Luật lao động mới ở Nhật gây tranh cãi vì ‘vẽ đường cho hươu chạy’
Luật bảo vệ lao động ở Nhật Bản đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích cho rằng luật này chỉ “vẽ đường cho hươu chạy”, khiến tình trạng lạm dụng người lao động nghiêm trọng hơn.
Các công ty lớn tại Nhật hiện phải đối mặt với tình trạng quấy rối tại nơi làm việc, bao gồm các hành vi như cấp trên đánh nhân viên bằng tay hoặc bằng đồ vật, theo Bộ Lao động nước này.
Luật bảo vệ lao động mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/6, nhằm mục đích bảo vệ người lao động khỏi tình trạng lạm dụng hoặc bắt nạt bởi cấp trên và chủ lao động. Tuy nhiên, luật này cũng liệt kê cả các trường hợp đụng độ không cố ý không được tính.
Giới phê bình cho rằng các trường hợp được cơ quan này nêu quá chi tiết trong luật mới sẽ phản tác dụng, dẫn đến kẻ bắt nạt lao động trốn tránh trách nhiệm bằng cách viện đến lý do ngoại lệ được nêu trong luật.
“Không cần thiết phải liệt kê các trường hợp không áp dụng được luật này”, Naoto Sasayam, luật sư tại Tokyo, nói với Nikkei Asian Review.
Số trường hợp bị bắt nạt và quấy rối ở nơi làm việc của Nhật Bản lên tới mức kỷ lục là 82.000 vào năm tài kháo 2018. Ảnh: Reuters.
Chính phủ đang yêu cầu các công ty lớn phải có chính sách nghiêm ngặt hơn chống lại nạn bắt nạt ở nơi làm việc. Các doanh nghiệp phải đào tạo nhân viên và có kênh cho người lao động trình báo vụ việc bị lạm dụng. Chính phủ sẽ công khai tên các doanh nghiệp có tình tạng lạm dụng nghiêm trọng.
Sau vụ nhân viên công ty tự tử vì làm việc quá sức, nhà sản xuất điện máy Mitsubishi Electric có kế hoạch thành lập trung tâm tư vấn cho người lao động gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn. Quản lý của trung tâm này cũng được đào tạo kỹ lưỡng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Nhật Bản, các trường hợp bắt nạt và quấy rối tại nơi làm việc đã lên tới con số kỷ lục là 82.000 vào năm tài khóa 2018. Nhiều người lo ngại rằng tình trạng kinh tế đình trệ do đại dịch Covid-19 có thể khiến con số này ngày một tăng cao.
“Khi môi trường kinh doanh trở nên khắc nghiệt hơn, tình trạng quấy rối có xu hướng nhắm vào những cá nhân yếu thế ở nơi làm việc”, luật sư Sasayama nói.
Nhiều lao động nhập cư bị bóc lột, ngược đãi ở Nhật Bản
Công nhân đến từ những nước lân cận đã bị các công ty Nhật bóc lột từ tiền lương cho đến quyền lợi. Có công nhân còn bị ngược đãi nghiêm trọng.
Chính phủ Nhật Bản cấp tiền cho người dân đi du lịch trong nước
Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách khôi phục ngành du lịch, một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, bằng cách cấp tiền cho người dân đi du lịch trong nước.
Người dân thăm vườn thú Tennoji ở Osaka, Nhật Bản, ngày 26/5/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo sáng kiến "Go To Travel", Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp tới 20.000 yen (185 USD)/ngày cho người dân đi du lịch. Khoản hỗ trợ trên sẽ trang trải một nửa chi phí cho các chuyến đi, được cấp thông qua việc kết hợp giảm giá mạnh và các phiếu quà tặng sử dụng tại các cửa hàng và nhà hàng gần điểm du lịch.
Sáng kiến này dự kiến bắt đầu được triển khai vào cuối tháng 7 tới, áp dụng đối với người dân đặt tour du lịch qua các công ty du lịch Nhật Bản hoặc đặt trực tiếp với khách sạn hay các nhà trọ truyền thống ở nước này.
Khoảng 1.350 tỷ yen trong gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá hơn 200.000 tỷ yen của Chính phủ Nhật Bản sẽ được dành cho sáng kiến "Go To Travel".
Chính phủ Nhật Bản mong muốn khởi động lại nền kinh tế vốn chịu tác động nặng nề sau khi thuế tiêu dùng tăng hồi năm ngoái và tiếp theo là đại dịch COVID-19 khiến các hoạt động kinh doanh đều bị ngừng trệ.
Ngành du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 khiến nhiều người dân Nhật Bản phải ở nhà. Hy vọng một lượng lớn du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong mùa hè này đã tiêu tan khi Olympic Tokyo bị hoãn và Nhật Bản áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Tokyo Shoko, 31 công ty kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ở nước này đã tuyên bố phá sản hoặc chuẩn bị đệ đơn phá sản trong tháng 4 vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Shinzo Abe ngày 25/5 đã công bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo cùng 4 tỉnh thành khác. Đây là những tỉnh, thành còn lại áp dụng tình trạng khẩn cấp, sau khi 42 trong tổng số 47 tỉnh, thành của Nhật Bản đã dỡ bỏ tình trạng này. Như vậy, tình trạng khẩn cấp được áp dụng ở Nhật Bản từ ngày 7/4 đã được dỡ bỏ trên cả nước, theo đó người dân nước này bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường.
Mỹ bất ngờ chỉ trích gay gắt hành động của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ Trong một động thái khác thường, Mỹ bất ngờ lên tiếng chỉ trích những "hành động quấy rối" của Trung Quốc ở biên giới với Ấn Độ, cho rằng đây là lời nhắc nhở về mối đe dọa thường trực của Trung Quốc, dù là ở Biển Đông hay ở biên giới. Mỹ duy trì lập trường ủng hộ Ấn Độ trong các...