Lứa phi công Ukraine đầu tiên học lái F-16 tại Mỹ sẽ tốt nghiệp trong tháng 5
Không quân Mỹ cho biết quá trình huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút vì các phi công cần phải học đầy đủ các kỹ năng.
Một chiếc F-16C của Lực lượng Phòng không Mỹ tại Căn cứ Không quân Mirgorod, Ukraine chuẩn bị cho cuộc tập trận Bầu trời An toàn 2011. Ảnh: Lực lượng Phòng không Quốc gia
Theo trang thông tin quốc phòng A&SF, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ ước tính lứa phi công Ukraine đầu tiên sẽ tốt nghiệp khóa huấn luyện máy bay chiến đấu F-16 vào tháng 5 năm nay.
Trả lời phóng viên tại một hội nghị chuyên đề về chiến tranh của Hiệp hội Lực lượng Không quân và Vũ trụ ngày 20/2, Giám đốc Lực lượng Phòng không Quốc gia, Trung tướng Michael Loh tiết lộ 4 phi công Ukraien đã gần kết thúc khoá huấn luyện.
Trong khi đó, theo phát ngôn viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Arizona – Đại úy Erin Hannigan, Mỹ đang đào tạo 12 phi công Ukraine trong năm tài chính 2024. Số phi công này đều chuẩn bị tốt nghiệp trong tháng 5 và tháng 8 tới.
Tuy nhiên, những gì các phi công làm sau đó phụ thuộc vào thời điểm các máy bay này thực sự đến Ukraine. Trước đó, vào tháng 7/2023, Mỹ đã bật đèn xanh cho các đồng minh chuyển giao F-16 cho Ukraine. Bên cạnh Mỹ, Đan Mạch cũng đang dẫn đầu nỗ lực đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu ở châu Âu.
Video đang HOT
Vào tháng 9/2023, Tướng Loh cho biết sẽ mất từ 3 tháng đến 9 tháng để các phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện F-16.
Theo vị chỉ huy, các phi công đều mỗi ngày tự mình lái những chiếc F-16. Tuy nhiên, những yêu cầu đối với những phi công đã thay đổi và quá trình huấn luyện mất nhiều thời gian hơn một chút vì các phi công cần có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ ngoài các tình huống thời chiến.
Washington cảnh báo họ sẽ không thể tiếp tục nỗ lực này và đào tạo thêm nhiều phi công ngoài lứa đầu tiên nếu Quốc hội không cấp thêm kinh phí. “Chi phí đào tạo dựa trên học phí và nguồn kinh phí đó được phân bổ trước khi các phi công đến đây. Các phi công hiện đang theo học dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tài trợ. Nhưng nếu cần đào tạo thêm phi công thì chúng tôi cần có thêm kinh phí”, Đại uý Hannigan nói.
Ukraine từ lâu đã kêu gọi các nước phương Tây viện trợ F-16 tăng cường sức mạnh cho lực lượng khi nước này cố gắng giữ vững phòng tuyến trước Nga. Các quan chức Mỹ cho biết F-16 do Mỹ sản xuất sẽ vượt trội hơn so với các máy bay từ thời Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng và cũng sẽ cho phép lực lượng không quân Ukraine sử dụng đạn dược do phương Tây cung cấp hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, thời điểm chính xác F-16 xuất hiện trên bầu trời Ukraine vẫn chưa được xác định. Ngày 18/2, tạp chí Foreign Police dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anuauskas cho biết những chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên sẽ có mặt tại Ukraine vào tháng 6/2024.
Trước đó, vào giữa tháng 10/2023, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba chỉ nói rằng F-16 có thể đến vào nửa đầu năm 2024 và cuối tháng 12/2023, không quân Ukraine cũng đưa ra tuyên bố với khoảng thời gian tương tự.
Ukraine được cho là sẽ nhận được hàng chục chiến đấu cơ F-16, bao gồm 19 chiếc từ Đan Mạch, bàn giao trong quý II/2024, như thông báo của Bộ Quốc phòng Đan Mạch ngày 6/1. Còn vào tháng 12/2023, Hà Lan quyết định sẽ chuyển giao 18 chiếc F-16 cho Ukraine và gần đây nâng lên thành 24 chiếc. Trong khi đó, Canada cam kết sẽ cung cấp khoảng 44 triệu USD để bảo trì các máy bay F-16 được bàn giao cho Ukraine.
