Lừa đảo đi xuất khẩu lao động: Nhiều trường hợp sập bẫy lừa
Gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hang loạt vụ lừa đảo lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường Hàn Quốc để chiếm dụng tài sản.
Cuối tháng 1.2019, cơ quan Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt tạm giam đối tượng Lê Thị Hồng Lý (35 tuổi) để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo đó, năm 2018, Lý đã hứa chạy việc cho anh Lê Xuân Lộc (Hà Nội) để anh này sang làm việc tại Hàn Quốc. Hai bên thỏa thuận, nếu được đi xuất khẩu lao động với công việc trồng nấm linh chi, tiền lương 40-50 triệu đồng một tháng trong bốn năm, anh Lộc phải trả cho Lý 310 triệu đồng lệ phí.
Lao động tham gia kỳ thi tiếng Hàn Quốc để sang nước này làm việc. Ảnh: H.K
Tháng 7.2018, Lý hai lần nhận tiền, tổng cộng 6.000 USD từ anh Lộc. Trong thời gian này, anh Lộc giới thiệu thêm hai người có nguyện vọng như mình. Lý thu của hai người này thêm 240 triệu đồng. Tuy nhiên, tiền đã đưa mà anh Lộc và bạn vẫn không thể đi lao động Hàn Quốc như mong muốn.
Theo cơ quan công an, ngoài vụ lừa đảo anh Lộc và bạn, với chiêu trò môi giới cho người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, Lý chiếm đoạt hơn 460 triệu đồng và 38.500 USD của 10 người khác. Trước đó, Lý đã bị khép tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong thời gian chờ thi hành án vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Lý tiếp tục gây ra vụ án trên.
Gần đây nhất, tháng 2.2019, một vụ việc lừa đảo hàng chục lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, chiếm hàng chục tỷ đồng tại TP.HCM đã bị phát giác. Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Hoàng Nữ, chị và bà Nguyễn Thị Hường (SN 1982, Giám đốc Công ty Jiwoo Tour, địa chỉ tại số 79Bis Phan Kế Bính, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) đều làm việc, sinh sống tại Hàn Quốc và quen biết nhau. Năm 2018, Hường cho biết, công ty của mình đang có tiêu chuẩn tuyển dụng khoảng 300 người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo dạng visa E7 (có tay nghề cao, còn gọi là visa chuyên ngành hay visa kỹ sư), với tổng chi phí cho một hồ sơ từ 13.000 – 15.000 USD (tùy từng tỉnh, thành). Tiền đặt cọc là 2.500 USD/hồ sơ, phần còn lại khi nào có visa sẽ nộp hết. Thời gian làm việc ở Hàn Quốc là 5 năm 4 tháng.
Video đang HOT
Nghe theo lời giới thiệu của Hường, Nữ đã về nhà vận động người nhà, hàng xóm tuyển người đi làm việc. Lúc này chị Nữ đã vận động được hàng chục lao động, với số tiền cọc lên tới 5 tỷ đồng để nộp cho Hường. Sau quá trình nộp hồ sơ, bà Hường đã gửi visa cho lao động qua điện thoại. Tuy nhiên, chỉ tới khi ra sân bay để chuẩn bị bay sang Hàn Quốc thì lao động mới phát hiện ra mình bị lừa và tất cả visa này chỉ là giả.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, thực hiện Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS) năm 2018, đã có 4.728 người lao động được hướng dẫn thủ tục để doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng lao động; phối hợp làm thủ tục xin cấp thị thực cho 3.258 người lao động, tổ chức 51 đợt xuất cảnh cho 3.776 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Bộ khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, các chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc để tránh bị lừa đảo, tiền mất, tật mang.
Theo Danviet
Nữ giám đốc "mượn tay" cán bộ trường nghề làm bậy
Từng làm nhân viên doanh nghiệp xuất khẩu, Phương nắm rõ được quy trình, hồ sơ. Đánh bạo làm ăn lớn nhưng nữ giám đốc này không có đủ năng lực
Sau lần phải trì hoãn cách đây không lâu, ngày 19-3, TAND TP Hà Nội tiếp tục đưa Lương Thị Lan Phương (SN 1978, trú ở phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo khoản 4, Điều 139-BLHS năm 1999.
Diễn biến phiên tòa cho thấy, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Phát (gọi tắt là Công ty Hoàng Phát) có trụ sở làm việc chính tại TP Hải Phòng. Doanh nghiệp này được phép tổ chức đưa người ra nước ngoài làm việc, trong đó có Nhật Bản.
Do yêu cầu mở rộng địa bàn kinh doanh, năm 2015, Công ty Hoàng Phát mở thêm chi nhánh tại Hà Nội. Sau đó, chi nhánh Hà Nội này mở thêm văn phòng Tư vấn du học và giao Lương Thị Lan Phương làm trưởng cơ sở.
Lương Thị Lan Phương bị đưa ra tòa xét xử.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Phương thành lập Công ty TNHH Phát triển quốc tế Sao Ánh Dương (gọi tắt là Công ty Sao Ánh Dương) với ngành nghề kinh doanh là dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Tháng 11-2015, Công ty Sao Ánh Dương được cấp phép hoạt động tư vấn du học thông qua một trung tâm.
Trước đó, từ năm 2006, Phương từng làm việc cho một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động nên đối tượng cũng tạo dựng được một số quan hệ xã hội. Trong số ấy, có một đối tác người Hàn Quốc tên Lee Soo Hyun nhưng Phương không rõ lai lịch.
Năm 2014, Phương và Lee Soo Hyun thỏa thuận, người đàn bà này sẽ cung ứng nguồn lao động phổ thông sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, mối làm ăn với Lee Soo Hyun của Phương sau đó "đổ bề", khiến chị ta lâm vào cảnh nợ tiền nhiều người muốn xuất khẩu lao động.
Đầu năm 2015, Lee Soo Hyun bất ngờ nối lại quan hệ với Phương và "vắt" ý tưởng đưa người sang Nhật Bản lao động, đồng thời hứa hẹn sẽ đối trừ toàn bộ số tiền hai bên còn vướng mắc. Kèm theo những lời hứa ấy, người đàn ông Hàn Quốc còn đưa cho Phương xem một số tài liệu thể hiện ông ta "lo" được người sang Nhật Bản làm việc.
Khi ấy, dù nhận thấy tài liệu mà Lee Soo Hyun cung cấp có khá nhiều điểm bất thường nhưng vì muốn "gỡ gạc" lại số tiền đã mất và áp lực chi phí hàng ngày của Công ty Sao ánh Dương nên Phương vẫn quyết định làm liều bằng việc thu tiền cùng hồ sơ của những người muốn sang Nhật Bản làm việc.
Và để làm được việc đó, Phương tìm gặp một số cán bộ của Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên (đơn vị có chức năng cung ứng lao động trong và ngoài nước) đặt vấn đề liên doanh, liên kết với Công ty Hoàng Phát. Đối tượng cũng báo cáo với lãnh Công ty Hoàng Phát về mong muốn phối hợp đưa người sang Nhật Bản của Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên.
Tuy nhiên, Phương nói với Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên một đằng và báo cáo lãnh đạo Công ty Hoàng Phát một nẻo. Và rồi một văn bản thỏa thuận liên kết giữa hai đơn vị xuất khẩu lao động này vẫn được ký kết, dưới sự "đạo diễn" của Phương.
Có được văn bản cần thiết, Phương tiếp tục làm giả thông báo với nội dung chi nhánh Hà Nội của Công ty Hoàng Phát có đơn hàng đưa người sang Nhật Bàn lao động, thời hạn 3 năm, lương 2.500 USD/tháng và dự kiến thời gian xuất cảnh sau vài ba tháng.
Với thông báo trên, một số cán bộ của Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên lập tức đứng ra thu tiền cùng hồ sơ của 36 người có nhu cầu ra nước ngoài làm việc. Sau đó, toàn bộ số tiền hơn 1,5 tỷ đồng (chi phí xuất ngoại) đều được những cán bộ trường nghề chuyển cho Phương.
Cũng với thủ đoạn tương tự, nữ Giám đốc Công ty Sao Ánh Dương còn thu tiền cùng hồ sơ xuất khẩu lao động của 2 đầu mối khác, trong đó có cả giám đốc một doanh nghiệp với số tiền rất lớn. Ngoài ra, dù doanh nghiệp do mình làm giám đốc không có chức năng xuất khẩu lao động san Hàn Quốc nhưng Phương vẫn thu tiền và chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 27 người bị hại.
Theo kết luận của tài liệu truy tố, từ năm 2015 đến 2016, Lương Thị Lan Phương đã tạo ra thông tin gian dối, không có thật về xuất khẩu lao động để chiếm đoạt hơn 6 tỷ 748 triệu đồng của 88 người bị hại. Quá trình điều tra, bị cáo mới trả lại được hơn 2,3 tỷ đồng.
Mở tòa sơ thẩm xem xét tội trạng của nữ giám đốc doanh nghiệp, TAND TP Hà Nội xác định hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm đối với xã hội vì đã chiếm đoạt số tiền rất lớn của hàng chục người. Hành vi của bị cáo đã phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trên cơ sở ấy, HĐXX sơ thẩm đi đến quyết định tuyên phạt Lương Thị Lan Phương 14 năm tù. Về dân sự, tòa cấp sơ thẩm cũng tuyên buộc nữ giám đốc làm ăn liều lĩnh phải bồi thường toàn bộ số tiền còn chiếm đoạt cho các bị hại.
Theo anninhthudo
Gần trăm người "dính bẫy" giám đốc lừa Nguyễn Huy Vững đã mạo danh công ty khác để tuyển, thu tiền của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Chỉ trong thời gian ngắn, 91 người đã "dính bẫy" giám đốc lừa. Bị cáo Nguyễn Huy Vững tại tòa Ngày 28/2, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Huy Vững (SN 1986, quê Tam Nông, Phú Thọ) ra...