Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD

Theo dõi VGT trên

Giành học bổng 230.000 USD của ĐH Bates, Mỹ và có thành tích học tập xuất sắc, nhưng Trung Hiếu từng khủng hoảng và cảm thấy cô đơn bởi lựa chọn gây sốc của bản thân.

Nguyễn Trung Hiếu sinh năm 1990 trong gia đình có bố mẹ đều công tác trong ngành Y ở Hà Nội. Hiếu có 4 năm học chuyên Toán ở khối THCS và 3 năm học chuyên Hóa ở khối THPT của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Chàng trai năng động, giỏi 5 ngoại ngữ

Tự nhận mình là người có cá tính mạnh, yêu thích các hoạt động vì cộng đồng, Hiếu quyết định lựa chọn ngành tâm lý học để khám phá sâu hơn về tính cách của chính mình và những người xung quanh. Đó không phải con đường mà bố mẹ định hướng cho Hiếu.

Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD - Hình 1

Nguyễn Trung Hiếu là chàng trai có cá tính mạnh, sẵn sàng theo đuổi đam mê khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng . Ảnh: VietNamNet.

Hiếu giành học bổng toàn phần 230.000 USD tại ĐH Bates, bang Maine, Mỹ. Trong các năm 2013, 2014, Hiếu lọt vào danh sách Dean’s List dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tại trường, thành viên chương trình lãnh đạo Best Leadership Program.

Hiếu cũng vừa giành học bổng toàn phần tiếng Đức mùa hè năm 2016 tại Frankfurt, Đức. Không chỉ thông thạo tiếng Anh, Hiếu còn nói được tiếng Đức, hiểu tiếng Trung và biết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp, tiếng Ý.

Hiếu còn từng là Chủ tịch tổ chức VietAbroader từ năm 2010 đến năm 2012, Chủ tịch câu lạc bộ học sinh quốc tế tại ĐH năm 2011-2012, đồng sáng lập dự án dạy viết Writinglaunchpad 2014; đồng sáng lập và đồng quản lí dự án SEO-V Hanoi Progam, 2015.

Tình yêu sét đánh và lựa chọn gây “sốc”

Đó là một ngày cuối năm hai, đầu năm thứ ba ĐH của Hiếu ở Mỹ. Đây là khoảng thời gian mà bất cứ sinh viên quốc tế nào cũng phải định hướng xem ngành nghề, công việc mình thực sự muốn theo đuổi là gì một cách rõ ràng. Cả chuyện ở lại Mỹ hay về nước nữa.

Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD - Hình 2

Trung Hiếu chia sẻ, anh có ước mơ muốn mang opera đến gần hơn các bạn trẻ mà kiến thức về môn nghệ thuật này như chính anh đã/đang say mê với nó . Ảnh: VietNamNet.

“Như nhiều bạn bè, tôi cũng mang hồ sơ đi xin việc tại các ngân hàng. Mọi thứ khi ấy vẫn thật mông lung. Rồi một buổi tối tôi tình cờ bước vào một xem một vở opera tại New York. Khán phòng gần 4.000 chỗ ngồi rộng mênh mông. Trên bục, người nghệ sĩ không micro, hát chay gần 3 tiếng. Giọng hát vang vọng truyền cảm đến độ khiến tôi nổi da gà. Tôi như bị choáng ngợp bởi trải nghiệm đầy mới mẻ đó” – Hiếu chia sẻ.

Ra về, Hiếu tò mò tìm hiểu và nhận ra được những vẻ đẹp và lợi ích của vẻ đẹp âm thanh có thể đem lại. Từ đó, anh tìm cách học bài bản và nghiêm túc.

“Khi tôi nói với gia đình và bạn bè lần đầu tiên rằng tôi muốn trở thành một ca sĩ dòng cổ điển, mọi người đều cười. Bố mẹ tôi cực kỳ phản đối, bạn bè tôi ngơ ngác bởi họ đa phần chọn theo những ngành hot như ngân hàng, tài chính… với thu nhập cao, được trọng vọng” – Hiếu nhớ lại.

