Luật Giáo dục đại học sửa đổi,bổ sung cần thống nhất với hệ thống luật khác
Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học cần rà soát lại toàn bộ để có sự thống nhất với hệ thống luật, trước hết là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
ảnh minh họa
Đó là ý kiến của PGS.TS Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
Rà soát sự tương quan với các luật khác
Xét riêng về Luật Giáo dục nghề nghiệp, PGS.TS Phan Thanh Bình – đặt vấn đề: “Trên thế giới nếu đại học từ cao đẳng đi lên thì chúng ta có theo Luật Giáo dục đại học hay không? Còn đứng về góc độ chuyên môn nếu coi đại học từ cao đẳng đi lên thì ai quản lý? Vì thế cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này.
“Ngoài ra, chúng ta cần phải xem xét và rà soát sự tương quan với các luật khác. Chẳng hạn khi nói về học phí thì chúng ta có vi phạm vào luật giá hay không? Hay khi chúng ta nói về đất cho các trường thì cần nghiên cứu xem có vi phạm Luật Đất đai hay không? Tựu chung lại là phải rà soát lại hệ thống luật” – PGS.TS Phan Thanh Bình trao đổi.
Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, cái gì rõ rồi thì chúng ta quy định, cái gì chưa rõ nhưng thấy đúng thì nên đặt ra nguyên tắc và nên ghi: Cụ thể giao do chính phủ. Tất nhiên chúng ta phải có hành lang pháp lý trước nếu không sau này muốn làm gì cũng không nổi.
“Chẳng hạn như, tôn giáo hiện nay đã được công nhận về tư cách pháp nhân và quyền dân sự, họ có thể mở trường đại học tư nhân. Vì vậy chúng ta phải tính đến lĩnh vực này, trên tinh thần là: Rõ thì chúng ta quy định, chưa rõ thì tạo mọi hành lang pháp lý, sau đó giao cho Chính phủ quy định cụ thể” – PGS.TS Phan Thanh Bình dẫn giải.
PGS.TS Phan Thanh Bình: Chúng ta cần xem xét và rà soát sự tương quan với các luật khác
Cần làm rõ về quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản
Video đang HOT
Cũng theo PGS.TS Phan Thanh Bình, cần làm rõ về quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản. Tránh đưa những khái niệm mà chúng ta nói thì được nhưng đến khi vận hành thì khó. “Vấn đề đặt ra là cơ quản chủ quan còn hay không. Nếu còn thì bởi quy định nào và không còn thì bởi quy định gì? Cái này phải quy định rất rõ” PGS.TS Phan Thanh Bình nhấn mạnh.
Nêu vấn đề về hội đồng nội trị, PGS.TS Phan Thanh Bình -phân tích: Hội đồng trường là làm chiến lược, vì thế nếu ông hiệu trưởng mà mất dân chủ, chèn ép nhân viên thì hội đồng trường không bàn đến đó. Bởi vì về cơ bản Hội đồng trường chỉ bàn đến chiến lược, tài chính và nhân sự. Nhưng mà bây giờ quan hệ giữa cán bộ với nhau thì sao? Vậy chúng ta có nên thành lập hội đồng nội trị hay không? Vấn đề này có thể tham khảo mô hình của Trường ĐH Việt Đức.
“Ngoài ra cần có bộ máy để thực hiện việc giám sát hiệu trưởng và nhân sự từ trên xuống. Nhưng nếu vậy thì nảy sinh ra thêm vấn đề nhân sự, biên chế. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ, nếu không dễ dẫn đến khi đưa ra cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng đều không thể hiện vai trò của mình được hiệu quả” – PGS.TS Phan Thanh Bình nói.
Một vấn đề khác mà PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng cũng cần phải nghiên cứu, xem xét đó là: Chủ tịch hội đồng trường là Bí thư Đảng ủy hay Bí thư Đảng ủy là Chủ tịch hội đồng; tương tự Hiệu trưởng là Bí thư hay Bí thư là Hiệu trưởng.
“Chúng ta có nên dùng cơ chế này để tìm ra được ông Chủ tịch Hội đồng trường hay không? Ông này thậm chí phải giỏi ngang hoặc giỏi hơn ông hiệu trưởng. Cái này phải bàn và suy nghĩ thật kỹ” – PGS.TS Phan Thanh Bình lưu ý.
“Rất hoan nghênh Ban soạn thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều. Qua soạn thảo lần 2, Ban soạn thảo đã tiếp thu rất tốt ý kiến đóng góp của các chuyên gia và bước ra khỏi những quyết nghị của Quốc hội” – PGS.TS Phan Thanh Bình.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chuyên gia đề xuất phương án công nhận hiệu trưởng trường đại học
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã nhận được nhiều ý ký tham góc của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực GD-ĐT. Theo đó, các chuyên gia đã đề xuất phương án công nhận hiệu trưởng trường đại học theo góc nhìn cá nhân.
