Lừa “chạy” việc vào ngành Y tế, ra tòa “nữ quái” khai báo quanh co
“Nổ” quen biết nhiều lãnh đạo ngành y tế, Ngô Thị Oanh cùng đồng phạm lừa “chạy” việc nhiều người, chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng. Sau bản án sơ thẩm, Oanh kháng cáo kêu oan.
Bị cáo Ngô Thị Oanh
Ngày 23/12, tại TAND tỉnh Nghệ An, TAND cấp cao Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Ngô Thị Oanh (SN 1969, trú xã Hưng Đông, TP.Vinh) theo đơn kháng cáo kêu oan và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985, ngụ phường Lê Lợi, TP.Vinh) xin hưởng án treo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dù không có chức năng, nhiệm vụ tìm việc làm nhưng Oanh và Hằng đã bàn bạc, thống nhất với nhau việc nhận hồ sơ, tiền xin việc vào các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, Oanh chịu trách nhiệm tìm người lao động, nhận hồ sơ, tiền của người xin việc, còn Hằng có nhiệm vụ liên hệ, xin việc làm.
Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, Oanh “nổ” bản thân quen biết lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nghệ An và hứa chắc chắn xin được việc làm cho những ai có nhu cầu.
Ngoài ra, Oanh còn bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Thị Thúy là cán bộ khuyến nông thuộc Trạm khuyến nông TP Vinh tìm người lao động để Oanh “xin việc làm” cho họ.
Cơ quan điều tra xác định, Ngô Thị Oanh thực hiện 10 vụ lừa đảo với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Trong đó, Nguyễn Thị Hằng thực hiện 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 420 triệu đồng, Nguyễn Thị Thúy thực hiện 1 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 210 triệu đồng. Sau khi nhận tiền “chạy việc”, các đối tượng đều không “xin việc làm” được cho bất cứ trường hợp nào.
Tại tòa sơ thẩm, trong khi hai bị cáo Hằng, Thúy thành khẩn khai báo, đã khắc phục hết toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt thì Ngô Thị Oanh quanh co chối tội. Bị cáo Oanh cho rằng đã xin việc thành công cho 2 trường hợp tại bệnh viện. Số trường hợp còn lại đã đồng ý chuyển từ chạy việc sang vay nợ và hiện chưa đến thời gian trả nợ. Tuy nhiên, các bị hại cho biết chưa ai có việc làm như lời của bị cáo Oanh.
Video đang HOT
Tòa sơ thẩm tuyên phạt Ngô Thị Oanh 10 năm tù, Nguyễn Thị Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Thị Thúy 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, bị cáo Oanh kháng cáo kêu oan, còn bị cáo Hằng kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại phiên tòa này, bị cáo Hằng xin xử vắng mặt.
Ngô Thị Oanh cho rằng, VKS truy tố bị cáo về tội lừa đảo là không đúng bởi bị cáo đã xin được việc làm cho một số trường hợp như cam kết. Bị cáo cũng đề nghị tòa xem xét đúng số tiền mà bị cáo phải chịu trách nhiệm.
Quá trình khai báo, bị cáo Oanh quanh co chối tội. Xét thấy kháng cáo của bị cáo là không có căn cứ, HĐXX cấp phúc thẩm bác đơn kháng cáo. Y án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản đối với bị cáo Ngô Thị Oanh. Đồng thời bác đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Hằng./.
Can thiệp dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân
Nhấn mạnh tại Đại hội thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025) diễn ra ngày 19/12 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng bệnh nhân nặng cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua ống thông và tĩnh mạch, để tăng miễn dịch và chống suy mòn cơ thể.
Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam được ra đời trên cơ sở nhu cầu thiết yếu của thực tiễn công tác khác chữa bệnh. Đó là đứng trước những ca bệnh nặng, bên cạnh việc thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật, cho thuốc... để đảm bảo hiệu quả điều trị, các bác sĩ, nhân viên y tế còn phải đối mặt với việc làm sao nuôi dưỡng được người bệnh qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua các ống thông vào đường tiêu hoá.
