Luận án tiến sĩ ‘áo ngực’ được bảo vệ thành công, là công trình khoa học nghiêm túc
Ngày 12/10, luận án tiến sĩ gây nhiều tranh luận khi đề cập về ‘áo ngực’ của ‘ nữ sinh Bắc Việt Nam’ đã được bảo vệ thành công.
Ngày 12/10, luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực” của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã được bảo vệ thành công trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường (họp tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội).
Trước đó, luận án này gây nhiều ý kiến tranh luận trên các diễn đàn do có tiêu đề về “áo ngực” của “nữ sinh Bắc Việt Nam”. Bình luận trên mạng xã hội có người đặt vấn đề: “Tên đề tài rất lạ, liệu rằng có giống với đề tài nghiên cứu và phát triển môn cầu lông hay không? Cần các chuyên gia, hội đồng đánh giá một cách khách quan về chất lượng những đề tài này để giới khoa học yên tâm về các kết quả nghiên cứu, tránh gây lãng phí”.
7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành luận án tiến sĩ về áo ngực
Trước nhiều ý kiến trái chiều, nhiều nhà khoa học lo ngại tình trạng “nhìn tên đề tài rồi chỉ trích”, bởi việc này có thể làm các nghiên cứu sinh, các nhà khoa học chùn bước, e dè khi chọn đề tài cho các công trình khoa học.
Video đang HOT
TS Lưu Thị Tho, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị Hồng Nhung là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực và đủ đáp ứng nhu cầu của luận án tiến sĩ công nghệ dệt may.
PGS.TS Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện dệt may, da giầy và thời trang, trường ĐH Bách khoa Hà Nội nêu quan điểm, đề tài nghiên cứu về áo ngực phụ nữ trên mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn.
Áo ngực nữ có vai trò đặc biệt quan trọng với cảm nhận và ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Áo ngực không phù hợp có thể làm người mặc thấy khó chịu, hạn chế lưu thông máu, đau nhức, tổn thương trên da… Vì vậy, đề tài có tính cấp thiết rất lớn.
Được biết, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ gồm: Chủ tịch hội đồng, Thư ký hội đồng, 3 chuyên gia phản biện và 2 Ủy viên hội đồng. Theo biên bản họp Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung, trên cơ sở kết quả bỏ phiếu đánh giá, có 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, trong đó có 3 phiếu xếp loại xuất sắc.
Hội đồng đề nghị Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung.
Đưa hoạt động STEM theo phương pháp học theo dự án vào trường phổ thông
Các giáo viên được tập huấn các chuyên đề về STEM, phát triển năng lực STEM qua mô hình học theo dự án...
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trao giấy chứng nhận tham gia Tập huấn đào tạo triển khai hoạt động STEM.
Ngày 5/10, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội thảo đào tạo triển khai hoạt động STEM theo phương pháp học theo dự án - Project Based Learning (PBL), với sự tham dự của 20 giáo viên đến từ các trường THPT ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là những giáo viên dạy các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học và Công nghệ.
Hội thảo có 3 chuyên đề do các diễn giả trình bày, gồm: Giáo dục STEM tại trường THPT ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tế triển khai; Phát triển năng lực STEM qua mô hình học theo dự án; Thiết kế và giảng dạy với phương pháp "học theo dự án".
Bên cạnh đó, giáo viên THPT sẽ được tham quan thực tế các phòng thí nghiệm của nhà trường. Giáo viên đến từ các trường phổ thông chia sẻ các ý tưởng của bản thân từ các trải nghiệm thực tế trong giảng dạy. Cùng với giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng thảo luận, thực hành xây dựng bài giảng, thực hành thiết kế và giảng dạy môn học STEM với phương pháp "học theo dự án" từ các ví dụ thực tế.
PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Một trong những mục tiêu dài hạn của nhà trường là góp phần vào việc khơi dậy, nuôi dưỡng đam mê khoa học công nghệ và tạo điều kiện để các ý tưởng của học sinh, sinh viên trở thành sản phẩm thực tế, mang lại hiệu quả cho xã hội".
Giáo viên phồ thông thực hành thiết kế và giảng dạy môn học STEM với phương pháp "học theo dự án"
Theo thống kê, hàng năm, chỉ có 36% học sinh THPT theo học các lĩnh vực STEM trong khi đây là giải pháp để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật.
Trong năm 2022 này, cùng với các đối tác của mình là SEAMEO STEM-ED và Chevron - Hoa Kỳ, Trường ĐH Bách khoa đã xây dựng dự án "Học viện nghề nghiệp STEM khu vực miền Trung Việt Nam - Tiếp cận khu vực nhằm tăng cường nhận thức xã hội và xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực cho STEM" ở miền Trung Việt Nam.
Dự án kéo dài 18 tháng với mục đích tăng cường năng lực cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp và truyền cảm hứng nghề nghiệp liên quan đến STEM nhằm thúc đẩy sự quan tâm của học sinh trong việc theo đuổi nghề nghiệp STEM và chuẩn bị tốt hơn cho các em trong công việc tương lai hoặc tiếp tục học đại học.
Hội thảo tập huấn đào tạo triển khai hoạt động STEM theo phương pháp PBL chính một trong những sự kiện quan trọng trong 9 hoạt động của dự án.
Sau hội thảo hôm nay, giảng viên Trường ĐHBK và giáo viên các trường THPT sẽ là các nhân tố nòng cốt để triển khai các hoạt động tiếp theo của Dự án này như tổ chức các buổi hướng dẫn trải nghiệm STEM theo cách tiếp cận PBL tại 10 trường phổ thông ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trang bị cho học sinh cách xây dựng ý tưởng và triển khai thực hiện ý tưởng STEM.
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng sẽ tạo các kênh tư vấn trực tuyến cho các giáo viên và học sinh THPT để có thể được tư vấn và trao đổi với đội ngũ hướng dẫn STEM là giảng viên của trường.
Các trường thành viên Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế công bố điểm chuẩn Ngay sau khi Bộ GD-ĐT trả kết quả chính thức cho các trường Đại học (ĐH), các trường thành viên ĐH Đà Nẵng đã công bố điểm trúng tuyển theo kết quả thi THPT 2022. Sau 3 trường ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn công bố điểm trúng tuyển vào chiều tối...