Về phần mình, Nga đã lên tiếng phản đối việc chuyển giao này. Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói rằng việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine sẽ dẫn đến xung đột leo thang hơn nữa vì máy bay này đã được cải tiến để có khả năng mang vũ khí hạt nhân và là mối đe dọa trực tiếp đối với Nga.
Na Uy gửi máy bay chiến đấu cũ đến đào tạo phi công Ukraine
Lực lượng vũ trang Na Uy cho biết những chiếc máy bay này đã phục vụ quân đội hơn 40 năm.
Máy bay chiến đấu F-16 của Na Uy hạ cánh ở Đan Mạch tham gia huấn luyện phi công Ukraine. Ảnh: Lực lượng Vũ trang Na Uy
Theo thông báo của lực lượng vũ trang Na Uy đăng trên nền tảng X, các máy bay chiến đấu F-16 mà Oslo cung cấp để hỗ trợ chương trình đào tạo phi công Ukraine đã hạ cánh ở Đan Mạch. Đầu tuần này, truyền thông Na Uy đưa tin quốc gia Bắc Âu sẽ điều động hai máy bay chiến đấu và 10 máy bay huấn luyện tới căn cứ không quân Skydstrup của Đan Mạch hỗ trợ chương trình.
Trước đó, Na Uy đã cam kết cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine trong những năm tới cùng với Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ. Hiện vẫn chưa rõ số lượng máy bay chiến đấu chính xác mà Oslo có kế hoạch chuyển giao cho Ukraine.
Trong khi đó, hồi tháng 8/2023, Washington, vốn do dự trong việc cung cấp cho Kiev các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất, đã tỏ ra sẵn sàng chấp thuận việc chuyển giao máy bay cho bên thứ ba. Mỹ quy định điều này chỉ có thể xảy ra sau khi binh sĩ Ukraine hoàn thành khóa đào tạo phi công.
"Sau hơn 40 năm phục vụ, những chiếc máy bay này giờ đây sẽ dùng để huấn luyện binh sĩ Ukraine, củng cố cam kết của chúng tôi đối với việc bảo vệ Ukraine", quân đội Na Uy viết trên X, cùng hình ảnh những chiếc máy bay đã hạ cánh ở Đan Mạch.
Vào đầu tuần, Trung tá Bard Bakke, chỉ huy sứ mệnh huấn luyện ở Đan Mạch, nói với hãng tin NRK của Na Uy rằng những chiếc máy bay tới Kiev "tương đối hiện đại" và đã được nâng cấp thêm. Tuy nhiên, ông thừa nhận các máy bay F-16 không phải là loại vũ khí có khả năng thay đổi cuộc xung đột đang diễn ra giữa Kiev và Moskva.
Cũng trò chuyện với NRK, Phó giáo sư Lars Peder Haga tại Trường Không quân Na Uy đánh giá chiến đấu cơ F-16 là "lỗi thời" và có khả năng sống sót kém hơn trước các hệ thống của Nga nếu so với các máy bay F-35 hiện đại hơn.
Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Kiev đã kêu gọi các nước phương Tây ủng hộ cung cấp vũ khí tiên tiến, coi chúng như những yếu tố có thể thay đổi cuộc chơi. Tổng thống Volodymyr Zelensky ca ngợi thông báo cam kết F-16 hồi tháng 8 là cam kết mang tính lịch sử, mạnh mẽ và đầy động lực.
Vào cuối tháng 12, Hà Lan tuyên bố chuẩn bị cho việc chuyển giao ban đầu 18 máy bay chiến đấu cho Ukraine. Theo Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, nước này đang có 42 máy bay F-16 và Amsterdam sẽ cần giữ lại một số cho mục đích huấn luyện của riêng mình. Ngày 6/1, tờ báo Berlingske của Đan Mạch đưa tin Copenhagen sẽ trì hoãn việc giao F-16 cho Kiev trong ít nhất vài tháng với lý do các phi công Ukraine chưa sẵn sàng điều khiển chúng.
Chiến đấu cơ F-16 Mỹ lao xuống biển Hàn Quốc, phi công kịp thoát hiểm Chiếc máy bay chiến đấu lao xuống vùng biển gần thành phố cảng Gunsan của Hàn Quốc. Đây là vụ tai nạn thứ hai với máy bay F-16 của Không quân Mỹ tại Hàn Quốc trong chưa đầy hai tháng. Một chiếc chiến đấu cơ F-16. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN Theo tờ Washington Post, một phi công của Lực lượng Không quân Mỹ...