Luật sư phân tích đề thi bôi nhầm thuốc độc vào ngực vợ
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, trong vụ việc bôi nhầm thuốc độc vào “gò bồng đảo” của vợ để cai sữa cho con và cái chết của người hàng xóm, anh A không có dấu hiệu phạm tội.
Mới đây, đề thi của Đại học Luật Hà Nội đưa ra tình huống về người đàn ông bôi nhầm thuốc độc vào “gò bồng đảo” của vợ để cai sữa cho con. Đề thi kết thúc với cái chết bất ngờ của… hàng xóm.
Đề thi bằng thơ gây tranh cãi
Theo đề thi này, anh A vì cai sữa cho con đã bôi lọ dung dịch màu vàng lên “gò bồng đảo” của vợ rồi đi làm. Sau đó, anh phát hiện mình lấy nhầm lọ thuốc cực độc:
Ba đã giết con rồi
Hốt hoảng lẫn rối bời
Anh A. liền tức tốc
Phóng vội xe về nhà
Tuy nhiên, khi trở về, anh rất bất ngờ với tình huống xảy ra:
Nhìn thấy từ… xa xa
Nhà đông người qua lại
Người thì hô cấp cứu
Kẻ bảo… nó chết rồi
Ôi! Ba giết con rồi
Anh A khuỵu trước cổng
Như phép tiên… rồi bỗng
Đứa bé từ trong nhà
Rẽ đám đông chạy ra
Ôm chầm lấy người cha
Video đang HOT
Hổn hển… mách rằng là
Chú hàng xóm.. gần nhà
Chết trong kia, ba ạ.
Hình ảnh đề thi được chia sẻ trên Facebook.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội – nhận định: Đây là đề thi cuối năm học dành cho học viên văn bằng hai với nội dung và hình thức chưa từng có trong ngành đào tạo luật. Về hình thức, đề thi được thể hiện dưới dạng bài thơ, có thể coi là cách làm mới và đột phá.
Tuy nhiên, luật sư Thơm nhận định, về nội dung đề thi chưa phù hợp thực tiễn cuộc sống và mất đi sự trang nghiêm của ngành đào tạo pháp luật.
Giải đáp “Anh A có phạm tội không?”
Luật sư Thơm đánh giá, đề thi của Đại học Luật Hà Nội tương đối khó với học viên. Để trả lời được các câu hỏi, trước hết, học viên phải có kinh nghiệm về pháp luật và có tư duy lý luận vững chắc về cấu thành tội phạm cơ bản trong luật hình sự.
Ông Vũ Văn Cương – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, Đại học Luật Hà Nội cho biết, 99% người không có chuyên môn pháp luật khi đọc đề thi này sẽ suy luận ngay vấn đề ngoại tình. Tuy nhiên, ông Cương chỉ ra 6 nguyên nhân có thể dẫn tới cái chết của hàng xóm, trong đó có những lý do ví dụ bị suy tim, khi sang nhà chơi đột tử.
Giả thiết trường hợp nếu có căn cứ chứng minh anh hàng xóm bị chết do tác động của chất độc trên ngực chị vợ, trong vai trò là người tư vấn pháp luật, luật sư Nguyễn Ánh Thơm khẳng định: Hành vi của anh A không có dấu hiệu tội phạm.
Cụ thể, đề thi nêu, anh A đã bôi thuốc độc lên ngực vợ. Hành vi của anh là vô ý do cẩu thả nên lấy nhầm lọ thuốc độc (đáng ra là loại màu vàng, vị cay, dùng cho con cai sữa).
“Để xem xét trách nhiệm của A có dấu hiệu của tội vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật hình sự 1999 hay không, chúng ta căn cứ Điều 10 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Vô ý phạm tội. Luật ghi: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.
Lỗi vô ý do cẩu thả (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự 1999) nêu: Trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả. Mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả.
Ảnh minh họa: Phượng Nguyễn
Áp dụng vào đề thi, nguyên nhân do anh A cẩu thả lấy nhầm lọ thuốc độc mà không thấy trước hậu quả. Thực tế, điều luật buộc A thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả chết người xảy ra chỉ đối với con trai hoặc đối với người vợ. Anh hàng xóm sang nhà tác động vào thuốc bôi trên ngực người vợ là sự kiện khách quan và A không thể biết trước được khi đi làm.
Trong trường hợp con trai hoặc người vợ tử vong do A vô ý bôi nhầm thuốc độc thì A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật hình sự 1999.
Mặt khác, tình huống này không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bôi nhầm thuốc độc vào ngực vợ (để cai sữa cho con) với hậu quả người hàng xóm tử vong.
Từ những căn cứ nêu trên, theo quan điểm của luật sư Thơm, hành vi của anh A không thỏa mãn yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả theo qui định của Bộ luật Hình sự. Vì vậy, anh A. không có dấu hiệu phạm tội.
Nhận xét về đề thi này, thầy Trịnh Quỳnh – giáo viên Ngữ văn, trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định chia sẻ: “Luật quy định là lý tính, còn văn học, thơ ca là đời sống tình cảm. Cả hai yếu tố đó hoàn toàn có thể áp dụng với nhau. Đề thi khiến liên tưởng các bài toán dân gian được ra bằng thơ, gây hứng thú cho người làm bài”.
