa vào nhà
22:18:57 27/01/2025

Tin mới nhất

Tìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCM

Tìm thân nhân của ông cụ bán vé số tử vong bất thường ở TPHCM

22:01:34 27/01/2025
Cụ ông bán vé số tử vong trên vỉa hè ở quận Gò Vấp (TPHCM), hiện chưa xác định được danh tính và thân nhân của nạn nhân.
Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

Lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm nếu để người dân chết vì rét

21:25:33 27/01/2025
Trong công điện, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh/TP phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan trong phòng, chống đói, rét.
"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

"Ám ảnh" chuyến bay về quê ngày Tết: Vạ vật 10 tiếng ở sân bay vì sương mù

21:23:29 27/01/2025
Sương mù làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng tại các sân bay khu vực miền Bắc, miền Trung khiến hàng loạt chuyến bay bị chậm, nhiều khách mất hơn 15 tiếng mới về đến nhà.
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại

Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Đã tìm thấy thi thể cháu bé còn lại

21:17:29 27/01/2025
Liên quan đến việc 2 chị em theo bố lên rẫy rồi mất tích, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể người em trai trên sông Ba, cách vị trí tìm thấy thi thể chị gái khoảng 300m.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.
CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

CSGT hú còi mở đường cho xe chở người bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

09:08:00 27/01/2025
Hai cán bộ CSGT TPHCM dùng xe đặc chủng bật tín hiệu còi, đèn ưu tiên để mở đường dẫn ô tô chở người đàn ông bị điện giật nguy kịch đến bệnh viện.
Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

07:29:01 27/01/2025
Ngày 26.1, UBND TP.Hà Nội đã trình lên HĐND TP.Hà Nội dự thảo nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn TP.Hà Nội , áp dụng từ tháng 7.2025.
Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

Gió đông bắc trên Biển Đông mạnh ngang cấp bão nhiệt đới

07:22:04 27/01/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, Biển Đông đang có thời tiết xấu, riêng khu vực vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9 - 10.
Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

Loạt drone rơi xuống bãi cỏ trong khuôn viên trường đua F1 rồi bốc cháy

06:20:56 27/01/2025
Trong buổi tổng duyệt Rực rỡ Thăng Long tại quảng trường Mỹ Đình (Hà Nội), phần trình diễn drone (phương tiện bay không người lái) bị gián đoạn bởi đám cháy trong khuôn viên trường đua F1.
Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng ở Lâm Đồng

06:12:10 27/01/2025
Khi người dân đến khu vực rừng tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bất ngờ phát hiện thi thể nam giới trong tình trạng cháy đen.
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Tiểu Vy vướng tranh cãi vì 1 hành động sai nhưng cãi đến cùng trước dàn sao

Hoa hậu Tiểu Vy vướng tranh cãi vì 1 hành động sai nhưng cãi đến cùng trước dàn sao

Sao việt

23:59:31 27/01/2025
Nhiều người cho rằng việc nàng hậu Cãi chày cãi cối là không phù hợp, thay vào đó cô nên hỏi ý kiến đồng đội về cách xử lý hoặc xin lỗi sau khi làm sai công thức.
Chấn động 28 Tết: Cái chết của sao nữ 28 tuổi không như công chúng vẫn lầm tưởng, nguyên nhân qua đời gây sốc

Chấn động 28 Tết: Cái chết của sao nữ 28 tuổi không như công chúng vẫn lầm tưởng, nguyên nhân qua đời gây sốc

Sao châu á

23:55:34 27/01/2025
Theo Maeil Shinmun tìm hiểu được từ gia đình nạn nhân, Oh Yoan Na đã để lại di thư trước khi có hành vi cực đoan và ra đi vào ngày 15/9/2024.
Ngay lúc này: Tuyết rơi "rào rào" tại đỉnh Fansipan, du khách hào hứng vì "xé túi mù trúng secret"

Ngay lúc này: Tuyết rơi "rào rào" tại đỉnh Fansipan, du khách hào hứng vì "xé túi mù trúng secret"

Netizen

23:37:39 27/01/2025
Những du khách đến Fansipan vào chiều nay (26/1/2025) đã bất ngờ được trải nghiệm cảnh tuyết rơi ngay tại Việt Nam.
Người mệnh nào thích hợp trồng cây Trầu Bà nhất?

Người mệnh nào thích hợp trồng cây Trầu Bà nhất?

Trắc nghiệm

22:21:22 27/01/2025
Theo quan niệm phong thủy, cây Trầu Bà có nhiều ý nghĩa tốt lành, vậy người mệnh nào hợp để trồng cây Trầu Bà nhất?
95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

Thế giới

22:06:05 27/01/2025
Để vượt qua những thách thức này, điều cần thiết là phải duy trì tinh thần đổi mới, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng cường gắn kết xã hội.
Người phụ nữ chăn bò bị đối tượng trùm kín mặt cướp tiền

Người phụ nữ chăn bò bị đối tượng trùm kín mặt cướp tiền

Pháp luật

22:03:47 27/01/2025
Ngày 27/1, Công an huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai cho biết, đã ra quyết định tạm giữ Kyư (SN 1985, trú tại làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đăk Đoa) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Cosplay nhân vật game quá xinh, hot girl bỗng nổi tiếng không ngờ, liên tục tung ảnh gợi cảm

Cosplay nhân vật game quá xinh, hot girl bỗng nổi tiếng không ngờ, liên tục tung ảnh gợi cảm

Cosplay

21:00:47 27/01/2025
Theo đó, ban đầu cô nàng hot girl này dường như vẫn còn là cái tên khá xa lạ với cộng đồng game thủ trên toàn thế giới.
Khám phá bản đồ Free Fire trong sự kiện hợp tác đặc biệt với Naruto Shippuden

Khám phá bản đồ Free Fire trong sự kiện hợp tác đặc biệt với Naruto Shippuden

Mọt game

20:48:48 27/01/2025
Có rất nhiều điểm mới lạ đang chờ game thủ khám phá trong sự kiện hợp tác IP anime lớn nhất từ trước đến nay của Free Fire.