Luật sư nói gì nếu tin nhắn “giảng viên gạ nữ sinh vào khách sạn” là thật?
“Vụ việc làm giảm sút uy tín của ngành giáo dục, xem nhẹ mối quan hệ thầy trò và làm dấy lên nghi ngờ về những tiêu cực, khuất tất, bất bình đẳng trong xã hội”.
Làm giảm sút uy tín của người thầy
Vụ việc một thầy giáo bị tố cáo gửi tin nhắn rủ nữ sinh đại học vào khách sạn đang khiến dư luận xã hội xôn xao.
Trường Đại học Kinh tế – kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) đã xác nhận thông tin một giảng viên của nhà trường là người có liên quan tới vụ việc này, tuy nhiên sự thật có đúng như những lời tố cáo đăng trên mạng xã hội hay không còn cần cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Tin nhắn được đăng trong bài tố giác thầy giáo gạ nữ sinh vào khách sạn để dạy kèm (Ảnh chụp màn hình).
Đối với vụ việc này, tiến sĩ – luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp nhận định: “Thông tin về vụ việc thầy giáo rủ nữ sinh vào khách sạn để dạy kèm, đang gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên phần lớn là phản đối hành vi, thái độ của người được cho là thầy giáo trong câu chuyện này.
Chưa biết thực hư vụ việc thế nào, tuy nhiên những thông tin như vậy đang làm xấu hình ảnh của người thầy trong lĩnh vực giáo dục. Vụ việc làm giảm sút uy tín của ngành giáo dục, xem nhẹ mối quan hệ thầy trò và làm nghi ngờ những tiêu cực, khuất tất, bất bình đẳng trong xã hội”.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, dưới góc độ chuẩn mực đạo đức xã hội, quan hệ thầy trò là quan hệ thiêng liêng dù bất cứ mối quan hệ đó ở bậc học, cấp học nào.
“Ở xã hội nào thì cũng luôn xây dựng những chuẩn mực đạo đức là thầy ra thầy, trò ra trò. Là thầy giáo thì phải gương mẫu, có chuẩn mực, biết tôn trọng học sinh. Nghề giáo đòi hỏi những con người có đạo đức, sống có chuẩn mực, là những tấm gương để các học trò noi theo.
Video đang HOT
Ngược lại, học sinh, sinh viên cũng phải giữ thái độ chuẩn mực, tôn trọng, kính trọng thầy cô giáo của mình. Nếu người thầy thiếu đạo đức tư cách, có lối sống, hành vi ứng xử không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ bị xã hội lên án và sẽ phải nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc, có thể bị loại khỏi môi trường giáo dục”, luật sư nói.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, sự việc diễn ra trước ngày Nhà giáo Việt Nam lại càng ảnh hưởng đến uy tín của các thầy cô giáo nói riêng, cho ngành giáo dục nói chung. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ nguồn tin để xử lý theo quy định của pháp luật.
(Ảnh minh họa: Canva)
Quy định xử phạt như thế nào?
Luật sư Văn Cường nhận định trên góc độ luật pháp: “Trong trường hợp có căn cứ cho thấy có người đã đăng tin sai sự thật nhằm câu view, câu like thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, với mức phạt 10-20 triệu đồng.
Nếu hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015″.
Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy sự việc là có thật, thanh tra giáo dục sẽ vào cuộc xác minh làm rõ sự việc và cơ sở giáo dục đang quản lý giáo viên này sẽ có hình thức xử lý kỷ luật đối với thầy giáo này theo quy định của pháp luật về kỷ luật viên chức.
Trường hợp thầy giáo là viên chức nhưng có vi phạm về đạo đức lối sống thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo quy định tại Điều 15 Nghị định này: Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc. Đối với viên chức quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Với trường hợp đăng tin sai sự thật, luật sư cho rằng cần phải thông báo công khai và xử lý đối với người đăng tin sai sự thật.
“Nếu sự việc có thật thì cần phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với giáo viên đã có hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo, nếu người đó không đủ tư cách đạo đức để làm thầy thì cần phải loại khỏi bộ máy giáo dục để gìn giữ thanh danh, uy tín của người thầy đã được nhiều thế hệ vun đắp qua hàng ngàn năm qua”, luật sư cho biết.
Do vậy, luật sư đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ sự việc để có căn cứ xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ sự trong sáng của môi trường giáo dục.
Đại học gây tranh cãi vì huy động tiền từ sinh viên
Đại học Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây kêu gọi sinh viên quyên góp tiền cho lễ kỷ niệm 119 năm thành lập.
Trong bài đăng trên Weibo ngày 14/10, Đại học Tây Bắc viết "Hội cựu sinh viên chân thành đề nghị mỗi cựu sinh viên và giảng viên quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa (11,9 tệ, khoảng 1,96 USD), mỗi học sinh có thể tặng một ly sữa đậu nành (1,19 tệ)".