Đây là đề thi rất thú vị, nhưng theo thầy Quỳnh, cách ra đề này chỉ nên coi là “gia vị”, nếu sử dụng nhiều hay thành phong trào sẽ phản tác dụng.
Theo Zing
ĐH Luật ra đề thi bằng thơ về tình huống 'cai sữa cho con'
Đề thi đưa ra tình huống một người đàn ông đã bôi nhầm thuốc độc vào "gò bồng đảo" của vợ để cai sữa cho con. Khép lại đề thi là cái chết của người... hàng xóm.
Đề thi hết học phần, môn Kỹ năng chung về Tư vấn pháp luật của Trung tâm Tư vấn Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội đặt ra tình huống: "Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn, yêu cầu tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà".
Nội dung vụ việc mà anh A trình bày dưới dạng bài thơ, được tóm tắt như sau: Anh A vì cai sữa cho con đã bôi lọ dung dịch màu vàng lên "gò bồng đảo" của vợ rồi đi làm. Sau đó, anh mới phát hiện mình lấy nhầm lọ thuốc cực độc:
Ba đã giết con rồi
Hốt hoảng lẫn rối bời
Anh A. liền tức tốc
Phóng vội xe về nhà
Tuy nhiên, khi trở về, anh rất bất ngờ với tình huống xảy ra:
Nhìn thấy từ... xa xa
Nhà đông người qua lại
Người thì hô cấp cứu
Kẻ bảo... nó chết rồi
Ôi! Ba giết con rồi
Anh A khuỵu trước cổng
Như phép tiên... rồi bỗng
Đứa bé từ trong nhà
Rẽ đám đông chạy ra
Ôm chầm lấy người cha
Hổn hển... mách rằng là
Chú hàng xóm.. gần nhà
Chết trong kia, ba ạ.
Từ đó, đề bài đưa ra các câu hỏi và cho phép học viên được sử dụng tài liệu.
Đề thi của Đại học Luật Hà Nội được chia sẻ trên mạng xã hội.
Ngay sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, đề thi nhận được sự quan tâm của nhiều thành viên. Bạn Lê Nguyễn cho rằng: "Đề thi được thể hiện dưới hình thức bằng thơ, mới mẻ và là đột phá trong cách ra đề của thầy cô trường Luật".
Một số thành viên khác nhận xét, đề thi nêu tình huống hài hước nhưng cũng rất... "bá đạo". Nhưng họ cũng đặt câu hỏi tình huống "nhạy cảm" này có thật sự phù hợp để mang vào đề thi?
Chia sẻ với Zing.vn, ông Vũ Văn Cương - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội xác nhận: Đây là đề thi cuối năm học dành cho học viên văn bằng hai, hầu hết là những người đi làm, đã có gia đình nên khá phù hợp.
Đề thi được ông Cương đánh giá là bước đột phá của Trung tâm khi thể hiện dưới hình thức thơ, khiến đề trở nên mềm mại, tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn.
Tuy nhiên, hình thức mới cũng nhận được những ý kiến không ủng hộ, cho rằng đề thi phải được thể hiện theo cách truyền thống, chuẩn mực. Mọi đóng góp đều được Trung tâm tiếp nhận. Ông Cương khẳng định: "Để ra đề thi, chúng tôi đã rất cân nhắc".
Vị giám đốc trung tâm cho biết, 99% người không có chuyên môn pháp luật khi đọc đề thi này sẽ suy luận ngay vấn đề ngoại tình.
"Tuy nhiên, cái chết của một con người có thể nhiều nguyên nhân, người làm nghề pháp luật phải có tuy duy phản biện, rút kinh nghiệm để đưa ra đánh giá hay kết quả đúng, tránh trường hợp kết tội oan chỉ vì nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất", ông Cương chia sẻ.
Ông Cương thông tin, trong đáp án của đề thi có 6 nguyên nhân dẫn đến cái chết của người hàng xóm. Đề thi yêu cầu học viên phải có tầm nhìn khác, tư duy rộng và toàn diện.
Theo Zing
Người trúng tuyển hiệu trưởng chưa tính kiện Bộ Tư pháp Luật sư Lê Đình Vinh, người trúng tuyển hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, cho biết, hiện chưa phải lúc lên tiếng về việc ông không được bổ nhiệm hiệu trưởng. Ngày 20/1, trao đổi về việc vừa bị Bộ Tư pháp hủy kết quả kỳ thi hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, luật sư Lê Đình Vinh (Giám đốc Cty...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Thế giới
15:03:28 25/04/2025
'Trò chơi bóng tối' có đủ các yếu tố đặc trưng: Kịch tính, chiều sâu tâm lý, ma mị và đầy nhân văn
Phim việt
15:01:00 25/04/2025
Đạo diễn siêu phẩm kinh dị 'Barbarian' trở lại với tác phẩm mới về loạt vụ mất tích bí ẩn
Phim âu mỹ
14:54:15 25/04/2025
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất
Sức khỏe
14:49:41 25/04/2025
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu': Đậm màu sắc huyền bí - trinh thám luôn đẩy yếu tố bất ngờ trong sự bất ngờ
Hậu trường phim
14:45:56 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ
Lạ vui
14:00:23 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025
Sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật
13:44:29 25/04/2025