Lựa chọn SGK: Giáo viên phải đọc hết các bộ sách đã duyệt
Các trường phải mua năm bộ sách giáo khoa (SGK) mới đã được phê duyệt cho tủ sách dùng chung và giáo viên phải đọc hết tất cả các bộ sách đó.
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết như trên tại hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học diễn ra sáng 29-11.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, chia sẻ thông tin với báo chí tại hội nghị. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Ông Hiếu cho biết theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, việc chọn lựa SGK cho học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 chưa thực hiện theo Luật Giáo dục (sửa đổi), tức do UBND các tỉnh lựa chọn. Năm học 2020-2021, quyền lựa chọn SGK sẽ do các trường thực hiện, theo Nghị quyết 88. Như vậy hiệu trưởng các trường sẽ là người quyết định sử dụng bộ sách nào cho lớp 1 cùng tập thể giáo viên sau khi tham khảo ý kiến của học sinh, phụ huynh.
Theo ông Hiếu, tất cả SGK đã được Bộ Giáo dục thẩm định, phê duyệt đều có chất lượng, giá trị để thực hiện triển khai trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của từng trường thì hiệu trưởng phải cân nhắc, tham khảo ý kiến của tập thể giáo viên và theo hướng dẫn về việc chọn lựa SGK.
Các đại biểu đang xem bộ sách “Chân trời sáng tạo” do Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Nói về bộ sách Chân trời sáng tạo của TP.HCM đã được Bộ thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng, ông Hiếu cho hay Sở đã phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cử đội ngũ nhà giáo trong các hội đồng bộ môn tham gia biên soạn.
Video đang HOT
Bộ sách Chân trời sáng tạo là nỗ lực của TP với sự tham gia của tổng chủ biên, chủ biên là những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành của các trường đại học để có tầm nhìn xuyên suốt chương trình phổ thông và thực hiện đầy đủ chương trình tổng thể theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT.
Trước lo lắng về những bất cập khi thực hiện kiểm tra đánh giá nếu mỗi trường dùng một sách khác nhau, ông Hiếu khẳng định: “Các trường không kiểm tra kiến thức nội dung trong sách nào mà kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. Ngay bài khảo sát lớp 3 TP.HCM đang thực hiện không đặt nội dung câu hỏi kiến thức cụ thể trong chương trình SGK mà học sinh phải học xong kiến thức và từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề”.
“Định hướng phát triển năng lực là như vậy chứ không phải chỉ học SGK này mà không làm được SGK khác. Điều kiện dạy học SGK là cụ thể để triển khai năng lực trong chương trình yêu cầu. Cho nên việc học sách nào thì giáo viên cũng phải tham khảo nhiều SGK trong các bộ sách được thẩm định cũng như tài liệu tham khảo để dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình”.
Theo PLO
TP.HCM: Vì sao đề xuất quy định dạy thêm học thêm trong nhà trường không quá 18 tiết/tuần?
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM có tờ trình gửi UBND thành phố về việc ban hành quy định liên quan đến quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối với học thêm trong nhà trường, Sở đề xuất, mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Mỗi lớp học thêm không quá 45 em.
Thông tin này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh học sinh, dư luận.Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết: Đối với các trường trung học, giờ chính khóa của học sinh không quá 5 tiết/ngày, như vậy không quá 30 tiết/tuần.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Sở đề xuất được phép học thêm trong nhà trường không quá 18 tiết/ tuần, tính ra 3 tiết/ngày trên cơ sở tổng một ngày giáo viên học sinh làm việc nhiều nhất không quá 8 tiết/ngày. Một tuần không quá 48 tiết học.
Việc tổ chức dạy và học thêm trong trường phải làm sao đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và không gây quá tải cho giáo viên, học sinh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng nhấn mạnh thêm, theo quy định chỉ các trường trung học đang thực hiện dạy học 1 buổi, chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mới được tổ chức dạy thêm học thêm trong trường.
Hiện nay, tại TP.HCM, khối THPT đã hơn 80% số trường, ở THCS là hơn 70% số trường thực hiện 2 buổi/ngày. Vì vậy, tỷ lệ trường tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường là thấp.
Ngành cũng đang nỗ lực xây dựng thêm cơ sở vật chất và yêu cầu các trường đủ điều kiện thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tạo thuận lợi cho học sinh ngoài học tập còn được tham gia nhiều hoạt động khác.
Liên quan đến đến vấn đề giáo viên có được phép dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, ông Nguyễn Văn Hiếu cũng nhấn mạnh, trừ giáo viên tiểu học thì các giáo viên đều được quyền dạy thêm ngoài nhà trường. Nhưng phải dạy thêm ở nơi có đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư, có giấy phép kinh doanh, có đóng thuế.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý, giáo viên ở đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm tại nhà, không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình nếu chưa được hiệu trưởng cho phép.
Nếu có học sinh chính khóa muốn học thêm giáo viên đó dạy ở trung tâm, giáo viên đó phải báo cáo với hiệu trưởng, phải được hiệu trưởng ký duyệt. Còn giáo viên không báo, thì đó là trách nhiệm của giáo viên.
Đối với giáo viên dạy thêm tại nhà, ông Nguyễn Văn Hiếu cho hay, có thể giáo viên tham gia dạy cùng một tổ chức, nhóm nào đó do người khác đủ điều kiện đứng ra đăng ký.
Riêng với giáo viên tiểu học dạy thêm tại nhà, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, là sai quy định.
Điều 4 Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm:
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông;
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai
Lắp camera tại trường học: Giáo viên ủng hộ hay phản đối? Nhiều phụ huynh mong muốn lắp camera trong lớp để theo sát con. Tuy nhiên về phía giáo viên, vẫn còn nhiều ý kiến, người ủng hộ, người lên tiếng phản đối bởi họ đã chịu nhiều áp lực trong dạy học. Camera ghi lại sự việc một giáo viên đánh học sinh lớp 2 ở TP HCM Kết quả khảo sát của...