Luật sư của Phan Sào Nam: “Chưa biết Nam sẽ chấp hành án lại thế nào vì chuyện chưa từng xảy ra”
Liên quan đến việc Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên huỷ 2 quyết định tha tù trước thời hạn cho Phan Sào Nam, luật sư của Phan Sào Nam đã có chia sẻ “ nóng” với Dân Việt về vấn đề này.
Chiều 21/11, trao đổi với Dân Việt, luật sư Giang Hồng Thanh – luật sư của Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online) cho biết, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, Phan Sào Nam đã nắm bắt được việc sẽ phải chấp hành án tù trở lại.
Luật sư Thanh cho biết, hiện Phan Sào Nam chưa phải chấp hành bản án theo quyết định và cũng chưa nhận được quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội về sự việc của mình.
Về việc Phan Sào Nam bao giờ phải chấp hành án theo quy định, luật sư Giang Hồng Thanh cũng bày tỏ sự băn khoăn.
Luật sư cho biết, Phan Sào Nam đã chuẩn bị tinh thần phải quay lại nhà tù từ khi Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội kháng nghị 2 quyết định giảm án với bị án này của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TTXVN
“Việc này chưa từng xảy ra nên cũng chưa biết quy trình tiếp theo sẽ như thế nào” – luật sư Thanh nói với Dân Việt.
Video đang HOT
Ở một diễn biến khác, theo vị luật sư, Phan Sào Nam đã ý thức được việc sẽ phải quay trở lại nhà tù để tiếp tục chấp hành bản án từ khi Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội kháng nghị; một số cá nhân, tổ chức có sai phạm trong vụ việc bị kỷ luật.
Phan Sào Nam được luật sư nhận định là bình tĩnh đón nhận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí về việc Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.
Hiện tại, Phan Sào Nam đã thi hành án được 39 tháng 10 ngày (Phan Sào Nam bị tuyên phạt 60 tháng tù), như vậy phạm nhân này đã thi hành được gần 2/3 thời hạn.
Luật sư của Phan Sào Nam cho biết, hiện chưa biết Phan Sào Nam sẽ chấp hành án lại thế nào bởi việc chưa từng xảy ra. Ảnh: NVCC
Vị luật sư cũng thông tin, về trách nhiệm dân sự, Phan Sào Nam đã nộp khắc phục hơn 1.384 tỷ đồng, bằng 99% số tiền bị buộc phải bồi thường.
“Phan Sào Nam đã có phương án để thi hành nốt số tiền còn lại khoảng 10 tỷ đồng. Hiện Nam chỉ thấy lo lắng bởi là lao động chính trong gia đình. Khi thi hành án thì người thân cũng sẽ gặp một số khó khăn trong cuộc sống” – luật sư Giang Hồng Thanh chia sẻ.
Như Dân Việt đã đưa tin, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, xét kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội liên quan vụ Phan Sào Nam được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tha tù trước thời hạn.
Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đề nghị Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 587 và Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 80 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đối với Phan Sào Nam theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi xem xét các quyết định trên đối với Phan Sào Nam, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội nhận thấy, tại bản án hình sự phúc thẩm số 110 ngày 12/3/2019, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã xử phạt Phan Sào Nam 2 năm tù về tội “ Tổ chức đánh bạc”, 3 năm tù về tội “ Rửa tiền”; tổng hợp hình phạt buộc Phan Sào Nam phải chấp hành hình phạt chung là 5 năm tù, thời hạn tính từ ngày bị bắt tạm giam 27/10/2017.
Tại phiên xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử cấp giám đốc thẩm đã ra quyết định chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.
Hội đồng xét xử cấp giám đốc thẩm nhận định, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra quyết định giảm thời gian chấp hành án đối với phạm nhân Phan Sào Nam là không đủ điều kiện, không có căn cứ pháp luật; từ đó tuyên hủy các Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 587 và số 80 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đối với Phan Sào Nam.
