‘Lựa chọn hạt nhân’ đàn áp các hội nhóm bạo lực trên mạng
Quyết định cấm tài khoản Tổng thống Trump vĩnh viễn của Twitter tạo sóng lớn trên cả chính trường lẫn giới công nghệ. Song, một làn sóng khác quan trọng không kém cũng diễn ra gần như đồng thời, không thể coi nhẹ.
Dẫn lý do chính sách quản trị nội dung kém hiệu quả, Google đã gỡ Parler, ứng dụng mạng xã hội phổ biến giới phái cực hữu, ra khỏi chợ Google Play cuối tuần trước. Ngày hôm sau, Apple hành động tương tự với cùng lý do. “Cú đấm” lớn nhất chính là việc Amazon xóa Parler khỏi dịch vụ lưu trữ đám mây Amazon Web Services (AWS), về cơ bản khiến ứng dụng trở thành kẻ “vô gia cư” trên mạng.
Okta và Zendesk, cung cấp dịch vụ back-end, thông báo ngừng hợp tác với Parler hai ngày sau.
Dù một số mạng xã hội như Facebook, Twitter tham gia vào việc quản trị nội dung, rất hiếm thấy những công ty hỗ trợ nền tảng của Internet “nhúc nhích”. Phần lớn họ giữ lập trường trung lập, dù đó là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web hay điện toán đám mây.
Video đang HOT
Luật sư Katie Fallow của Đại học Columbia nhận xét đây là “lựa chọn hạt nhân”. Các hãng công nghệ lựa chọn hành động quyết liệt như vậy để phản ứng với tình huống bạo lực đặc biệt tại Đồi Capitol. Chẳng hạn, Amazon giải thích lý do xử lý Parler là do ghi nhận nội dung bạo lực tăng đều trên nền tảng của Parler, vi phạm điều khoản dịch vụ AWS. Song, các biện pháp quyết liệt lại dẫn tới một số lo ngại.
Theo Daphne Keller, Giám đốc quản lý nền tảng Trung tâm chính sách mạng Đại học Stanford, Silicon Valley có sự chuyển hướng từ đàn áp các nhóm bạo lực trên toàn cầu sang các nhóm da trắng cực đoan trong nước. Tuy nhiên, khi đánh sập toàn bộ một dịch vụ, tất cả người dùng của nó bị ảnh hưởng, bao gồm cả người không phạm pháp hay chính sách Amazon.
Bà cũng xem việc các nhà cung cấp hạ tầng Internet bắt đầu tham gia vào quản trị nội dung là “có vấn đề” vì không có nhiều hãng như họ. Hậu quả khi mất quyền truy cập hạ tầng Internet vô cùng lớn, đặc biệt nếu nó đồng nghĩa bạn không thể hiện diện trên Internet.
Trước sự việc này, Parler đã kiện Amazon với lý do vi phạm luật chống độc quyền, vi phạm hợp đồng, can thiệp vào quan hệ kinh doanh của công ty với người dùng. Đơn kiện viết: “Thiếu AWS, Parler “xong đời” vì không có cách nào online”. Đáp lại, Amazon cho biết, đã bày tỏ quan ngại với Parler trong vài tuần và trong suốt thời gian ấy, chứng kiến nội dung nguy hiểm tăng đáng kể, dẫn tới việc đình chỉ dịch vụ vào chiều 10/1.
Tuy các dịch vụ back-end đi tới nước này tương đối bất thường, nó không phải chưa từng xảy ra. Năm 2017, nhà cung cấp tên miền GoDaddy đã “hất cẳng” website theo chủ nghĩa phát xít mới The Daily Stormer do xuất bản câu chuyện một phụ nữ bị sát hại trong cuộc tuần hành của nhóm người da trắng thượng đẳng tại Charlottesville, Virginia. 8chan, một diễn đàn Internet nổi tiếng với các nội dung phân biệt chủng tộc và căm thù phụ nữ, cũng bị sập năm 2019 sau khi công ty hạ tầng Internet Cloudflare hủy bỏ dịch vụ.
Gab, một mạng xã hội gây tranh cãi khác, cũng bị Google và Apple cùng các công ty thanh toán khác nhau cấm cửa sau khi truyền thông đưa tin nghi phạm đứng sau vụ xả súng Pittsburgh năm 2018 có tài khoản trên ứng dụng này và bày tỏ quan điểm bài Do Thái. Từ đó tới nay, Gab luôn khoe khoang về việc tự xây dựng phần lớn hạ tầng để hoạt động và về lý thuyết “miễn nhiễm” với những gì xảy ra với Parler.
Luật sư Fallow đặt câu hỏi về thực tế “quyền kiểm soát phát ngôn của hàng tỷ người nằm trong tay của một số ít doanh nghiệp”. Từ góc độ đạo lý, dễ hiểu vì sao các công ty muốn cắt đứt quan hệ với các dịch vụ gây tranh cãi, xét tới các sự kiện nguy hiểm ngoài đời thực gắn liền với phát ngôn trên các nền tảng số. Mặt khác, do nó ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận, nên xem xét tới vấn đề khi các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản khiến cho doanh nghiệp nào đó không thể hoạt động được.
Các chuyên gia Internet tin rằng, sẽ có những chuyện tương tự tiếp diễn trong tương lai. Động thái của Amazon đã tạo tiền lệ cho bản thân công ty. “Một khi đã làm, rất khó để không làm thêm lần nữa”, bà nói.
EU hối thúc Iran đảo ngược quyết định làm giàu urani cấp độ cao
Iran phải đảo ngược quyết định làm giàu urani ở các cấp độ cao hơn và tạo cơ hội để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), văn kiện mà Tehran đã ký năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố đưa ra tối 11/1, Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ: "Việc Iran bắt đầu quá trình làm giàu urani tới 20% tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow... là một diễn biến rất nghiêm trọng và gây quan ngại sâu sắc. Vào thời điểm quan trọng hiện nay, hành động của Iran có nguy cơ phá hoại những nỗ lực được xây dựng dựa trên tiến trình ngoại giao. Chúng tôi hối thúc Iran kiềm chế leo thang và ngay lập tức dừng hành động này".
Về phía Iran, cùng ngày Cố vấn cấp cao của Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ali Khamenei, ông Ali Akbar Velayati tuyên bố, trong mọi cuộc đàm phán hạt nhân mới với các cường quốc, Iran sẽ yêu cầu loại bỏ khỏi JCPOA cơ chế được gọi là "quy trình đảo ngược".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web của ông Khamenei, ông Velayati nhấn mạnh: "Cơ chế (kích hoạt) này phải bị loại bỏ vì đó là nguyên tắc bất hợp lý trong trường hợp tiến hành đàm phán thêm".
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran đã nhất trí hạn chế phát triển chương trình hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ giảm các biện pháp trừng phạt. Thỏa thuận này bao gồm lựa chọn cơ chế kích hoạt các biện pháp trừng phạt của LHQ nếu Iran vi phạm thỏa thuận, yêu cầu Tehran đình chỉ tất cả hoạt động hạt nhân liên quan đến làm giàu và tái chế, bao gồm nghiên cứu và phát triển.
Căng thẳng liên quan JCPOA gia tăng kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại thỏa thuận. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu uranium. JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu uranium ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu urani để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90%.
Đặc sứ của ông Trump hối thúc Triều Tiên trở lại đối thoại Đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Chủ tịch Kim jong Un trở lại với đối thoại, bày tỏ thất vọng rằng đàm phán không tiến thêm được bước nào sau khi lãnh đạo hai nước trực tiếp gặp nhau. Bloomberg đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun đưa ra kêu gọi trên trong bài...