Liên Hợp Quốc cho biết Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2021, sau khi được 50 quốc gia thành viên phê chuẩn.
Honduras ngày 24/10 trở thành nước thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân (TPNW), điều kiện đủ để hiệp ước có hiệu lực trong 90 ngày, bất chấp sự phản đối của Mỹ và nhiều cường quốc hạt nhân khác trên thế giới .
Dù các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chưa ký hiệp ước, các nhà hoạt động chống vũ khí hạt nhân cho rằng đây là một thành tựu lịch sử, với hy vọng TPNW không chỉ mang tính biểu tượng mà còn có tác dụng ngăn ngừa dần dần việc sử dụng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) Peter Maurer cho biết đây là “một chiến thắng của nhân loại và lời hứa về một tương lai an toàn hơn”. Các tổ chức phi chính phủ khác, bao gồm Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN), hoan nghênh thông tin.
“Honduras vừa phê chuẩn hiệp ước với tư cách là quốc gia thứ 50, khiến hiệp ước có hiệu lực và làm nên lịch sử”, ICAN đăng trên Twitter.
Tàu ngầm USS Nebraska của Mỹ phóng tên lửa hạt nhân Trident II D5 không mang đầu đạn ngoài khơi bang California , năm 2008. Ảnh: US Navy .
Một loạt quốc gia hồi tháng 8 phê chuẩn TPNW, nhân kỷ niệm 75 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản, bao gồm Nigeria, Malaysia, Ireland, Malta và Tuvalu. Những quốc gia đã phê chuẩn TPNW bao gồm Thái Lan, Mexico, Nam Phi, Bangladesh, New Zealand, Việt Nam và Vatican.
TPNW cấm sử dụng, phát triển, thử nghiệm, bố trí, dự trữ và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân , được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tháng 7/2017 với sự chấp thuận của 122 quốc gia. 84 nước đã ký vào TPNW, dù không phải tất cả đều phê chuẩn văn bản hiệp ước.
Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân , trong đó gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, chưa ký TPNW. Tuy nhiên, các nhà hoạt động hy vọng TPNW khi có hiệu lực sẽ mang lại tác động tương tự hiệp ước quốc tế về bom mìn, khiến các quốc gia không chấp nhận việc tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân và từ đó thay đổi hành vi ở những nước không tham gia.
“Chúng ta có thể mong đợi các công ty ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân và các tổ chức tài chính ngừng đầu tư vào những công ty này”, ICAN cho biết trong thông cáo.
Giám đốc điều hành ICAN Beatrice Fihn gọi đây là “chương mới trong tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân”. “Cuộc vận động kéo dài hàng thập kỷ đã đạt được điều mà nhiều người nói là không thể, đó là cấm vũ khí hạt nhân”, Fihn nói.
Nga phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat, tháng 3/2018. Ảnh: BQP Nga .
Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cho rằng kho vũ khí của họ đóng vai trò là công cụ răn đe, đồng thời khẳng định cam kết duy trì Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.
Nga và Mỹ, hai quốc gia sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới , đang nỗ lực đàm phán để gia hạn hiệp ước New START, giới hạn đầu đạn hạt nhân được mỗi bên triển khai ở mức 1.550, dự kiến hết hạn vào tháng 2/2021. Mỹ muốn sửa lại thỏa thuận để bao gồm Trung Quốc cùng các loại khí tài mới, trong khi Nga sẵn sàng gia hạn 5 năm không kèm điều kiện bổ sung.
New START cùng Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), được Mỹ ký với Liên Xô và Nga kế thừa, được coi là các thỏa thuận trung tâm trong kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ rút khỏi INF năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước.
Nga vẫn cam kết duy trì lệnh cấm thử hạt nhân
Nga cam kết duy trì lệnh cấm thử hạt nhân và thực thi Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện dù hiệp ước này chưa có hiệu lực.
Bình luận về việc tuân thủ của Mỹ đối với các thỏa thuận giải trừ, kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân, Văn phòng Báo chí, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (4/7) đã nói rằng, Nga cam kết vẫn duy trì lệnh cấm thử hạt nhân và thực thi Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện dù hiệp ước này chưa có hiệu lực.
Nga cam kết duy trì lệnh cấm thử hạt nhân và thực thi Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện dù hiệp ước này chưa có hiệu lực. Ảnh: Reuters
Theo Bộ Ngoại giao Nga, không giống như Mỹ, Nga đã phê chuẩn hiệp ước này từ 20 năm về trước và đến nay vẫn thực thi hiệp ước một cách đầy đủ. Nga luôn tin rằng, sau khi Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện có hiệu lực, bất cứ bất đồng nào liên quan đến tiêu chí thực thi đều nên thực hiện dựa trên khuôn khổ của hiệp ước.
Ngược lại, Mỹ đã đặt hiệp ước bên bờ vực sụp đổ hoàn toàn khi không phê chuẩn văn kiện. Mỹ dường như đang cho thế giới thấy rằng, lệnh cấm thử hạt nhân tự nguyện sẽ bị hủy bỏ dẫn đến việc Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện cũng sẽ bị hủy bỏ theo.
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện được Đại hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm 1996. Tuy nhiên, hiệp ước này đến nay vẫn chưa có hiệu lực do một số quốc gia, trong đó có Mỹ, chưa phê chuẩn văn kiện. Tất cả các quốc gia châu Âu, kể cả Nga, Anh và Pháp đã phê chuẩn hiệp ước.
Nga tuyên bố sẵn sàng phong tỏa toàn bộ đầu đạn hạt nhân nước này Nga tuyên bố sẵn sàng phong tỏa toàn bộ số đầu đạn hạt nhân của nước này nếu Mỹ làm tương tự để gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) thêm một năm. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: NYT) Ngày 20/10, Nga tuyên bố sẵn sàng phong tỏa toàn bộ số đầu đạn...
Tin mới nhất
Cố vấn đặc trách COVID-19 Nhà Trắng đánh giá cao vaccine Sputnik V của Nga
12:06:47 07/03/2021
Cố vấn Nhà Trắng chuyên về COVID-19, Giám đốc Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia MỸ Anthony Fauci ngày 6/3 cho rằng vaccine Sputnik V của Nga khá tốt.
Tái chế điện thoại cũ – ngành kinh doanh tiềm năng ở Trung Quốc
12:01:44 07/03/2021
Tái chế điện thoại thông minh cũ không chỉ là hành động có ích cho môi trường. Giờ đây, nó đã trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng sinh lợi cho các công ty rác thải điện tử ở Trung Quốc
Tổng thống Mỹ kỳ vọng vào dự luật cứu trợ COVID-19
11:57:15 07/03/2021
Ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD đồng nghĩa với việc khoản thanh toán trị giá 1.400 USD cho toàn bộ người dân Mỹ sẽ được triển khai trong tháng này.
Lực lượng an ninh Myanmar đột kích xuyên đêm tại Yangon
10:53:01 07/03/2021
Lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng khi thực hiện các cuộc đột kích xuyên đêm 6 rạng sáng 7/3 tại thành phố Yangon sau khi giải tán các cuộc biểu tình mới nhất bằng hơi cay và lựu đạn gây choáng.
Hà Lan giới thiệu phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua tiếng hét
10:41:21 07/03/2021
Một nhà phát minh người Hà Lan đã đưa ra một sáng kiến xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không cần dùng đến tăm bông, mà chỉ cần bệnh nhân hét lên một tiếng nào đó.
Đức hối thúc hoàn thành dự án Dòng chảy phương Bắc 2
10:36:09 07/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu với hãng tin Sputnik ngày 6/3, ông Johann Saathoff - Điều phối viên về hợp tác liên xã hội với Nga, Trung Á và các nước Đối tác phương Đông, cho rằng việc bỏ dở dự án đường ống khí đốt Dòng ch...
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật cứu trợ COVID-19
10:33:53 07/03/2021
Ngày 6/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cứu trợ liên quan tới đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất, sau khi trải qua một cuộc tranh luận, đàm phán và đề xuất sửa đổi kéo dài ...
Brunei thông báo bước vào giai đoạn 'bình thường mới'
10:31:53 07/03/2021
Ngày 7/3, Bộ Y tế Brunei thông báo việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội và thực hiện giai đoạn bình thường mới cho các hoạt động quan trọng của xã hội, bao gồm việc cho phép tụ tập đông người, kể từ ngày 8/3.
Thế giới tuần qua: Biến thể COVID-19 dồn sóng lây nhiễm mới; Bế tắc chính trị tiếp diễn tại Myanmar
09:43:25 07/03/2021
Nguy cơ tái bùng phát làn sóng dịch bệnh COVID-19 từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang tại Myanmar là hai mối quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới trong tuần qua.
EU tìm cách đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine từ Mỹ
09:20:39 07/03/2021
Hãng tin AFP dẫn một nguồn tin châu Âu ngày 6/3 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ khởi động đàm phán với Washington vào ngày 8/3 nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu từ Mỹ để sản xuất vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ...
Phần Lan hoãn bầu cử địa phương do COVID-19
09:12:56 07/03/2021
Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Anna-Maja Henriksson ngày 6/3 tuyên bố nước này sẽ hoãn cuộc bầu cử hội đồng các địa phương, dự kiến diễn ra vào tháng tới, sang giữa tháng 6 do sự gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô ...
Trợ lý Tổng thống Nga nhiễm virus SARS-CoV-2
08:59:00 07/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/3, hãng tin Nga RIA Novostin dẫn thông báo của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin về lĩnh vực kinh tế Maxim Oreshkin được xác định nhiễm virus SARS...
COVID-19 tới 6h sáng 7/3: Gần 2,6 triệu ca tử vong; Nhiều tiểu bang Mỹ 'nới lỏng' khẩu trang
08:54:58 07/03/2021
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 7.100 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết lên gần 2,6 triệu ca. Một số tiểu bang Mỹ đã nới lỏng các hạn chế, trong đó có quy định đeo khẩu trang.