ảnh minh họa
GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội:
Theo pháp luật hiện hành, việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học. Theo tinh thần xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, dự thảo Luật giao cho Hội đồng trường bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Vấn đề là nên giao thẩm quyền công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cho Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động giáo dục và đào tạo hay Bộ quản lý ngành chuyên môn (như đối với các doanh nghiệp Nhà nước)?
Thực ra, phương án 1 trong dự thảo không độc lập mà là một lựa chọn cụ thể của phương án 2. Vì việc xóa bỏ cơ quan chủ quản còn rất mới nên cần giao cho Chính phủ cân nhắc phân công trách nhiệm công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tức là theo phương án 2 trong dự thảo Luật.
GS.VS Đào Trọng Thi
PGS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội:
Cần làm rõ hiệu trưởng được bầu và được công nhận; hay được lấy phiếu tín nhiệm và được bổ nhiệm? Nếu hiệu trưởng được bầu thì chỉ cần cơ quan quản lý công nhận là có hiệu lực chứ sẽ không có việc bổ nhiệm.
Nếu là bổ nhiệm thì Hội đồng trường thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm và Hội đồng trường bổ nhiệm chứ Chủ tịch không có quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng (Chủ tịch chỉ thay mặt Hội đồng để ký quyết định); trong trường hợp này phải bổ sung quyền của Hội đồng trường.
Trong Luật Giáo dục có quy định (Khoản 3 Điều 54) "Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định" tức là quy định trong Điều lệ Trường đại học. Vậy quy định tiêu chuẩn Hiệu trưởng tại Điều 20 trong Luật GDĐH có phù hợp không?
PGS Trần Văn Tớp
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:
Do hội đồng trường là đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với cơ sở Giáo dục đại học nên việc chủ tịch hội đồng trường phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là hợp lý.
Riêng đối với hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học hướng tới mục tiêu chiến lược trong phát triển giáo dục đại học thì việc công nhận nên quy về một đầu mối thống nhất là Bộ GD&ĐT.Vì vậy, đối với cả hai phương án tại Điều 16 và Điều 20, nên chọn phương án 1.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội:
Tôi chọn phương án 1 trong 2 phương án mà dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã đề xuất. Tức là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trình Bộ GDĐT công nhận.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai phương án để lấy ý kiến và đề xuất phương án.
Ý kiến thứ nhất: cho rằng sửa đổi quy định về Hội đồng trường (Điều 16) và quy định về Hiệu trưởng (Điều 20) theo hướng là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trình Bộ GDĐH công nhận.
Lý do: Thực hiện tự chủ ĐH, dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường ĐH nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu hiệu trưởng và trình kết quả bầu để Bộ GDĐT công nhận nhằm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về GDĐH, thực hiện giám sát các tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ sở GDĐH, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH trên toàn hệ thống.
Bộ GDĐT không can thiệp vào công tác nhân sự và quá trình bầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Hội đồng trường; chỉ công nhận nếu kiểm tra hồ sơ thấy đã thực hiện đầy đủ các quy trình và tiêu chuẩn đã được quy định, nhằm quản lý chức danh hiệu trưởng trên mặt bằng tiêu chuẩn năng lực chung trong toàn hệ thống.
Thực hiện phương án này cũng đồng thời thực hiện chủ trương trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về "Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp" trong quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ý kiến thứ hai: cho rằng sửa đổi quy định về Hội đồng trường (Điều 16) và quy định về Hiệu trưởng (Điều 20) theo hướng là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận
Lý do: Quy định theo hướng như loại ý kiến thứ hai vẫn nhằm trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập trong công tác nhân sự. Việc bầu Hiệu trưởng vẫn được thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả bầu của Hội đồng trường. Tuy nhiên, việc quy định theo hướng như vậy có thể có những hạn chế nhất định trong việc thống nhất thực hiện tiêu chuẩn năng lực chung trên toàn hệ thống đối với các chức danh quan trọng này.
Bộ GDĐT dự thảo hai phương án để lấy ý kiến và đề xuất phương án 1 với các căn cứ đã phân tích ở phần lý do.
Theo Giaoducthoidai.vn
Làm gì để hội đồng trường có thực quyền? Một lần nữa chủ đề "hội đồng trường" lại thu hút nhiều ý kiến tại hội nghị tham vấn sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12. Ngày 15/12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên...