Lựa chọn ngành học phải nghĩ đến việc làm tương lai
Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội (Bộ GD&ĐT): “Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động. Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai”.
Xung quanh câu chuyện nơi thừa, nơi thiếu nhân lực đang xảy ra trong nhiều năm nay, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp về vấn đề này.
Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội (Ảnh: Phạm Thịnh)
- Thưa ông, trong mùa tuyển sinh 2011, công tác hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt cho các thí sinh chuẩn bị thi ĐH được thực hiện như thế nào?
Công tác hướng nghiệp được Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN vừa rồi, công tác hướng nghiệp cũng được làm rất tốt. Thí sinh đã hiểu biết hơn về năng lực của mình, lựa chọn những ngành học theo nhu cầu xã hội. Một số thành phố làm rất tốt vấn đề này như Hà Nội, TP.HCM…
- Hiện nay, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội đang được dư luận hết sức quan tâm. Vậy lãnh đạo Bộ GD&ĐT có những suy nghĩ gì về vấn đề này thưa ông?
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là chủ trương rộng lớn của Chính phủ. Bộ GD&ĐT tiến hành đến nay đã được hơn 3 năm. Sắp tới Bộ sẽ có những đánh giá.
Chúng ta không thể giữ nguyên mãi việc năng lực đến đâu đào tạo đến đó mà không căn cứ vào nhu cầu xã hội dẫn đến lãng phí, hiệu quả đào tạo không cao. Bộ GD&ĐT cũng đã có những biện pháp để thực hiện chủ trương này như yêu cầu các trường phải thực hiện 3 công khai; phải cam kết chất lượng cung cấp cho người dân kèm theo lộ trình của đổi mới cơ chế tài chính.
- Hiện nay có 1 thực tế rằng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực. Ngay từ mùa tuyển sinh 2011, đã có sự liên kết nào giữa chỉ tiêu đào tạo với công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội thưa ông?
Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương tổ chức quy hoạch nguồn nhân lực. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang trình Chính phủ dự thảo bản quy hoạch nhân lực quốc gia. Đó là thông số rất quan trọng để các trường, những người làm chính sách về đào tạo tham khảo.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều chính sách để cân đối vấn đề này trong đó có 2 thông số hết sức quan trọng là diện tích sàn xây dựng và số sinh viên trên một giảng viên.
- Quy mô của giáo dục chuyên nghiệp hiện nay là như thế nào thưa ông?
Quy mô của giáo dục chuyên nghiệp hiện nay trên 650 nghìn. Từ năm năm 2000 trở lại đây quy mô giáo dục chuyên nghiệp tăng khoảng 3 lần. Đây là một trong những thành công của giáo dục chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện sự nhận thức đúng đắn hơn của người học. Chúng tôi có những chính sách về mở rộng quy mô và đào tạo liên thông thể thu hút thí sinh.
– Năm nay, công tác tuyển sinh TCCN được thực hiện như thế nào thưa ông?
Cơ bản, công tác tuyển sinh TCCN năm 2011 sẽ giữ ổn định như năm 2010. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số điều chỉnh cho phù hợp.
Theo đó, việc thực hiện hình thức xét tuyển (không tổ chức thi) trên cơ sở kết quả học tập của học sinh ở phổ thông hoặc kết quả thi vào ĐH, CĐ đối với hệ đào tạo này vẫn được tiếp tục thực hiện, trừ các ngành đào tạo năng khiếu. Các trường có thể tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển nhiều loại đối tượng theo quy định với những tiêu chí xét tuyển phù hợp…
- Phát triển giáo dục chuyên nghiệp phải chăng chúng ta sẽ có những ưu ái về chỉ tiêu đối với loại hình đào tạo này?
Về chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ xác định tổng chỉ tiêu đào tạo của từng trường trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó điều chỉnh giảm chỉ tiêu ở các trường vi phạm quy chế tuyển sinh, quy định về liên kết đào tạo và các quy định hiện hành về đào tạo TCCN.
Đặc biệt, sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN đối với các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN.
Chúng ta muốn nói đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng điều kiện tài chính không đủ, năng lực đội ngũ không đủ, người học không ham muốn học tập thì việc đào tạo theo nhu cầu xã hội còn xa vời. Như hiện nay chúng ta đã yêu cầu các trường phải công bố chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện đúng lộ trình đó.
- Một trong những băn khoăn lớn nhất của các sĩ tử trước mùa tuyển sinh là việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Ông có lời khuyên gì cho các em về vấn đề này?
Việc chọn ngành dự thi của không ít thí sinh hiện nay là theo tâm lý đám đông, thị hiếu nhất thời của xã hội, chưa xuất phát trên nhu cầu sử dụng nhân lực, cơ hội việc làm thật sự.
Để chọn được ngành nghề phù hợp với mình, các em cần cân nhắc từ nhiều yếu tố như năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện đi lại… Các em cũng nên chú ý, hiện, số lượng trường đào tạo cùng một ngành, số lượng thí sinh đông đảo có nguyện vọng học, đăng ký xét tuyển vào một ngành học nào đó chưa phải là những thông số tin cậy phản ánh chính xác nhu cầu sử dụng nhân lực.
Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động. Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC
Điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm?
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12...
Với teen 12 hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, bên cạnh việc suy nghĩ chọn ngành học nào, trường nào cho vừa sức và phù hợp với bản thân trong kì thi đại học sắp tới thì chuyện lo điểm chuẩn các trường tăng, giảm cũng là một vấn đề lớn.
Nhiều teen vẫn tin rằng những trường năm ngoái điểm chuẩn thấp năm nay nhất định sẽ tăng cao và ngược lại, những trường có điểm chuẩn cao năm nay có thể sẽ bằng hoặc hạ xuống. Chính vì suy nghĩ đó nên rất nhiều teen hiện nay đang băn khoăn không biết nên chọn trường, ngành nào.
Lý do để các teen tin tưởng điều đó là do đa số ai cũng nghĩ như vậy. Ví dụ như điểm chuẩn đại học Hà Nội. Năm 2009, điểm chuẩn ngành tiếng Trung khối D1 là 23, khối D4 là 25,5, trong khi điểm chuẩn năm 2010 khối D1 là 25,5, khối D4 là 25, hay ngành Kế toán khối D1 năm 2009 có điểm chuẩn là 25,5 nhưng năm 2010 điểm chuẩn lại tăng lên tới 28,5 do lượng thí sinh đăng kí vào hai ngành học trên tăng nhiều so với năm trước. Tương tự vậy, điểm chuẩn năm 2009 ngành Tiếng Anh là 26,5 nhưng năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 20,5 do ít thí sinh đăng kí nên tỷ lệ chọi thấp, dẫn tới điểm chuẩn vào ngành này giảm mạnh.
Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều teen lầm tưởng đó là quy luật. Tuy nhiên, không phải điểm chuẩn năm nào cũng lên xuống như vậy.
M.Hương (THPT Lương Thế Vinh) nói: "Bố mẹ mình đều làm ngoại giao nên ngay từ khi vào cấp 3 đã định hướng cho mình theo học chuyên ngành tiếng Anh ở đại học Hà Nội. Nhưng điểm chuẩn năm ngoái bỗng dưng thấp kì lạ, mình sợ năm nay nhiều người đăng kí điểm chuẩn lại tăng lên cao thì không biết sẽ thế nào".
Tương tự như M.Hương, M.Tuấn - teen 13 cũng vô cùng băn khoăn không biết nên thi trường nào: "Mình thi đại học năm ngoái nhưng bị thiếu 0.5 điểm vào khoa Luật đại học Quốc Gia do ngành mình thi năm ngoái điểm chuẩn tăng tới 2,5 điểm so với năm 2009. Mình muốn thi lại ngành đó theo ý nguyện của gia đình cũng như sở thích của mình nhưng sợ điểm thi năm nay lại có sự biến động như năm ngoái. Bạn bè mình khuyên nên thi tiếp ngành đó do năm ngoái điểm chuẩn cao thì năm nay sẽ hạ".
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12. Tuy nhiên, việc các bạn cho rằng điểm chuẩn năm ngoái cao thì năm nay sẽ bằng hoặc giảm xuống và ngược lại là không chính xác. Cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh cũng như đề thi như thế nào.
Đề thi năm 2010 được đánh giá là hay bởi tính chất phân loại của nó. Ví dụ như đề thi Toán, để kiếm điểm 7, 8 không phải là quá khó, nhưng để đạt được 9, 10 thì cần phải có một lượng kiến thức vững chắc cũng như tư duy nhạy bén trong việc xử lý đề thi. Chính vì vậy nên điểm cao chỉ dành cho những bạn có khả năng thực sự. Điều đó phản ánh phần nào việc điểm chuẩn năm 2010 có xu hướng giảm. Theo đó, đề thi năm 2011 cũng ra theo hướng phân loại thí sinh nên khả năng điểm chuẩn sẽ không có biến động nhiều.
Teen 12 cũng không nên quá lo lắng, trước mắt các bạn hãy cố gắng nỗ lực nốt trong học kì tới, từ nay tới lúc làm hồ sơ vẫn còn thời gian để các bạn suy nghĩ kĩ, lựa chọn ngành và trường phù hợp. Hãy luôn nhớ rằng đỗ hay không là do khả năng của bản thân, những yếu tố tác động bên ngoài như tỷ lệ chọi, đề thi khó,... chỉ là một phần nhỏ thôi.
Theo Kênh14
Khi học sinh bị phụ huynh "ép" chọn nghề Không chỉ lo lắng việc học, tỉ lệ chọi, với không ít học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi ĐH, CĐ thì "ước mơ của bố mẹ" trở thành áp lực hàng đầu. Sáng 20/2, hàng trăm học sinh Trường THPT Hàn Thuyên (Q. Phú Nhuận, TPHCM) cùng rất nhiều phụ huynh tham gia buổi tư vấn tuyển sinh với các giảng...