Thủ tướng Đức cảnh báo về những bước thụt lùi về bình đẳng giới
07:25:11 07/03/2021
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19 gây ra đã tác động tới phụ nữ một cách bất công, trong khi họ không được ở những vị trí có quyền ra quyết định.
Kazakhstan: Có thể quay trở lại kế hoạch sản xuất 86 triệu tấn dầu thô trong năm 2021
06:30:53 07/03/2021
Trong ngày mùng 6/3, Bộ trưởng Năng lượng Nurlan Nogayev cho biết Kazakhstan có thể quay trở lại kế hoạch ban đầu là sản xuất 86 triệu tấn dầu thô trong cả năm 2021, sau khi nhận được sự đồng ý về việc tăng sản lượng dưới thỏa thuận mới...
'Hawaii của Trung Quốc' thu hút khách giữa đại dịch
06:12:12 07/03/2021
Không thể đi du lịch nước ngoài tự do như trước, một lượng lớn người dân Trung Quốc tìm đến nghỉ dưỡng, mua sắm ở các điểm đến trong nước. Đảo Hải Nam thu về nguồn lợi lớn từ đó.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/3: Ca tử vong vượt 54.000; dịch tại Philippines 'nóng' trở lại
01:28:07 07/03/2021
Đến hết ngày 6/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 54.000 ca tử vong và trên 2,5 triệu người bệnh. Tình hình tại Philippines căng thẳng trở lại, với ca nhiễm mới vượt qua ngưỡng 3.000/ngày.
Nước Nga vinh danh các nữ tình báo phụng sự Tổ quốc
01:24:46 07/03/2021
Hướng tới Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tại thủ đô Moskva của LB Nga đã khai mạc một triển lãm nhỏ nhưng rất đáng chú ý “Nữ tình báo phụng sự Tổ quốc”. Đây là triển lãm vinh danh các nữ điệp viên Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay.
Sputnik V - Vaccine ngừa COVID-19 phổ biến thứ hai trên thế giới
01:22:20 07/03/2021
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga là loại vaccine phổ biến thứ hai trên thế giới được các cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia các nước phê duyệt sử dụng. Thông tin này đã được công bố trên trang Twitter chính thức của Sputnik V.
Chương trình cấp phép xuất khẩu - 'chiêu' giữ vaccine của EU
01:18:16 07/03/2021
Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch kéo dài cơ chế cấp phép xuất khẩu đối với vaccine ngừa COVID-19 cho tới cuối tháng 6 năm nay.
Người Mỹ tích lũy được 1.800 tỷ USD tiền tiết kiệm trong 11 tháng
01:09:59 07/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã thổi bay hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có khi họ buộc phải ở nhà và không thể đi du lịch hay vui chơi giải t...
Đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới
01:00:23 07/03/2021
Đại dịch COVID-19 có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ đạt được về giới bình đẳng mà nguyên nhân là do phụ nữ đảm nhận phần lớn việc chăm sóc trẻ em trong trường hợp bị phong tỏa và phải làm những công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Syria: Nhiều nhà máy lọc dầu bị tấn công khiến ít nhất 4 người thiệt mạng
00:25:52 07/03/2021
Hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc Syria đã xảy ra đêm 5/3, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương.
Siêu máy tính Nhật Bản chứng minh đeo hai khẩu trang không hiệu quả hơn một trước COVID-19
23:56:32 06/03/2021
Các mô phỏng qua siêu máy tính của Nhật Bản cho thấy việc đeo hai khẩu trang cũng chỉ đem lại lợi thế hạn chế đối với việc ngăn chặn virus lây lan nếu so sánh với một khẩu trang vừa vặn khuôn mặt.
Singapore ủng hộ nỗ lực của ASEAN giúp cải thiện tình hình ở Rakhine, Myanmar
23:54:53 06/03/2021
Singapore ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giúp cải thiện tình hình ở bang Rakhine của Myanmar và sẵn sàng gửi thêm các lô hàng cứu trợ người tị nạn Rohingya tại Bangladesh.
Thái Lan cấm tụ tập tại những địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao
23:52:12 06/03/2021
Ngày 6/3, trang web công báo của Chính phủ Thái Lan có tên gọi là Ratchakitcha đã đăng tải lệnh cấm các cuộc tụ tập công cộng hay biểu tình mà có thể làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh có nguy cơ cao.
Thủ tướng Pakistan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
23:49:35 06/03/2021
Ngày 6/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.
Iran chỉ trích Mỹ tiếp tục áp đặt trừng phạt
23:47:30 06/03/2021
Ngày 5/3, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã chỉ trích Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước CH Hồi giáo trong bối cảnh COVID-19 hoành hành.
Tiếp diễn biểu tình tại Myanmar
23:43:50 06/03/2021
Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Trong ngày 6/3, nhiều người dân đã tụ tập trên những đường phố lớn tại các thành phố Yangon, Lashio ở miền Bắc hay thành phố Loikaw ở miền Trung sẽ bày tỏ sự phản đối. Các lực lượn...