Lựa chọn an toàn
Mặc dù tuyển sinh trong điều kiện không mấy thuận lợi do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn tuyển đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra.
Có được kết quả này là nhờ sự đổi mới về phương thức đào tạo cũng như đảm bảo đầu ra cho học sinh trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Nhiều học sinh đã lựa chọn học nghề.
Video đang HOT
Là trường nghề nằm trên địa phận một tỉnh lẻ nhưng trong năm học 2020-2021 Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã tuyển vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Trong số học sinh đăng ký học nghề tại trường có 1/3 là học sinh (hơn 300 em) có điểm đầu vào ở mức khá cao, từ 15-26 điểm, đặc biệt 8 em có điểm từ thi tốt nghiệp THPT 24-26 điểm.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết, ngay từ đầu năm học, trường đã hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo, theo đó thực hiện ký cam kết 3 bên giữa nhà trường – doanh nghiệp – học sinh. Học sinh theo học ngành chất lượng cao được các công ty hỗ trợ việc làm, thậm chí sẽ được đi học tiếp, làm việc tiếp ở nước ngoài.
Đánh giá về công tác tuyển sinh nghề năm học 2020-2021, ông Trương Anh Dũng- Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2020, mục tiêu tuyển sinh của hệ thống GDNN cả nước là 2.260.000 người, trong đó trung cấp và CĐ đạt 580.000 người, còn lại là trình độ sơ cấp và các chương trình khác.
Mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đến cuối tháng 9/2020 hệ thống GDNN đã tuyển được hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến từ nay đến 3 tháng cuối năm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh đã đặt ra. Một số cơ sở GDNN đã gần như tuyển đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu.
Em Lê Thị Huyền (thôn Diên Lộc, xã Hòa Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh) là học sinh giỏi suốt 3 năm THPT, tốt nghiệp với số điểm rất cao (26 điểm), nhưng cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn lại chọn học nghề, đăng ký ngành Cơ điện tử. Huyền tâm sự: “Học nghề hay ĐH với em không quan trọng, quan trọng là em được học đúng ngành em thích và ra trường có thể có cơ hội tìm kiếm một việc làm tốt”.
Thực tế tuyển sinh trong những năm gần đây cho thấy quan điểm cũng như nhận thức về học nghề đã thay đổi đáng kể. Việc học xong ra trường có việc làm ngay, thậm chí là được doanh nghiệp săn đón ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường- đã khiến cho người học có cảm giác an toàn hơn trước ngưỡng cửa vào đời.
Trường nghề Hà Nội chật vật tuyển sinh
Năm 2020, mạng lưới 21 trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc TP Hà Nội đặt mục tiêu tuyển 18.735 người (7.980 chỉ tiêu hệ cao đẳng, 10.755 chỉ tiêu hệ trung cấp).
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các trường chỉ tuyển được 2.514 người học trình độ cao đẳng (đạt 31,5% kế hoạch), 6.520 người học trình độ trung cấp (đạt 60,6%)... Tính chung, kết quả tuyển sinh của 21 trường nghề công lập từ đầu năm 2020 đến nay mới đạt 48,2% chỉ tiêu.
Lý giải tình trạng này, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, cho rằng năm nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Việc gắn kết "bốn nhà" là nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - gia đình nhằm bảo đảm đầu ra cho người học còn thiếu cơ chế ràng buộc nên chưa có nhiều doanh nghiệp "mặn mà" tham gia.
Để tháo gỡ tình trạng này, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo cần liên kết để thực hiện tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc THCS, THPT; cung cấp thông tin, dữ liệu tuyển sinh cho các nhà trường và người học.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng rà soát các dự án liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, để có hướng quan tâm đầu tư phù hợp trong thời gian tới... Đồng thời, khẩn trương xây dựng "Đề án rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc TP", chậm nhất đến ngày 5-10 phải báo cáo UBND TP về đề án này.
Trường trung cấp nghề miền núi Thanh Hoá: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Với chức năng được giao đào tạo nghề và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân khu vực miền núi và các vùng phụ cận, những năm qua, Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo và đặc biệt chú...