Bài đăng được gửi từ tài khoản chính thức của trường cho biết thêm các nhà tài trợ cho dịp kỷ niệm 119 năm thành lập trường có thể quảng cáo bất cứ điều gì họ muốn. Để quá trình này được dễ dàng, nhà trường cung cấp hai mã QR dẫn đến các trang quyên góp - một dành cho cựu sinh viên, giảng viên và một mã khác dành cho sinh viên. Bài đăng nhằm mục đích huy động 1,1 triệu tệ (gần 4 tỷ đồng).
Đây không phải lần đầu tiên một đại học Trung Quốc cố gắng gây quỹ từ cựu sinh viên lần này nó đã gây ra sự chế nhạo trên mạng, bởi các trường đại học Trung Quốc theo truyền thống sẽ hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước. Lời kêu gọi trở thành một hashtag thịnh hành trên Weibo với hơn 2 triệu lượt xem.
Các trường như Đại học Bắc Kinh, Phục Đán trước đây từng đề nghị cựu sinh viên đóng góp những khoản nhỏ vào các ngày kỷ niệm của trường. Bản thân Đại học Tây Bắc đã huy động tiền theo hình thức trực tuyến trong hơn một năm qua. Nhưng bằng cách nào đó, chính bài đăng hồi giữa tháng 10 mới tạo ra nhiều suy luận, tranh cãi.
Đại học Tây Bắc có trụ sở ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Admissions
Yang Bingxin, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, người đã đóng góp 9,9 tệ, nói cô rất buồn vì trường phải sử dụng đến hình thức gây quỹ trực tuyến. "Trường thực sự quan tâm đến nhu cầu của học sinh: có giấy vệ sinh, nước nóng và phòng tắm ở mỗi tầng. Tôi hy vọng số tiền quyên góp sẽ giúp ích một phần cho trường", Yang nói.
"Chúng tôi không hiểu tại sao đây là tin tức", một nhân viên tại trường nói và cho rằng yêu cầu đóng góp không phải là hiếm trong các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc.
Nhân viên của trường nói thêm trang quyên góp trên nền tảng di động được thành lập vào năm ngoái, sau lễ kỷ niệm 118 năm thành lập. Từ đó đến nay, trang này đã có hơn 17.000 người quyên góp trực tuyến, nhiều trong số đó ủng hộ vượt số tiền mà trường yêu cầu. Nhà trường tuyên bố đã quyên góp được gần một triệu tệ từ hai nhóm cộng lại.
"Quỹ sẽ được sử dụng vào việc phát triển của trường hoặc kết nối với các cựu sinh viên", nhân viên này cho hay.
Tọa lạc tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Đại học Tây Bắc là một phần của dự án giáo dục đại học "211" ưu tú của Trung Quốc và nhận được tài trợ trực tiếp từ chính quyền tỉnh. Những trường khác trong dự án này bao gồm Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và Đại học Tôn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông.
Ngân sách dành cho Đại học Tây Bắc năm 2021 là khoảng 1,42 tỷ tệ, theo trang web của trường. Con số này thấp hơn nhiều so với các trường đại học do trung ương tài trợ, chẳng hạn Đại học Giao thông Tây An, cũng nằm ở Thiểm Tây được ngân sách tài trợ 11,4 tỷ tệ trong năm nay. Trong khi đó, Đại học Thanh Hoa của Bắc Kinh đứng đầu cả nước với ngân sách hàng năm lên tới 31,7 tỷ tệ.
Tổng tài trợ của Trung Quốc cho giáo dục đại học năm 2021 chỉ là hơn 101 tỷ tệ, ít hơn 5,62 tỷ so với năm ngoái do "yêu cầu thắt lưng buộc bụng và giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng từ Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia", theo một báo cáo ngân sách của Bộ Giáo dục công bố hồi tháng 3.
Nicole Chen, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, bày tỏ ủng hộ đối với trường và cho biết đã quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa.
"Việc đó là tự nguyện, không bắt buộc. Chúng tôi có một ngân sách hạn chế từ chính quyền, vì vậy tôi nghĩ có lý do chính đáng để trường làm việc này", cô nói.
Lên trang web khiêu dâm bán khóa học, thấy giáo dạy toán kiếm về 6 tỷ mỗi năm Giảng viên người Đài Bắc Trung Hoa có tên Changshu với bằng thạc sĩ toán học cùng 15 năm kinh nghiệm giảng dạy hiện đang mở lớp dạy toán trên trang P***hub với câu khẩu hiệu "Chơi hết mình, học hết sức" Khi nhắc tới những website mang chủ đề 18 hay khiêu dâm, người dùng Internet hầu hết chỉ nhớ về những...