Khủng hoảng, stress giữa những lối rẽ, Hiếu quyết định dừng học một năm 2013 để trở về Việt Nam. Về nước, Hiếu tìm gặp các giảng viên, nghệ sĩ thanh nhạc cổ điển và opera để được tham vấn cũng như tìm hiểu nền nhạc cổ điển còn non trẻ ở Việt Nam.

Video đang HOT

Càng tìm hiểu, Hiếu càng thấy cần phải phấn đấu, vì theo nhạc cổ điển không hề dễ. Hầu hết đàn anh đàn chị đều đi theo giảng dạy, hoặc chuyển sang loại hình nghệ thuật có tính giải trí hơn. Nhưng với cá tính mạnh, những khó khăn này lại trở thành một động lực lớn cho Hiếu vượt qua nhiều khó khăn ban đầu khi theo đổi thanh nhạc cổ điển và opera.

“Tôi quyết định mình sẽ quay trở lại, nói với mọi người rằng tôi muốn theo học nhạc cổ điển và đóng góp cho nền âm nhạc cổ điển tại quê hương. Mọi người nghĩ tôi là một người mơ mộng nhất mà họ từng thấy” – Trung Hiếu tâm sự.

Hiếu nói không thể trách ai được, bởi “năm đó tôi 21 tuổi, không biết đọc nốt nhạc. Tất cả những gì tôi có là một giọng hát có thể tôi luyện cũng như một đam mê cháy bỏng.

Lúc đó, tôi không thể chơi hay nói tiếng Ý, Pháp hay Đức, những ngôn ngữ bắt buộc trong Opera. Tôi cũng sợ mình quá lớn tuổi để bắt đầu học nhạc nữa. Hơn thế, tôi không có được sự giúp đỡ và động viên của mọi người, cũng như kinh phí để tiếp tục công việc học của mình”.

Trở lại Maine, Hiếu tiếp tục hoàn thành việc học ngành tâm lí học chính trị.

Sở hữu chất giọng tenor với mầu giọng baritone lạ, Hiếu bắt đầu con đường học thanh nhạc tại ĐH Bates, biểu diễn thanh nhạc cổ điển với hợp xướng của trường ĐH. Không có tiền sắm nhạc cụ và trang trải kinh phí khi theo lĩnh vực này vì “bố mẹ không ủng hộ” – Trung Hiếu đi dạy thêm, làm thêm để tự lo cho đam mê mình.

Những thành công bước đầu

Trong thời gian tại Bates, Trung Hiếu đã được chọn hát solo những tác phẩm kinh điển như Carmina Burana, Handel’s Messiah, bản giao hưởng số 9 của Beethoven, Dichterliebe của Schumann và những ca khúc nghệ thuật của Schubert.

Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD - Hình 3

Trung Hiếu tự tin biểu diễn opera trên sân khấu Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tối 8/1 . Ảnh: VietNamNet.

Đỉnh cao trong thời gian biểu diễn tại đại học của Hiếu là giải Á quân trong cuộc thi thanh nhạc được tổ chức bởi Hiệp hội giáo viên xướng ca Quốc gia tại Mỹ vào năm 2014.

Tại cuộc thi này, Hiếu đã phải tranh tài với rất nhiều ca sĩ opera chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ĐH, Hiếu quyết định trở thành một nghệ sĩ opera chuyên nghiệp. Và buổi hòa nhạc Hiếu tham gia biểu diễn tại Đức năm 2015.

Trước đó, trong thời gian trở về Việt Nam, Hiếu may mắn được gặp giảng viên thanh nhạc, giọng nữ trung đáng kính là bà Katharina Padrok (Đức) tại Viện Goethe Hà Nội. Hiếu được bà yêu cầu trình bày một ca khúc opera. Sau đó, chính bà là người đã viết thư giới thiệu giúp Hiếu nhận được học bổng và sang Đức cọ sát và tôi luyện.

