Lựa chọn thiết bị công nghệ cho startup vừa và nhỏ
Giá thành hợp lý, hoạt động ổn định và bảo hành toàn diện là những tiêu chí của các startup quy mô nhỏ trong việc lựa chọn các thiết bị công nghệ.
Với yêu cầu giảm thiểu chi phí mua sắm trang thiết bị cũng như loại bỏ tiêu tốn thời gian và nguồn lực giải quyết các vấn đề trong vận hành.
Giải bài toán khó bằng những lựa chọn đúng đắn
Lựa chọn trang thiết bị công nghệ cho văn phòng cũng cần có chiến lược. Đối với các startup có số vốn hạn hẹp, lời khuyên đưa ra là nên chọn những sản phẩm đáp ứng nhu cầu công nghệ cơ bản, đủ để vận hành doanh nghiệp. Ngoài laptop là thiết bị máy tính cá nhân cho nhu cầu điện toán di động, thì màn hình và máy tính để bàn lại rất cần thiết đối với khối hành chính. Hiểu được điều này, hãng máy tính HP mang đến thị trường dòng máy tính để bàn ProDesk 400 có thiết kế gọn gàng phù hợp với những văn phòng quy mô nhỏ; cùng hoạt động ổn định và hiệu suất đáp ứng cho các nhu cầu văn phòng của các công ty startup.
Dòng máy tính để bàn HP ProDesk 400 có nhiều kích cỡ để các startup lựa chọn tùy theo quy mô văn phòng. Đặc biệt, mẫu ProDesk 400 G4 DM vô cùng nhỏ gọn với kích thước 17,7 x 17,5 x 3,4cm. Chi phí sở hữu cũng rất hợp lý chỉ từ 8,19 triệu đồng.
Dòng HP ProDesk 400 nhỏ gọn nhưng sở hữu hiệu năng cao đến từ nhiều lựa chọn cấu hình gồm bộ xử lý Intel Core thế hệ 8, các tùy chọn lưu trữ HDD hoặc ổ SSD siêu tốc và bộ nhớ DDR4 lên tới 32GB. Tính ổn định trong vận hành và độ bền của sản phẩm còn được kiểm chứng qua 120.000 giờ thử nghiệm tiêu chuẩn của HP nhằm giảm thiểu những gián đoạn trong công việc hằng ngày của doanh nghiệp.
Bộ giải pháp màn hình và máy tính để bàn gọn gàng sẽ rất phù hợp với những không gian văn phòng nhỏ hẹp nhưng yêu cầu hiệu năng cao của các startup.
Video đang HOT
Ngoài các yếu tố giá cả, hiệu năng và thiết kế thì yếu tố bảo mật cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì những mong muốn bảo mật cho thông tin, dữ liệu kinh doanh. Dòng HP ProDesk 400 được trang bị chip TPM 2.0 bảo vệ dữ liệu từ cấp độ phần cứng. Người dùng cũng có thể dễ dàng khóa cổng SATA, cổng USB, đặt mật khẩu máy từ BIOS, ngăn chặn truy cập trái phép vào dữ liệu lưu trong máy. Ngoài ra, HP còn cung cấp thêm công nghệ bảo mật tiên tiến như HP BIOSphere cho phép bảo mật từ BIOS – khi BIOS chính bị tấn công thì bản sao lưu lập tức được đồng bộ ngược.
Máy tính để bàn HP ProDesk 400 có tính tương thích cao với nhiều dòng màn hình máy tính hiện có trên thị trường. Các startup có thể lựa chọn kết hợp dòng máy với các màn hình chất lượng nhưng giá cả phải chăng, giao động từ 1,76 đến 3,48 triệu đồng, đến từ HP như V190, V214b, V220 hay N220h.
Thêm bảo hành, thêm yên tâm
HP mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng như tạo cho khách hành những trải nghiệm trọn vẹn với sản phẩm. Do đó, khi gặp vấn đề kỹ thuật đối với sản phẩm HP, bạn có thể gọi đến tổng đài 24/7 qua hotline 1800588868.
Ngoài ra, HP hiểu được rằng, trong kinh doanh, thời gian là vàng, nhất là đối với những startup nhỏ có số lượng nhân viên chưa nhiều. Việc phải tốn nguồn lực vận chuyển thiết bị để sửa chữa, bảo hành có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên và cả hiệu suất làm việc của tập thể. Đáp ứng vấn đề này, HP cung cấp chính sách bảo hành giao và nhận miễn phí trên 63 tỉnh thành cho các sản phẩm chính hãng.
Thêm vào đó, nhằm tránh những vấn đề về việc thất thoát dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp đang được lưu giữ trong máy tính, HP thực hiện chính sách bảo hành tận nơi đối với dòng máy tính để bàn ProDesk 400 với ưu điểm là bảo hành ngay tại cơ sở của doanh nghiệp, nơi mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được những tiếp cận đến dữ liệu công ty.
Còn đối với các dòng màn hình phân khúc doanh nghiệp, HP áp dụng chính sách bảo hành 1-đổi-1 trong 3 năm. Như vậy, khi màn hình bị lỗi phần cứng còn trong thời hạn bảo hành và được kiểm tra xác nhận là lỗi do nhà sản xuất, khách hàng sẽ được nhận chính sách bảo hành 1-đổi-1 và quy trình bảo hành này tại các trung tâm bảo hành toàn diện của HP sẽ diễn ra trong vòng 4 tiếng tùy theo tình trạng sẵn có của sản phẩm thay thế.
