Luật Giáo dục nghề nghiệp sắp có hiệu lực (07/02/2015)
Thị trường lao động cải thiện?Tháng 7 năm 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, điều này được kì vọng sẽ là chìa khóa thúc đẩy năng suất lao động. Xung quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Luật Giáo dục nghề nghiệp cơ hội để nâng cao chất lượng dạy nghề
PV: Thưa ông, ngày 1-7 tới đây, Luật Giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực, xin ông cho biết những điểm mới của Luật?
Ông Dương Đức Lân: Có thể nói, sự ra đời của Luật Giáo dục nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Sự ra đời của Luật chính là tạo lên hành lang pháp lý khá cụ thể để từ đó giải quyết, tháo gỡ được hàng loạt những bất cập hiện nay. Bên cạnh đó cũng là nhân tố quan trọng để “xốc” lại chất lượng lao động. Tuyển sinh học nghề khó hơn tuyển sinh cao học đang là câu chuyện chung của nhiều trường dạy nghề hiện nay. Vấn đề này sẽ được tháo gỡ như thế nào khi triển khai Luật thưa ông? – Hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục đang xây dựng một Khung trình độ quốc gia dự kiến tháng 3-2015 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khung trình độ quốc gia, giáo dục nghề nghiệp gồm 5 trình độ (bậc 1 đến 5). Trình độ sơ cấp tương đương với bậc 3; trình độ trung cấp tương đương bậc 4; trình độ cao đẳng tương đương bậc 5. Mỗi bậc trình độ sẽ xác định chuẩn “đầu ra,” từ đó đó tiến đến xây dựng chương trình đào tạo tương ứng với từng trình độ. Theo đó, những sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng (bậc 5) đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sẽ được công nhận là kỹ sư thực hành. Đối với những ngành nghề không phải kỹ thuật công nghệ, sinh viên tốt nghiệp sẽ được công nhận là cử nhân thực hành.Với quy định này sẽ khuyến khích các em tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Việc triển khai Luật có được xem là bước đột phá nhằm cải thiện chất lượng lao động thưa ông? – Giờ còn quá sớm để trả lời câu hỏi này, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, năng suất lao động do nhiều yếu tố như chất lượng lao động, môi trường làm việc rồi cơ chế…Rất nhiều người đã đặt câu hỏi, thậm chí hồ nghi về kết quả thi tay nghề vừa qua (Tại cuộc thi tay nghề Asean lần thứ 10 năm 2014, Việt Nam đã đứng nhất toàn đoàn-PV). Băn khoăn này không phải không có cơ sở. Bởi hiện phần lớn lao động Việt Nam chưa qua đào tạo, trong khi đó chất lượng lao động quyết định năng suất lao động. Xuất phát từ thực tiễn này, thực hiện Quyết định 761 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, Tổng Cục Dạy nghề đang triển khai xây dựng các trường nghề chất lượng cao với 6 tiêu chí. Vậy tới đây khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành, những nghề nào của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực? – Cuối năm 2015, ASEAN trở thành cộng đồng chung, từ 10 thị trường sẽ trở thành một thị trường, dẫn đến sự di chuyển của lao động các nước và sự công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề. Các nghề du lịch, dịch vụ nhà hàng của Việt Nam thời gian qua luôn ở top đầu và đã được các nước khác công nhận. Một số nghề như cơ điện tử, xây gạch… Việt Nam hoàn toàn có thế mạnh cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Theo Daidoanket.vn
Chọn nghề tương lai cho những người thích sáng tạo
Ngành nghề nào thích hợp với những người thích sáng tạo, giàu ý tưởng,... bạn hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.
Video đang HOT
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, người sử dụng bán cầu não phải thường rất linh hoạt, có cái nhìn tổng quan, không thích sự bó buộc... Nếu bạn khéo léo, có óc thẩm mỹ tốt, tình cảm, giỏi tưởng tượng, thích hình ảnh,... thì bạn thuộc vào những người có thiên hướng sử dụng não phải nhiều hơn não trái. Vậy thì, ngành nghề nào thích hợp với những người thích sáng tạo, giàu ý tưởng,... bạn hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.
