Lũ lụt miền Trung: Hàng chục nghìn học sinh ‘khát’ sách giáo khoa
Lũ chồng lũ, bão chồng bão, hàng chục nghìn học sinh vùng lũ miền Trung đang “khát” sách giáo khoa, đồ dùng học tập để có thể quay trở lại trường sau khi nước rút.
Lực lượng quân đội phối hợp cùng các giáo viên trường Tiểu học số 1 thị trấn Kiến Giang tổng vệ sinh môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Liên tiếp các đợt bão, lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân miền Trung. Khi gia đình mất trắng tài sản, sinh kế khó khăn, con đường đến trường của học sinh vùng lũ càng thêm gian nan khi ngay từ cuốn sách giáo khoa, tấm bảng đen đến cây bút viết cũng đã bị cuốn trôi trong lũ.
Lo học sinh đói
Cô giáo Dương Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hàm Ninh ( huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) buồn rầu nhìn ngôi trường thân yêu bị tàn phá sau liên tiếp hai cơn lũ. Mức nước lịch sử lên đến ba mét đã làm hỏng toàn bộ hệ thống bơm lọc nước lên bể bơi của trường, cuốn trôi hàng trăm bộ thiết bị dạy học, sách vở… Cơ sở vật chất bị thiệt hại nặng nề.
Nhưng đó vẫn chưa phải là nỗi lo lớn nhất bởi thiệt hại của trường chưa thấm gì so với những mất mát của người dân nơi đây. Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, cô Hải cho hay, Hàm Ninh có tới 90% người dân làm nghề nông. Cơn lũ đã cuốn trôi thóc lúa, tài sản của gia đình các em nên học sinh thiếu đói là nguy cơ hiện rõ ngay trước mắt.
Trường Trường Tiểu học Hàm Ninh chỉ là một trong số hàng trăm trường của tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề trong trận lũ vừa qua. Theo thống kê của tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị lũ nhấn chìm. Đặc biệt, đồ dùng học tập, sách vở của học sinh vùng lũ đã bị hư hỏng do ngâm nước lâu ngày. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 360 tỷ đồng.
Số sách vở còn lại sau lũ của Trường Mầm non Hướng Việt, Quảng Trị. (Ảnh: Thuỷ Trần/Vietnamplus)
Tại Hà Tĩnh, có khoảng hơn 20.000 học sinh chịu ảnh hưởng về sách vở, đồ dùng học tập do đợt mưa lũ lịch sử vừa qua. Tại Thừa Thiên Huế, thống kê của tỉnh cho thấy thiệt hại của ngành giáo dục tỉnh này trong các đợt bão lũ vừa qua là trên 72 tỷ đồng. Toàn tỉnh có trên 26.000 học sinh bị ướt, hư hỏng sách vở, đồ dùng học tập do mưa lũ, ước thiệt hại là trên 8,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại Quảng Trị, báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho hay thiệt hại của ngành do lũ khoảng 98 tỷ đồng. Hiện Quảng Trị còn thiếu khoảng 14.000 bộ sách giáo khoa các cấp do mưa lũ làm hư hại hoặc cuốn trôi, tập trung ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Triệu Phong, Hải Lăng, thành phố Đông Hà…
Với thực trạng đó, nhu cầu sách vở, đồ dùng học tập để hỗ trợ cho học sinh trở lại trường là rất lớn.
Gom sách cho học sinh vùng lũ
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết Sở đang tích cực kêu gọi các mạnh thường quân, tổ chức từ thiện chung tay góp sức giúp các trường học khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm đưa hoạt động dạy học trở lại bình thường…
Sân chơi của Trường Mầm non xã Hướng Việt, Quảng Trị bị vùi trong bùn đất. (Ảnh: TTXVN)
Chia sẻ với những khó khăn của thầy và trò vùng lũ, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao gần 1,4 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành giáo dục các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay Bộ đã và đang kêu gọi các nhà xuất bản, các nhà hảo tâm cung cấp sách giáo khoa, vở, thiết bị dạy học cho các trường học, đảm bảo học sinh vùng lũ khi đến trướng có đủ sách vở, đồ dùng học tập tối thiểu.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam ngày 26/10 cũng đã kêu gọi cán bộ, nhà giáo, các tổ chức, cá nhân chung tay hỗ trợ giáo dục các địa phương vùng lũ trở lại hoạt động bình thường đồng thời thông báo tiếp nhận sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12, các dụng cụ học tập cho học sinh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đơn vị độc quyền cung ứng sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 và chiếm 68% thị phần sách giáo khoa lớp 1 mới đang gấp rút chuẩn bị bổ sung sách giáo khoa phục vụ học sinh quay trở lại trường học. Đơn vị này sẽ cung ứng sách giáo khoa với mức hỗ trợ đặc biệt là giảm 25% giá sách cho các tổ chức, nhóm thiện nguyện có nhu cầu mua sách giáo khoa để tặng học sinh khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Bên trong Trường Mầm non Hướng Việt đã được dọn dẹp nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn sau cơn lũ dữ. (Ảnh: Thuỷ Trần/Vietnamplus)
Để mua sách với mức hỗ trợ đặc biệt, các tổ chức, nhóm thiện nguyện cần trao đổi cụ thể với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về địa chỉ, số lượng sách cần tặng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ làm việc với đơn vị phân phối sách giáo khoa tại địa bàn đó để tổ chức, nhóm thiện nguyện có thể mua sách với mức chiết khấu cao hơn mức thông thường hiện nay với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh vùng lũ. Các nhà trường, địa phương vùng lũ cần mua sách cho học sinh có thể tập hợp danh sách, số lượng sách, liên hệ với Nhà xuất bản Giáo dục để hưởng mức giá ưu đãi trên.