Tại đây, anh đang theo học thanh nhạc với các giảng viên thanh nhạc có tên tuổi ở Đức là thầy Richard Staab tại Darmstadt và thầy Joachim Keuper tại Mainz.

Tháng 5/2016 tới, Hiếu sẽ sang Đức để theo học tiếp với các giảng viên. Cùng với đó, anh cũng sang Zurich, Thụy Sĩ để học chương trình thạc sĩ cấp cao về quản lý nghệ thuật.

Gặp Hiếu một ngày gần cuối tháng 1/2016 tại Hà Nội, anh cho biết, vừa tổ chức thành công buổi biểu diễn thanh nhạc và opera tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

“Trước đó, bạn bè khuyên nhạc cổ điển ở Việt Nam không có người nghe đâu, ở lại Đức đi, hoặc là 5-10 năm nữa hẵng về, lúc đó may ra sẽ có một lượng người nghe” – Hiếu kể.

Nhưng Hiếu vẫn kiên định và luôn tin rằng văn hoá và nghệ thuật cần có thời gian để tìm hiểu, nâng tầm tri thức. Nếu không có những chương trình ngày hôm nay, thì sẽ không thể hi vọng ngày mai văn hoá sẽ đi lên. Thanh nhạc cổ điển cũng vậy, cần có sự tiếp cận đúng đắn, không định kiến; một khi bạn đã hiểu, nó sẽ là một thú vui tinh thần và cảm xúc, làm giàu hơn vốn văn hoá và chiều sâu tâm hồn.

Hiếu cho biết mình đang ấp ủ các ý tưởng tổ chức truyền thụ kiến thức về nhạc cổ điển tới cho các bạn trẻ còn đang “mù chữ” ở lĩnh vực này.

Nhận xét về Hiếu, James Parakilas, giáo sư môn Nghệ thuật trình diễn tại ĐH Bates chia sẻ: “Anh ấy là một câu chuyện đặc biệt, một sự hứa hẹn đáng chú ý. Trong quá trình học ĐH Bates, thay vì lựa chọn ban đầu là ngành tâm lý học quản lý, Hiếu đã phát hiện ra tình yêu của mình dành cho dòng nhạc cổ điển phương Tây mà cụ thể hơn là opera, và anh ấy đã quyết định không để vuột mất thứ tình yêu kỳ lạ đó.

Hiếu chọn theo đuổi việc học hát nhạc cổ điển và opera. Từ quá trình học, anh ấy khám phá ra ở mình có một chất giọng mạnh mẽ, sự tự tin trên sân khấu và khả năng cảm nhạc để có thể biểu diễn những bài hát, điệu nhạc đầy hấp dẫn.

Tôi biết điều đó vì đã có thời gian hướng dẫn và đồng hành cùng Hiếu ở một trong những trường ca nghệ thuật được trân trọng và đáng thưởng thức nhất trong thể loại này, Schumann;s Dichterliebe.

Dù gì đi chăng nữa, Hiếu cần và sẽ cần học thật chăm chỉ trong nhiều năm để có thể thành thạo được các phong cách hát và những loại nhạc trong các thời kỳ khác nhau để thành công rực rỡ ở lĩnh vực này.

Và may mắn thay, tôi thấy ở Hiếu sự tận tâm một cách đáng kinh ngạc cùng với giọng ca đẹp và sự thông minh trong việc hiểu những giai điệu và lời ca mà Hiếu hát. Tôi tin Hiếu sẽ có những lớn lao cho âm nhạc”.

Theo Văn Chung/Vietnamnet

'Harvard ném phao, sinh viên phải tự bơi hoặc chết chìm'

Tôn Hà Anh - nữ sinh đạt học bổng toàn phần chia sẻ, Đại học Harvard không cho cô danh tiếng, mà mang lại cả thế giới và cơ hội trong lòng bàn tay.

Duệ Quách - Người sáng lập của Calm Clarity là một người Mỹ gốc Việt từng nhận học bổng danh giá tại trường Đại học Harvard. Trong chia sẻ của mình, Diệu Quách nói: "Harvard khi đó (và có thể đến tận bây giờ) là nơi bạn hoặc biết bơi hoặc sẽ chết chìm".