Nghề thiết kế
Đây là lựa chọn hàng đầu cho những người tư duy bằng não phải với trí tưởng tượng phong phú. Nếu bạn thích tưởng tượng, thường xuyên có những ý tưởng kỳ lạ, thích bài trí đồ vật trong nhà sao cho đẹp mắt,... bạn có thể theo đuổi ngành thiết kế nội thất. Còn nếu bạn thích những hình ảnh, ham muốn tìm hiểu về công nghệ thì chắc hẳn nghề thiết kế đồ họa sẽ phù hợp với bạn.
Nhà thiết kế nội thất biết cách làm ra những sản phẩm nội thất hiện đại, hợp thời trang, khoa học, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng,... họ luôn biết cách làm cho không gian làm việc, sinh hoạt trở nên đẹp đẽ, tràn đầy sinh khí. Hiện nay, có rất nhiều nhà thiết kế nội thất làm việc tự do, chỉ cần một chiếc điện thoại, những ý tưởng hay và một vài mối quan hệ, bạn đã có thể bắt đầu với công việc này.
Còn nhà thiết kế đồ họa với đầu óc sáng tạo của người nghệ sĩ, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ vi tính, họ tạo dựng hình ảnh cho sản phẩm, thiết kế quảng cáo, tham gia vào quá trình dựng phim ảnh,... Bạn có thể làm việc tại các công ty quảng cáo, đài truyền hình, cơ quan báo chí, phim trường,...
Ngoài thiết kế đồ họa, nội thất, người giàu trí tưởng tượng còn có thể trở thành nhà thiết kế thời trang. Hãy vận dụng trí tưởng tượng và chút khéo tay của mình bắt đầu thiết kế những bộ cánh đơn giản, biết đâu trong tương lai bạn sẽ có hẳn một thương hiệu thời trang thì sao.
Đạo diễn, biên kịch
Nếu bạn là người sáng tạo, hiểu tâm lý, tình cảm của mọi người, biết cách diễn đạt suy nghĩ thì hãy theo đuổi nghề đạo diễn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết kịch bản, nêu ý tưởng cộng tác với các chương trình truyền hình, hoặc bạn có thể làm clip ca nhạc, phim ngắn,... tự gây dựng tên tuổi cho mình.
Nhà văn
Giống như đạo diễn nhà văn cũng là người sáng tạo, hiểu tâm lý, tình cảm của mọi người. Nếu bạn có năng khiếu viết lách, yêu thích con chữ, thì bạn hoàn toàn có thể là một nhà văn. Bạn có thể khởi đầu bằng cách tham dự những cuộc thi viết, viết blog, tham gia các diễn đàn viết truyện dành cho người nghiệp dư, viết một tác phẩm hoàn chỉnh và gửi nó cho các nhà xuất bản.
Nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia không đơn giản là người chụp ảnh, muốn theo đuổi nghề này bạn cần một trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo cao cùng với phong cách độc đáo để có thể truyền "thần thái" cho bức ảnh.
Nhiếp ảnh gia thường hoạt động một cách tự do, họ làm việc không ngừng nghỉ để gây dựng tên tuổi và phong cách riêng của mình. Với một chiếc máy ảnh, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình ngay từ giờ phút này.
Đầu bếp, người bài trí món ăn
Từ đầu bếp trong nhà hàng sang trọng đến người nội trợ trong gia đình thì tính sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Chỉ với ngần ấy thực phẩm, gia vị, người đầu bếp phải sáng tạo ra nhiều món ăn với khẩu vị riêng biệt để gây ấn tượng với khách hàng.
Cùng với nghề đầu bếp, nghề bài trí món ăn rất thích hợp với những người sáng tạo và yêu thích ẩm thực. Nhiệm vụ của bạn là thiết kế món ăn, kết hợp màu sắc, dụng cụ... sao cho món ăn trông thật đẹp và hấp dẫn.
Nếu bạn có thêm chút năng khiếu viết lách, bạn có thể kết hợp với sở thích nấu nướng để kiếm thêm thu nhập bằng cách cộng tác với các trang web ẩm thực.
Hiểu về năng lực và sở thích của bản thân sẽ giúp cho bạn có cách lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Bất kể bạn làm nghề gì thiếu một trong hai yếu tố là sự đam mê và năng lực đều không thể thành công. Nếu bạn là người giàu trí tưởng tượng, có thiên hướng sử dụng não phải hãy thử những gợi ý nghề nghiệp phía trên.
TheoTrương Hồng Anh / Trí Thức Trẻ
3 hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên TCCN Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo thông tư liên tích Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ quy định mã số chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường trung cấp chuyên nghiệp phân thành 3 hạng, có tên gọi...