, chung tay hỗ trợ hết sức cho học sinh vùng lũ sớm trở lại trường./.miền TrungBên cạnh các cơ quan, tổ chức, nhiều nhóm, cá nhân cũng đang kêu gọi gom sách vở, đồ dùng học tập gửi về
Dọn dẹp trường lớp, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ
Ngành giáo dục các tỉnh miền trung cùng chính quyền địa phương và các lực lượng đang tích cực dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để sớm đón học sinh trở lại trường. Nhiều nơi đang tính đến phương án "dạy chay" do sách giáo khoa đã hỏng hết hoặc trôi theo dòng nước lũ.
Dọn dẹp bùn đất tại Trường tiểu học Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chuẩn bị dạy học trở lại.
Nước rút đến đâu, trường lớp sạch đến đó
Sau hơn mười ngày chịu tác động của mưa lũ, Trường tiểu học Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vẫn ngổn ngang rác thải, nhiều khu vực ngập trong bùn đất. Từng tốp giáo viên, phụ huynh học sinh, bộ đội tích cực dọn, rửa vệ sinh khuôn viên trường. Cô giáo Hiệu trưởng Dương Thị Hồng Hải cho biết, hai đợt lũ liên tiếp trong hơn hai tuần qua đã làm cho cơ sở vật chất trường lớp bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề.
Mực nước 2,5 đến 3 m đã làm hư hỏng toàn bộ hệ thống bơm lọc nước, hư hỏng nhiều cơ sở vật chất khác, cuốn trôi hàng trăm bộ thiết bị dạy học, sách vở... Tuy vậy, với phương châm nước rút đến đâu, vệ sinh sạch sẽ đến đó, Trường tiểu học Hàm Ninh tích cực tổ chức dọn dẹp bùn đất, chỉnh sửa các thiết bị dạy học có thể tái sử dụng sau lũ.
Cô giáo Hà Thị Tơ, dạy lớp 2 chia sẻ, những ngày lũ, nhà của cô bị ngập sâu, hỏng nhiều đồ đạc. Mặc dù ở nhà còn ba con, trong đó có một cháu bị bệnh và chưa dọn dẹp xong nhưng cô vẫn đến trường tham gia đẩy bùn, thau rửa trường lớp để kịp chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại.
Ở khu vực khác, cô giáo Bùi Thị Kim Phượng vừa gạt bùn đất vừa cho biết thêm, do trường ít bị ảnh hưởng của mưa lũ nên các giáo viên đã tỏa đi các trường bạn để giúp dọn dẹp, khắc phục hậu quả. Sau khi hỗ trợ dọn dẹp tại Trường tiểu học Võ Ninh, các cô giáo chuyển sang Trường tiểu học Hàm Ninh dọn dẹp bùn đất, sách vở, giáo án...
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Quảng Bình Đinh Quý Nhân, nhiều trường học bị ngập sâu. Mặc dù các trường và thầy giáo, cô giáo đã có phương án di chuyển đồ dùng, thiết bị... lên tầng hai phòng tránh mưa lũ nhưng nước lũ lên quá cao, có trường ngập tới 8 m. Toàn tỉnh có khoảng 30% số cơ sở giáo dục với hơn 3.000 phòng học bị ngập nước, ảnh hưởng nặng nề.
Sơ bộ đánh giá thiệt hại cơ sở vật chất ban đầu do mưa lũ khoảng hơn 300 tỷ đồng. Sở GD và ĐT đã chỉ đạo và thành lập các đoàn đi kiểm tra nắm tình hình, động viên, nhắc nhở các trường làm tốt công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau lũ; huy động giáo viên các trường không bị ngập lụt đến giúp các trường bị ngập lụt; học sinh THPT đến giúp các trường tiểu học, mầm non. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, lực lượng bộ đội, công an, đoàn thể đã đến giúp các trường, nhất là trường tiểu học và trường mầm non.