Có chung suy nghĩ này, Tôn Hà Anh (sinh năm 1992, cựu học sinh trường Amsterdam, sinh viên năm cuối ngành Kinh tế Đại học Harvard cũng chia sẻ, sinh viên trong trường luôn nắm tay nhau để không bị "chết chìm". Đó là cách chia sẻ trong học tập. Cô cùng Nguyễn Tuấn Hải - Nhà sáng lập Eton Grammar School đã có buổi trò chuyện "Các câu chuyện giáo dục qua lăng kính Harvard".

Trước đó, Hà Anh từng nhận học bổng toàn phần của 5 trường đại học danh tiếng tại Mỹ Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley.

Những áp lực vô hình của Harvard

Cô sinh viên Việt Nam Tôn Hà Anh kể lại cảm xúc, khi mới vào trường, Hà Anh từng có cảm giác... bực mình, bởi Harvard không có ngành Kế toán hay Báo chí. Harvard quan niệm những ngành đó là hướng nghiệp nên dạy các kỹ năng như tư duy, sáng tạo, tự học, quản lý, đề cao việc tự học và nghiên cứu.

Những giáo sư hàng đầu ở Harvard đều bắt học sinh dành thời gian tìm hiểu, nghĩ ra ý tưởng trước khi được phép làm việc với họ.

&'Harvard ném phao, sinh viên phải tự bơi hoặc chết chìm - Hình 1

Hà Anh chia sẻ về những trải nghiệm ở Harvard. Ảnh: Quyên Quyên.

Hà Anh ví, Harvard đưa cho mỗi sinh viên một chiếc phao, họ phải tự xoay sở. Còn ông Nguyễn Tuấn Hải đưa ra thống kê, có tới 15-20% học sinh đã nhập học Harvard đã bỏ cuộc, có thể không phải vì họ kém cỏi mà do môi trường không phù hợp.

Hà Anh chia sẻ: "Mỗi sinh viên đặt chân vào Harvard đều từng là những người xuất sắc nhất trong môi trường cũ. Cùng học và làm bạn với những người đứng đầu trong môi trường nặng về học thuật, kỳ vọng của người xung quanh... là áp lực vô hình của những sinh viên trường Harvard".

Sinh viên trong trường còn gặp áp lực về thời gian khi có đến hàng trăm sự kiện diễn ra trong liên tiếp. Với sức hút từ những diễn giả lớn trên thế giới, sinh viên có quá nhiều điều làm cùng một lúc mà không thể "phân thân". Vì vậy, ngoài tình yêu với học thuật, người thành công trong môi trường Harvard phải biết sắp xếp thời gian hiệu quả.

Điều đặc biệt, trong một môi trường tự xoay sở, những sinh viên của Harvard phải nắm tay nhau để cùng "sống". Ví dụ, khi Giáo sư yêu cầu mỗi tuần một sinh viên đọc 1.000 trang. Không thể thực hiện, các thành viên trong lớp thường chia thành từng nhóm đọc để tóm tắt, chia sẻ cho nhau. Điều này trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Harvard.

Ngoài ra, ở Harvard còn có áp lực giữa sự chênh lệch của tầng lợp thượng lưu và bình dân, như Diệu Quách - một người gốc Việt ở Mỹ nói: "Với tôi, Harvard là nơi người ta đeo lên mình những khuôn mặt giả tạo chính đáng".

Hà Anh cho biết, trường học luôn tồn tại những nhóm kín là sinh viên quý tộc. Các thành viên khác chỉ có thể vào được bằng thư giới thiệu, đồng thời phải trải qua thử thách. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến cô bởi số lượng nhóm này chỉ chiếm 0,01%. Theo Hà Anh, những năm qua, Harvard đã luôn cố gắng thay đổi và mang lại môi trường bình đẳng, đa dạng hơn.