Tất cả những chính sách bảo hành được HP triển khai đều nhằm mục đích cuối cùng là giúp startup yên tâm phát triển sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh vững vàng trong một thị trường sôi động.
Theo GenK
'Siêu năng lực' của Bill Gates: Chỉ nói vài câu cũng giúp biến một chàng sinh viên mơ mộng thành CEO tỷ phú của startup 16 tỷ USD
Eric Yuan vừa chính thức gia nhập nhóm các tỷ phú công nghệ cùng Elon Musk và Sergey Brin với khối tài sản hơn 3 tỷ USD.
Năm 20 tuổi, Eric Yuan đã nghe được một bài phát biểu của Bill Gates lúc bấy giờ còn là CEO của Microsoft về triển vọng của Internet trong tương lai và Yuan quyết định sẽ rời Trung Quốc đến Mỹ để tham gia vào sự bùng nổ công nghệ ở Thung lũng Silicon.
Ở thời điểm hiện tại, Yuan đã trở thành người sáng lập và giám đốc điều hành của Zoom, công ty dịch vụ video hội nghị vừa IPO ngày 18/4 vừa qua và được định giá hơn 16 tỷ USD.
Sự kiện IPO của Zoom diễn ra ngày 18/4.
Năm 1994, Yuan tốt nghiệp đại học rồi làm việc tại Nhật Bản trong một thời gian ngắn và cùng lúc đó, Bill Gates cũng đang ở Nhật. Thời điểm này, Bill Gates ngoài 30 tuổi và Microsoft đang chuẩn bị phát hành trình duyệt Internet Explorer như một phần của hệ điều hành Windows 95.
Trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái, Yuan cho biết ông đã được truyền cảm hứng từ bài phát biểu của Bill Gates tại Nhật về tương lai của Internet, lĩnh vực chưa thực sự phổ biến như bây giờ ở thời điểm đó.
Những lời nói của Bill Gates đã thắp sáng trở lại một ý tưởng mà Yuan nghĩ ra trước đó vài năm. Khi còn là sinh viên đại học năm nhất ở Trung Quốc năm 1987, ông từng nảy ra ý tưởng về một công ty dịch vụ video hội nghị xuất phát từ việc Yuan và bạn gái (hiện là vợ của Yuan) sống ở hai thành phố khác nhau và ông phải đi tàu 10 tiếng mỗi ngày để gặp cô ấy.
Trên những chuyến tàu đó, Yuan thường nghĩ về cách mình có thể nhìn thấy bạn gái mà không cần đi lại vất vả như vậy. Ông nói rằng: "Một ngày nào đó, nếu anh có một thiết bị thông minh và chỉ với một cú click mà có thể nói chuyện với nhau, điều đó giống với việc anh đã được gặp em".
Yuan chia sẻ: "Hồi đó, đây dường như là một giấc mơ giữa ban ngày. Tôi nghĩ về ý tưởng này mỗi ngày".
Sau khi nghe Bill Gates phát biểu, Yuan nhận ra rằng Internet cũng sẽ là tương lai của mình và ông quyết định đến Mỹ để làm việc trong ngành công nghệ đang phát triển.
Chân dung tỷ phú công nghệ Eric Yuan.
Yuan xin visa đi Mỹ để có thể chuyển đến Thung lũng Silicon và tìm việc. Tuy nhiên, visa của ông bị chính phủ Mỹ từ chối đến tám lần. Cuối cùng, sau hơn hai năm kiên trì, Yuan đã nhận được visa ở lần thứ chín.
Năm 1997, Yuan đến Mỹ và dù không nói tiếng Anh nhưng ông biết viết code máy tính. Vì vậy, ông tìm được một công việc kỹ thuật tại WebEx, một công ty phần mềm video hội nghị. Yuan là một trong những nhân viên đầu tiên của công ty. 10 năm sau, WebEx được bán lại cho tập đoàn hệ thống chuyên sản xuất các thiết bị mạng Cisco.
Tại Cisco, Yuan đã từng bước thăng tiến và trở thành phó Chủ tịch kỹ thuật trước khi rời công ty năm 2011 để ra mắt Zoom. Yuan nói rằng khi thành lập Zoom cách đây tám năm, ông đã nghĩ về giấc mơ trên những chuyến tàu hồi còn là sinh viên của mình và lấy đó làm động lực.
Hiện Zoom có hơn 1.300 nhân viên trên khắp thế giới và doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi lên hơn 330 triệu USD vào năm ngoái (bao gồm cả lợi nhận 7,6 triệu USD). Theo CNBC, cổ phiếu của Zoom đã tăng 80% so với giá ban đầu tính đến giữa ngày mà công ty tiến hành IPO.
Là người sáng lập kiêm CEO của Zoon, Yuan sở hữu khoảng 22% cổ phần công ty. Dựa trên giá cổ phiếu hiện tại, tài sản của Yuan trị giá hơn 3,5 tỷ USD và như vậy, ông đã chính thức gia nhập nhóm các tỷ phú công nghệ nổi tiếng khác như Elon Musk của Tesla và Sergey Brin của Alphabet.
Theo GenK
Điểm mặt 11 startup nhận được "tiền tươi thóc thật" từ Shark Tank Việt Nam mùa 2 6 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 2 tập cuối cùng công chiếu, đã có 11 trên tổng số 27 startup được các Sharks giải ngân Với tỷ lệ giải ngân thành công khá cao ở mức 40,74%. Một số startup thậm chí còn được các Sharks nâng số vốn đầu tư gấp 2 - 3 lần so với cam kết....