Thầy giáo Nguyễn Trần Quảng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, do nước lũ dâng cao, trường bị ngập sâu gần 1m gây thiệt hại cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc trị giá khoảng 600 triệu đồng. Nhiều học sinh bị trôi hết sách vở, quần áo. Ngay sau khi nước rút, các thầy giáo, cô giáo với sự hỗ trợ của các lực lượng đã cơ bản dọn dẹp xong rác thải, bùn đất để sớm đón học sinh trở lại.
Theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh, trong đợt lũ vừa qua có 150 trong số 667 trường bị ngập lụt, trong đó 69 trường bị ngập sâu. Các trường học đang tập trung khắc phục trên tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh trường lớp, tiêu độc khử trùng đến đó.
Quá trình khắc phục mưa lũ tại mỗi trường có hàng trăm lượt giáo viên, quân đội, công an, đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh tham gia quét dọn, vệ sinh. Đồng thời ngành giáo dục phối hợp ngành y tế tổ chức tiêu độc khử trùng tất cả các nhà trường. Dự kiến ngày 26-10, học sinh tất cả các cơ sở giáo dục ở Hà Tĩnh sẽ đi học trở lại.
Huy động sách giáo khoa, bảo đảm chương trình
Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với ngành giáo dục địa bàn vùng lũ chính là việc sách, vở, thiết bị dạy học của học sinh, trường học bị hỏng hoặc bị cuốn trôi khá nhiều. Theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh, bên cạnh thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị trường lớp học, có khoảng 20 nghìn học sinh của tỉnh bị thiệt hại sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập, quần áo.
Tỉnh đã chỉ đạo huy động tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách, vở, dụng cụ học tập. Ngành giáo dục Hà Tĩnh cũng đã yêu cầu khảo sát tình trạng thiếu sách giáo khoa của từng trường, từng học sinh để trước mắt vận động trong nội bộ ngành giáo dục quan tâm hỗ trợ các học sinh.
Hoạt động tổ chức dạy học sẽ triển khai theo ba vấn đề: Thứ nhất, căn cứ vào thời lượng học sinh nghỉ học để xây dựng lại kế hoạch giáo dục của trường phù hợp tình hình thực tế; thứ hai, rà soát, tinh giản nội dung dạy học phù hợp, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng; thứ ba, bố trí dạy bù cho học sinh.
Giám đốc Sở GD và ĐT Quảng Bình Đinh Quý Nhân cho biết đã kêu gọi các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm, nhất là giáo viên, học sinh vùng không bị ngập lụt ủng hộ quần áo, sách vở, các điều kiện vật chất cho học sinh vùng bị ngập lụt; đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí để các trường trở lại dạy học bình thường.
Sở GD và ĐT Quảng Bình cũng có phương án dạy bù cho học sinh. Do thiệt hại về sách, vở, thiết bị dạy học khá lớn cho nên trước mắt phải tính đến phương án "dạy chay" cho học sinh rồi từng bước khắc phục. Dự kiến, đến ngày 28-10, một số trường bị ngập lụt của tỉnh Quảng Bình mới xem xét cho học sinh đi học trở lại.
Trong chuyến khảo sát tại các trường học vùng lũ, Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi các nhà xuất bản và các đơn vị cung cấp sách giáo khoa, vở, thiết bị dạy học để học sinh có điều kiện tối thiểu phục vụ học tập. Trong kế hoạch năm học đã có thời gian dự phòng để các trường dạy bù cho học sinh.
Tuy nhiên, quá trình dạy học không dồn ép mà bảo đảm học sinh tiếp thu được các kiến thức cơ bản; có kế hoạch củng cố kiến thức cho học sinh sau đợt nghỉ do mưa lũ. Khi đến trường, các thầy giáo, cô giáo quan tâm đến những học sinh khó khăn để giúp đỡ nhiều hơn, không để học sinh nào phải bỏ học. Bộ GD và ĐT sẽ đồng hành, chung tay cùng các địa phương nhằm khắc phục những khó khăn sau mưa, lũ bảo đảm tốt nhất chất lượng giáo dục.
Học sinh Nghệ An quyên góp sách, vở gửi đến học sinh vùng tâm lũ Rất nhiều trường học tại Nghệ An đang tích cực quyên góp sách, vở, đồ dùng học tập chia sẻ cùng học sinh vùng lũ. Những ngày này, cùng với các hoạt động chia sẻ quần áo, lương thực... nhiều trường học tại Nghệ An đã và đang phát động phong trào quyên tặng sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập cho...