Thu hồi tài sản án tham nhũng, kinh tế bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, đặc biệt ở các địa phương có lượng việc, số tiền lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai,... đã ảnh hưởng tới kết quả thi hành án năm 2021.
Thông tin từ Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho thấy, kết quả thi hành án dân sự năm 2021 không đạt như mong muốn khi tỷ lệ thi hành xong về tiền trong 10 tháng qua có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp trong toàn quốc, đặc biệt là các địa phương có lượng việc, số tiền phải thi hành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam...
Mới đây ông Phan Sào Nam - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online (trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng internet) đã có đơn gửi cơ quan thi hành án dân sự xin tự nguyện thi hành án, hứa nộp đủ số tiền trên 13,2 tỷ đồng trước Tết Nguyên đán. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Trong khi đó, dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số việc (0,5% tổng số phải thi hành) nhưng số tiền phải thu hồi trong các vụ việc thi hành án về kinh tế, tham nhũng lại rất lớn (chiếm tới 24,5% về tiền so với tổng số phải thi hành). Nhiều vụ việc, tài sản thi hành án có giá trị rất thấp, có vụ việc đương sự phải thi hành hơn 15.000 tỷ đồng nhưng giá trị tài sản để thi hành án thực tế không quá 500 tỷ đồng... hoặc đang có tranh chấp (các giá trị tài sản tranh chấp ước đạt hơn 7.000 tỷ đồng, các đương sự đang khởi kiện để phân chia tài sản chung) hoặc chưa thực hiện được việc xử lý tài sản do dịch bệnh...
Mới đây, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện việc tổ chức thi hành án trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
Tổng cục Thi hành án dân sự yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc quy định về phòng chống dịch, nhất là những quy định có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thi hành án để có giải pháp tổ chức thi hành án đúng quy định của pháp luật.
Rà soát toàn bộ công việc liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, quá trình tổ chức thi hành từng vụ việc (tiếp công dân, thụ lý, ra quyết định thi hành án, xác minh, đôn đốc thi hành án, cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản, thanh toán tiền...) để thực hiện các thủ tục giải quyết việc thi hành án phù hợp, hiệu quả. Phát huy tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc bằng hình thức trực tuyến hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính công ích, cổng dịch vụ công quốc gia..., giảm thiểu các hoạt động tiếp xúc trực tiếp để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Đặc biệt, đối với những công việc có thời hạn, thời hiệu, những việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, công dân như thẩm định giá, bán đấu giá, cưỡng chế giao tài sản, thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án... thì cơ quan thi hành án dân sự cần căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu phòng chống dịch của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện.
Trường hợp có vướng mắc thì chủ động phối hợp với cơ quan kiểm sát, các cơ quan có liên quan báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Ban Chỉ đạo Thi hành án của địa phương để thống nhất biện pháp giải quyết. Sau khi trao đổi, phối hợp giải quyết nhưng vẫn còn khó khăn, vướng mắc thì cần khẩn trương lập hồ sơ báo cáo về Tổng cục Thi hành án dân sự để có hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Ngoài việc rà soát, củng cố hồ sơ, tài liệu, cần căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức thi hành án, chuẩn bị kỹ các nội dung cần thiết đối với từng vụ việc, khi tình hình phòng chống dịch bệnh cho phép thì tiếp tục thực hiện ngay các hoạt động tác nghiệp chưa được thực hiện, đảm bảo thi hành dứt điểm các vụ việc.
Kỳ án gây rúng động "nữ sinh giao gà" và những nỗi ám ảnh không hồi kết Vụ án nữ sinh giao gà, thời điểm 2 năm trước, không chỉ gây chấn động dư luận cả nước mà cả với truyền thông nước ngoài, vì tính chất man rợ và những tình tiết "bẻ lái" đặc biệt chưa từng có. Chân dung 9 đối tượng thủ ác gây ra vụ án chấn động dư luận cả nước năm 2019 (Ảnh:...