Từ chính thực tế lâm sàng như vậy, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như hồi sức cấp cứu, ngoại khoa, ung bướu, dinh dưỡng... có cùng mong muốn tập hợp lại để chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm điều trị và cùng giúp nhau nâng cao kỹ năng thực hành trong nuôi dưỡng người bệnh qua đường tĩnh mạch và đường tiêu hoá.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao tâm huyết và nỗ lực của các thành viên trong Ban vận động thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN)
Phát biểu tại Đại hội thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025), PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho rằng, với quan điểm dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị người bệnh, nhiều năm qua, Bộ Y tế đã ban hành các cơ chế chính sách về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2020/BYT-TT về quy định hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Trên cơ sở chính sách đó, các lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm và đầu tư hơn cho hoạt động dinh dưỡng lâm sàng.
"Người bệnh được cung cấp các chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý, với tình trạng dinh dưỡng, cũng như bệnh viện đã triển khai các hoạt động tư vấn, truyền thông dinh dưỡng"-Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Bà Thang Thị Hạnh- Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ trao quyết định cho phép thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng thẳng thắn cho rằng mạng lưới công tác dinh dưỡng lâm sàng thật sự còn mỏng, chưa thể đáp ứng nhu cầu cao cho khám và điều trị, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Đồng thời, thực tiễn cho thấy sự quan tâm về dinh dưỡng lâm sàng của các bác sĩ điều trị chưa đầy đủ, điều này rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng điều trị người bệnh.
Đặc biệt trong giai đoạn này toàn ngành y tế và toàn dân đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, cũng như tăng cường điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến nặng, thì dinh dưỡng lâm sàng rất quan trọng để tăng cường miễn dịch, giúp phòng ngừa nhiễm COVID-19.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế: Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng đường tiêu hóa, tĩnh mạch cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc nặng giúp người bệnh mau hồi phục, giảm biến chứng liên quan đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và cải thiện chất lượng điều trị chung.
"Từ thực tiễn trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta thời gian qua đã chứng minh điều đó"- PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội
Đánh giá cao tâm huyết và nỗ lực của các thành viên trong Ban vận động thành lập Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng sự ra đời và hoạt động của Hội VietSPEN trong thời gian tới về lĩnh vực dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch cho người bệnh mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiệp vụ chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho nhân viên y tế, phát triển ngành dinh dưỡng lâm sàng, và nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị thời gian tới Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam phải là môi trường sinh hoạt khoa học tốt, là nơi để học tập, trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, lĩnh vực dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch cho những người làm chuyên môn, cán bộ khoa học, đơn vị tổ chức liên quan đến ngành dinh dưỡng.
Đồng thời, tư vấn khoa học, tham mưu, đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp xây dựng các quy trình, hướng dẫn trong chẩn đoán và can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.
"Với sự thành lập của Hội sẽ là đơn vị có thể tập hợp, phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các đồng nghiệp không chỉ ở các tuyến trên mà còn các bệnh viện tuyến dưới. Khi đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng việc nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa ở các bệnh viện tuyến dưới sẽ thực hiện được"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.
TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức vụ Chủ tịch VietSPEN.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (2020-2025) gồm 17 thành viên. TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức vụ Chủ tịch Hội.
Tại Đại hội, TS Lưu Ngân Tâm bày tỏ: Các thành viên của Hội sẽ cùng nhau đoàn kết, chia sẻ và học hỏi để phát huy năng lực của chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng nói riêng và dinh dưỡng nói chung.
Khám, chữa bệnh từ xa giúp kéo gần khoảng cách giữa các tuyến Thực hiện Đề án khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế, thời gian qua, Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên, cũng như các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc đang tích cực triển khai xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để kết nối trực tiếp với các bệnh viện tuyến...