Bài học về người vô gia cư và tính nhân bản trong giáo dục Harvard

Theo nữ sinh người Việt, ở Harvard có tỷ lệ cứ 7 sinh viên thì có một giáo sư, vì vậy khoảng cách giữa họ rất gần gũi. Mỗi tuần, giáo sư phải có 2-3 giờ mở cửa phòng để học sinh tự do đến hỏi những vấn đề còn băn khoăn, luôn có học sinh xếp hàng dài để nói chuyện với thầy.

&'Harvard ném phao, sinh viên phải tự bơi hoặc chết chìm - Hình 2

Nguyễn Tuấn Hải - Nhà sáng lập Eton Grammar School cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm du học. Ảnh: Quyên Quyên.

Ngoài xã hội, những giáo sư có thể là những lãnh đạo cấp cao nhưng trong bài giảng, họ luôn tâm huyết chia sẻ những trải nghiệm của mình.

Cô kể lại câu chuyện bài giảng của một giáo sư, ông đã nói với sinh viên về thắc mắc khi nhìn thấy những người vô gia cư ở Mỹ không có công ăn việc làm. Trong khi đó có những cửa hàng bán quần áo luôn thiếu người. Sau này, khi được học ông mới biết phần đông số người vô gia cư đều mắc bệnh tâm thần, suốt cuộc đời họ không thể có việc làm và không ai thuê họ cả. Bệnh tâm thần phát triển vào lúc 20-40 tuổi, là độ tuổi tinh hoa nhất mà một con người có thể ôm cả thế giới trong lòng bàn tay. Đó là một điều rất đau lòng.

Hà Anh bày tỏ, những kiến thức khô khan đã được chia sẻ thành những câu chuyện rất thật, như một bài giảng in trong tâm trí cô gái.

Nhận xét về những giáo sư của Harvard, cô gái Việt Nam cho rằng: Đa số những người càng giỏi họ càng khiêm tốn. Còn Nguyễn Tuấn Hải nhận định, họ thực sự lôi cuốn như những "ngôi sao". Ở Mỹ luôn có những Giáo sư quyền lực trong xã hội nhưng không quyền lực trong học trò.

Hà Anh phân tích, bên cạnh sự cạnh tranh gắt gao, tính chất nhân bản của giáo dục đã luôn được Harvard thể thiện. Từ khâu tuyển sinh, bên cạnh kỳ thi chuẩn hóa, Havard không chỉ nhìn vào điểm số mà coi trọng thư giới thiệu của thầy cô để biết được nhân cách của sinh viên. Bài luận không nhằm những vấn đề to tát mà kể chuyện bởi chính những chuyện sâu thẳm và cá nhân nhất. Cuộc phỏng vấn để vào trường cũng tìm hiểu rất kỹ con người thực sau khi bước ra khỏi thành tích học tập. Harvard luôn cố gắng xây dựng môi trường đa dạng và lấy "đa dạng" là tôn chỉ để thành công.

Hà Anh kể chuyện, những chiếc bàn trong nhà ăn của Harvard rất to và dài, điều này bắt buộc sinh viên luôn phải ngồi cùng để từ đó nói chuyện với những người không quen biết. Vì vậy, từ một tân sinh viên, Hà Anh đã quen đến nửa trường sau năm học đầu tiên. Ở Harvard không mang sứ mệnh thay đổi thế giới.

Ở Harvard cũng luôn có truyền thống văn hóa đẹp, đó là thế hệ đi trước giúp đỡ thế hệ sau. Harvard không mang sứ mệnh giải cứu các vấn đề của thế giới, mà giúp thay đổi cuộc sống của nhiều người, chú trọng giúp sinh viên giải quyết các vấn đề.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Xôn xao tin nhắn "bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm", Sở lên tiếng

Netizen

15:08:04 08/11/2024
Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Indonesia: Tạo hiệu quả đòn bẩy ngoại giao

Thế giới

15:01:22 08/11/2024
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, chuyến thăm này có tầm quan trọng đáng kể đối với cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

Tin nổi bật

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.